Thursday, September 22, 2016

Phụ huynh thế hệ 6x, 7x từng học tiếng Nga, tiếng Trung rồi... vứt xó?

Lãng phí thời gian

Trong mấy ngày qua, đông đảo thành viên mạng quan tâm đến nền giáo dục nước nhà đều bày tỏ ý kiến của mình trước Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ 2020).

Chị An Xinh Trương, một người mẹ có 2 con (10 tuổi và 6 tuổi) đang học cả trường công và bán công quốc tế tại Hà Nội khẳng định: "Nếu trường con tôi học đăng ký "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con chuyển trường. Nếu các trường học ở Việt Nam đều dạy "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học!".

Ý kiến phản đối của một phụ huynh nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ.

Sở dĩ bày tỏ quan điểm như vậy vì ngay chính chị cũng từng là "chuột bạch": "Hồi lớp 6, tôi bị bắt buộc phải học tiếng Nga mặc dù trước đó đã mất 2 năm học tiếng Anh rồi. Các cô giáo trường tôi cấp tốc đi học tiếng Nga chừng 6 tháng đủ để dạy chúng tôi ét tơ Vô Va, ét tơ ma sa, xờ bát xờ pu che gì gì đó và đương nhiên, họ phát âm sai bét.

Lên lớp 7, chúng tôi lại học tiếng Anh. Một năm trong cuộc đời của 1 con người rất quý giá, vài lần thí nghiệm chuột bạch đã biến thành chuột cống tự bao giờ. Đầu óc những đứa trẻ như tờ giấy trắng viết rồi xoá rồi tẩy vài lần thành tờ giấy nháp ngay".

Không chỉ có chị An Xinh Trương, rất nhiều phụ huynh cũng cùng chung hoàn cảnh. 

Anh Chau Doan, một phụ huynh thế hệ 6x cho biết: "Tôi phản đối việc Bộ Giáo Dục dạy thí điểm tiếng Trung, tiếng Nga ở trường phổ thông. Gánh nặng học hành đã quá nhiều đừng cưỡng ép học sinh thêm nữa. Tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật nếu có thì nên là ngoại ngữ tự chọn sau ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh. Học ngoại ngữ cũng cần yêu thích thì mới hiệu quả.

Tôi mất 3 năm phổ thông, 5 năm đại học với tiếng Nga, bao công sức vứt vào sọt rác. Sau đại học mới lọ mọ đi học tiếng Anh và sống được là nhờ tiếng Anh".

Một phụ huynh khác chia sẻ: "Hồi phổ thông, lứa bọn mình 6 năm, từ lớp 5 đến lớp 10, đứa thì tiếng Nga, đứa tiếng Trung, mỗi tuần 3 tiết. Mất rất nhiều công sức để… chẳng có tác dụng gì sau này".

Hoặc một ý kiến khác: "Nhóc con của nhà tôi ở nhà tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tiếng Pháp là ngoại ngữ phụ. Riêng tôi, do hoàn cảnh riêng của bản thân nên có biết chút ngoại ngữ ngoài tiếng Anh. Nhưng không có tác dụng gì cả. Tiếng Anh vẫn là số 1".

Ngoại ngữ là vấn đề quốc sách

Theo Đề án Ngoại ngữ 2020, năm học 2016-2017, Bộ cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM. Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Đối với tiếng Pháp, điều chỉnh, đổi mới chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến THPT theo hướng tinh giản và hiện đại hóa.

Điều phụ huynh hoang mang, lo lắng chính là việc Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất và thí điểm từ lớp 3.

Trên trang cá nhân của mình, GS.TS Văn học Trần Đình Sử cho biết: "Tôi đề nghị chủ trương này phải đem thảo luận ở Quốc hội, sau đó mới thi hành. Vì dạy ngoại ngữ là một vấn đề quốc sách".

GS.TS Văn học Trần Đình Sử cho biết: "Tôi đề nghị chủ trương này phải đem thảo luận ở Quốc hội, sau đó mới thi hành. Vì dạy ngoại ngữ là một vấn đề quốc sách". (Ảnh minh họa)

Cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội chia sẻ, cần phân biệt yêu cầu học tiếng Hán trong bộ môn Tiếng Việt với học tiếng Trung như một ngoại ngữ độc lập.

"Khi học bất kì ngôn ngữ nào, người học đều phải hiểu về ngôn ngữ đó ở các bình diện kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cùng các kĩ năng nghe nói đọc viết. Với sự chi phối của các yếu tố văn hóa Hán qua hàng ngàn năm Bắc thuộc cùng các cuộc chiến tranh xâm lược hàng ngàn năm sau đó, sự tồn tại của 70% từ gốc Hán trong vốn từ vựng tiếng Việt của chúng ta cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, việc học tiếng Trung lại là vấn đề hoàn toàn khác, đó là thêm hoặc chọn một ngoại ngữ độc lập! Ngoài tiếng Anh mang tính chất phổ biến như một công cụ giao tiếp quốc tế, các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Trung hay tiếng Hàn, tiếng Nhật chỉ nên coi là ngoại ngữ thứ hai tự chọn, không bắt buộc!

Cũng cần phân biệt ngôn ngữ và ngoại ngữ, dù là tiếng Anh hay bất kì tiếng nào ngoài tiếng Việt vẫn chỉ là ngoại ngữ, không bao giờ trở thành ngôn ngữ thứ mấy của Việt Nam được! Điều này xuất phát từ một thực tế: kiến thức ngoại ngữ phổ thông, thậm chí thêm cả 4 năm ĐH không bao giờ đủ giúp trở thành một phương tiện cho các em làm việc sau này.

Vậy học sinh nên được quyền lựa chọn theo sở thích, năng lực và định hướng của mình, kết hợp kiến thức học ở trường với việc tự học thêm để đáp ứng yêu cầu công việc sau này. Như vậy, yêu cầu giảm tải và tính chất hữu dụng thực tế của việc học mới có cơ trở thành hiện thực".

Let's block ads! (Why?)

Bánh chiffon mít vàng ươm thơm lừng

Một miếng bánh chiffon nhẹ, mềm, xốp, thơm lừng mùi mít thật khó cưỡng ^^ Bạn nào thích các loại bánh trái cây làm theo công thức mình chia sẻ bên dưới nhé. Bật mí chút xíu, các bạn cũng có thể thay mít bằng các loại trái cây mềm, mọng nước khác như dâu, chuối, xoài… nhé

Một miếng bánh chiffon nhẹ, mềm, xốp, thơm lừng mùi mít thật khó cưỡng ^^ Bạn nào thích các loại bánh trái cây làm theo công thức mình chia sẻ bên dưới nhé. Bật mí chút xíu, các bạn cũng có thể thay mít bằng các loại trái cây mềm, mọng nước khác như dâu, chuối, xoài… nhé

Gia vị

  • – 300g mít bỏ hạt – 120g đường bột  – 130g bột mì – 50g bột bắp – 7 trứng gà – 5g baking powder (bột nổi) – 3g baking soda (muối nổi) – 3g cream of tartar (có thể thay bằng 1/2 muỗng cafe nước cốt chanh và 1/4 muỗng cafe muối) – 70g dầu ăn (không dùng dầu oliu)

Cách làm chi tiết:

– Mít các bạn chọn quả chín nhiều một chút để bánh có vị ngọt và thơm nhiều

– Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng.
– Lòng đỏ + mít + dầu ăn cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

– Bột mì + bột bắp + 60g đường bột + baking powder + baking soda trộn đều trong thau. Cho hỗn hợp mít xay vào trộn chung với bột.

– Lòng trắng + 60g đường + cream of tartar đánh bông (nhấc que đánh trứng lên lòng trắng kéo lên thành hình chóp hơi oặt xuống là được)

– Cho 1/3 số lòng trắng vừa đánh bông vào hỗn hợp bột trộn đều (dùng kỹ thuật fold để không vỡ bọt khí, bạn nào chưa biết thì google cách trộn nha). Cho tiếp 1/3 số lòng trắng vào, fold. Cho tiếp 1/3 cuối cùng, fold. Không trộn quá lâu, quá kỹ. Bánh sẽ không nở, chai và dai. Cho hỗn hợp bột vào khuôn, nên dùng khuôn lõi giữa cho bánh chiffon, nếu không có khuôn lõi giữa các bạn dùng các loại khuôn có đường kính nhỏ, thành khuôn cao tránh dùng khuôn có đường kính lớn như làm bánh gato. Vì chiffon cấu trúc nhẹ, xốp, nhiều chất lỏng nên nếu dùng khuôn đường kính to bột không đủ chỗ "bám dính" để nở. 
Đổ bột khoảng 2/3 chiều cao khuôn, bột còn nở cao hơn trong lúc nướng. (mình dùng khuôn chống dính, nếu dùng khuôn nhôm thường các bạn quét một lớp mỏng dầu ăn trong lòng khuôn để chống dính)

– Làm nóng lò ở 175 độ C trước 10 phút. Cho bánh vào nướng khoảng 40-50p, chế độ hai lửa. Dùng que tăm xiên vào rút lên nếu không thấy ướt là bánh đã chín. Bánh chín lấy ra khỏi lò, để nguội hẳn rồi mới úp ra khỏi khuôn, bánh sẽ không bị trầy xước lớp vỏ ngoài mất đẹp.


 

Chúc mọi người thành công với chiffon mít 

Let's block ads! (Why?)

Đau bụng âm ỉ là dấu hiệu báo bệnh ung thư nào?

Đau bụng âm ỉ là dấu hiệu báo bệnh ung thư nào? - 1

Hình ảnh khối u dạ dày sau khi cắt của bà G.

Ung thư gan di căn

Ông Nguyễn Văn T. 51 tuổi, trú tại Thái Bình, đến Bệnh viện K cơ sở 3 khám với các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, bụng hơi đau nhẹ.

Tuy nhiên, ông T. nghĩ rằng đây là bệnh lý bình thường nên không đi khám mà chỉ uống thuốc lá để dưỡng bệnh. Đến khi không ăn được, người gầy, da sạm ông mới đến bệnh viện.

Sau khi làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, bác sĩ chẩn đoán ông T. bị ung thư gan đã có di căn. Ông T. vô cùng hoang mang vì trước đó không có biểu hiện gì, chỉ hơi đau âm ỉ bụng nhưng triệu chứng cũng nhanh hết. Ngoài ra, ông cũng không uống rượu nên khi được chẩn đoán ung thư, ông rất bất ngờ.

Hay trường hợp của bà Lê Thị G, 59 tuổi, trú ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cũng chịu sống chung với tình trạng đau bụng vùng thượng vị, da xanh, gầy sút, ăn uống kém mà không chịu đi khám sức khoẻ. 

Bà G. bị đau bụng âm ỉ kéo dài khoảng gần 1 năm, gần đây thấy đau nhiều hơn nên mới đến bệnh viện để khám. Sau khi biết bị ung thư dạ dày, gia đình bà G đã rất bất ngờ.


Kết quả nội soi tiêu hóa bằng ống mềm cho thấy bệnh nhân bị loét sâu hang vị dạ dày, xâm lấn rộng, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào nhẫn.

Bà Lê Thị G đã được phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày, nạo vét hạch, trong quá trình phẫu thuật nhận thấy khối u xâm lấn rộng vào thành đại tràng ngang, kíp mổ đã quyết định phẫu thuật kết hợp cắt đoạn đại tràng, nối phần còn lại của dạ dày với quai hỗng tràng.

Cuộc mổ thành công. Sau phẫu thuật 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ khô, chỉ số sinh tồn ổn định.

Trường hợp của anh Vũ Ngọc Đường trú tại Long Biên, Hà Nội cũng tương tự. Anh Đường bị đau bụng âm ỉ lâu nhưng anh dấu vợ con, không cho ai biết. Cảm giác đau không nhiều, thi thoảng mới đau nên anh sống chung với nó. Đến khi đi ngoài ra máu kèm theo phân nhầy nhầy, anh Đường một mình đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả, nội soi dạ dày và đại trực tràng bác sĩ phát hiện anh bị ung thư đại tràng từ polyp. Đáng tiếc là anh không biết mình bị polyp đại tràng từ lâu, với triệu chứng đau bụng âm ỉ.

Cảnh báo sớm ung thư

Bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết, đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh và là bệnh của bất cứ cơ quan nào vùng bụng. Về cơ bản đau bụng không nguy hiểm nhưng khi đau bụng kéo dài cần đến bệnh viện khám vì nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Đau bụng được xem là dấu hiệu quan trọng của nhiều bệnh như ung thư gan, ung thư tuyến tuỵ, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…  

Hầu như khu vực ung thư đường tiêu hoá đều gây ra đau bụng. Nếu có triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài cần đi kiểm tra thật sớm tránh bệnh nguy hiểm.

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên và có thể đau lan sang cả phần lưng. Cơn đau do ung thư tuyến tụy thường đến và đi nhanh chóng ở giai đoạn đầu nhưng khi khối u lớn hơn, ở giai đoạn tiến triển, thì cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn. 

Khi người bệnh ung thư tuyến tụy nằm nghỉ hoặc sau khi ăn, cơn đau thường bị trầm trọng hơn và người bệnh cũng có thể bị đau ở vùng gan, tuyến tụy hoặc túi mật nếu khối u đã lan rộng.

Nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện, bệnh đã ở giai đoạn muộn, lúc này họ mới giật mình vì triệu chứng đau râm ran vùng bụng thường bỏ qua. Điều này bác sĩ Căn cho rằng rất đáng tiếc. Để phòng chống ung thư, cách tốt nhất nên kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 1 lần, lắng nghe cơ thể nếu có bất thường phải đi kiểm tra ngay.

Let's block ads! (Why?)

Bánh khoai tây giòn tan thơm nức càng ăn càng mê

Với cách làm bánh khoai tây ngon miệng đẹp mắt này rất thích hợp trở thành món ăn vặt cho cả nhà thưởng thức đấy nhé!



3 củ khoai tây


1 ít lá ngải cứu

1 quả ớt sừng

Nước tương

Vừng rang

10g bột nếp

Dầu ăn, muối



Khoai tây gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.


Cho khoai tây vào máy xay sinh tố, thêm chút xíu muối, đổ thêm 200ml nước, xay thật nhuyễn.


Đổ khoai tây ra âu, đợi cho tới khi phần bột khoai tây lắng ở dưới phần nước ở trên là được.


Sau khi lọc được bột khoai tây, rắc từ từ phần bột nếp vào, bột nếp chỉ có tác dụng kết dính hỗn hợp không nên cho quá nhiều sẽ khiến bánh mất giòn.


Ngải cứu nhặt lấy phần ngọn hoặc lá non. Rửa sạch. Ớt thái miếng tròn nhỏ ngang theo quả.


Múc từng thìa bột vào chảo, dùng thìa dàn cho bột mỏng và tròn. Độ dày mỏng của bánh phụ thuộc vào bạn muốn ăn bánh giòn hay dẻo để điều chỉnh. Đặt 1 chiếc lá ngải cứu vào giữa mặt bánh, thêm 1 lát ớt. Dùng thìa gỗ ấn chặt lá và ớt xuống để cố định.


Chiên vàng đều 2 mặt bánh thì gắp bánh khoai tây ra.


Cho nước tương vào tô, thêm 1 chút xíu đường, thả vài lát ớt và rắc vừng rang vào.


Với cách làm bánh khoai tây ngon miệng đẹp mắt này rất thích hợp trở thành món ăn vặt cho cả nhà thưởng thức đấy nhé! Bánh khoai tây giòn tan chấm cùng nước tương có vài hạt vừng rang quyện lại với nhau đem tới hương vị hấp dẫn khó có thể chối từ.

Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay

NSND Thanh Tòng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 10 giờ sáng hôm nay 22/9 tại nhà riêng, sau thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện Việt Pháp. Ông là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, được mệnh danh "thống soái" của sân khấu cải lương tuồng cổ.

Nghệ sĩ Thanh Tòng sinh năm 1948 tại TP. HCM. Ông thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam: Ông nội là bầu Thắng, còn cha là nghệ sĩ Minh Tơ. Gia đình ông có nhiều người theo nghệ thuật, các nghệ sĩ Thành Long, Bạch Long, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu... đều là em cô cậu ruột của ông.

NSND Thanh Tòng

NSND Thanh Tòng là cha của NSƯT Cẩm Tiên. Với NSƯT Cẩm Tiên, ông là người cha đáng kính, luôn ủng hộ con gái học nghề và nỗ lực không ngừng để thành danh.

Năm 2007, Thanh Tòng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Tang lễ của NSND Thanh Tòng tổ chức tại tư gia thuộc Quận 6, TP.HCM. Lễ động quan nam nghệ sĩ sẽ diễn ra vào ngày 25/9. Thi thể NSND Thanh Tòng được an táng tại Củ Chi.

Let's block ads! (Why?)

Ai cũng có thể phẫu thuật kéo dài “cậu nhỏ”?

Ai cũng có thể phẫu thuật kéo dài “cậu nhỏ”? - 1

Quý ông cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định kéo dài kích cỡ "cậu nhỏ"

Mới đây, theo thông tin từ Trung tâm Nam học, BV Việt Đức, các bác sĩ tại đây đã phẫu thuật thành công kéo dài “cậu nhỏ” cho một bệnh nhân có kích cỡ dương vật nhỏ hơn bình thường. Bác sĩ khám xác định chiều dài “cậu nhỏ” của bệnh nhân chỉ được hơn 3cm, chu vi chỉ 6,3cm. Mặc dù đã có vợ và 2 con, nhưng bệnh nhân vẫn quyết định phẫu thuật để nâng kích cỡ với mong muốn đạt sự viên mãn trong quan hệ vợ chồng.

Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã kéo dài kích cỡ cho “cậu nhỏ” từ 3cm lên 7,5cm chiều dài. Theo BS. Trịnh Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nam học, với mức nâng này, kích cỡ dương vật của bệnh nhân đã tương đương với kích cỡ trung bình của đàn ông Việt.

Chia sẻ về nỗi “ám ảnh” kích cỡ “súng ống” của các quý ông, BS. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, rất nhiều bệnh nhân tìm đến viện với mong muốn được tăng kích thước “của quý”. Thậm chí, có người kích thước hoàn toàn bình thường nhưng vẫn không tự tin và một mực đòi tăng kích cỡ.

Ông Lợi cho hay, với người Việt vốn có cơ thể nhỏ thì không thể so sánh kích thước “súng ống” với người nước ngoài. Ở người Việt, trung bình chiều dài khi cương của “cậu nhỏ” khoảng 11cm và không cương là từ 6cm, dưới số đo đó mới coi là ngắn; chu vi dương vật từ 6cm khi cương, thấp hơn thì được coi là nhỏ.

Tuy nhiên, nếu “cậu nhỏ” có nhỏ nhưng vẫn đảm đương được “nhiệm vụ” thì không nhất thiết phải can thiệp. “Những trường hợp dương vật nhỏ do bệnh lý như lún dương vật, suy sinh dục do lỗ đái lệch thấp, có trường hợp quá béo nên dương vật bị vùi dưới mỡ, dưới da phải chỉnh sửa… mới nhất thiết cần sự can thiệp của phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ”, ông Lợi cho biết.

Theo ông Lợi, cũng có trường hợp bệnh nhân có cấu tạo dương vật nhỏ hơn so với mức trung bình và có nhu cầu phẫu thuật nâng kích cỡ, nhưng không khuyến khích bởi phẫu thuật dương vật là phẫu thuật khó và có những nguy cơ nhất định. Chính vì vậy, nếu thực sự có nhu cầu bệnh nhân nên đến cơ sở y khoa có uy tín để được tư vấn kỹ trước khi quyết định có can thiệp “cậu nhỏ”, tránh trường hợp “mất tiền lại hỏng cả súng ống”.

Let's block ads! (Why?)

Mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới

Mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới - 1

Hiện nay trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới. Ảnh minh họa

“Theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000. Nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư. Do vậy, loại trừ thực phẩm bẩn đã đến lúc được xem là vấn đề cấp bách” - GS Nguyễn Lân Dũng (nguyên đại biểu Quốc hội) chia sẻ thông tin trên tại diễn đàn chính sách “An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” được Văn phòng Quốc hội tổ chức tại TP.HCM ngày 21-9.

 “Nói về các chất có hại cho cơ thể đối với rau thì trước hết phải nhắc tới thuốc trừ sâu, diệt cỏ… Ít người biết rằng mỗi năm Việt Nam bỏ ra 774 triệu USD để nhập về khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, bao gồm 4.100 loại. Trong đó 90% là nhập từ Trung Quốc. Điều lạ là Trung Quốc với 1,4 tỉ dân nhưng nước này chỉ cho phép sử dụng 630 loại thuốc trừ sâu mà thôi” - vị giáo sư này nói.

Vì lợi nhuận, nhiều người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ. “Những người chuyên trồng rau ngoài trồng để bán, họ còn mảnh đất trồng riêng rau để dùng. Trong khi rau để bán, họ đánh lừa người mua bằng cách để sâu cắn lỗ chỗ một ít rồi mới phun thuốc trừ sâu. Có nơi sau một đêm sâu phá nát ruộng rau nên người trồng phun thuốc đến tận ngày gần thu hoạch. Không chỉ vậy, có người “khôn ngoan” rải vài con sâu lên mặt rau để người mua tin tưởng không có thuốc trừ sâu. Thế nhưng khi bán, họ cố tình nhặt lại mấy con sâu “làm cảnh” để dùng cho lần sau. Thật quá nguy hiểm” - GS Lân Dũng lắc đầu.

Vị giáo sư này nói tiếp: “Rau thì vậy, còn thịt thì sao? Gần đây, người ta lạm dụng salbutamol và clenbuterol làm chất kích thích tăng trọng và tạo nạc cho heo. Dùng thịt heo có chất tạo nạc đồng nghĩa đã ăn trực tiếp tồn dư các chất đó. Chất tăng trọng đưa vào heo bao nhiêu hầu như chuyển hết sang cho người bấy nhiêu. Liều lượng salbutamol, clenbuterol tích lũy trong người đủ lớn sẽ gây ngộ độc cấp, tăng huyết áp, đau tim, thậm chí gây ung thư dẫn đến tử vong. Quả là đáng sợ”.

GS Lân Dũng đặt câu hỏi: “Vậy giải pháp tình thế là gì?”. Đưa mắt nhìn quanh các đại biểu, vị giáo sư đáng kính trả lời luôn: “Tự trồng rau là biện pháp có hiệu quả, mà điều này lại không quá khó”.

“Tôi có dịp đến thăm nhà nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ông ở Hà Nội. Tôi thấy ông trồng rau an toàn rất đơn giản, chỉ rải lớp mỏng đất phù sa trên nền xi măng rồi gieo thật nhiều hạt cải. Vị nguyên Chủ tịch nước chỉ tưới bằng nước lã và ăn sống hoặc xào nấu khi cải còn non, mới có hai lớp lá. Nhà ai có sân lớn, nhỏ đều áp dụng được biện pháp này. Ngoài ra, có thể tận dụng sân thượng, đất trống ven đường, ven bờ ao để tự túc trồng rau” - GS Lân Dũng đưa lời khuyên.

 • Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 150 toàn thế giới, trong khi lại là nước đứng thứ hai thế giới về tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

Mất an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng sử dụng thức ăn chứa chất tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng rau, hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản… ngày càng phổ biến. Thực phẩm bẩn đã, đang và sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, giống nòi…

Các thông tin tại diễn đàn chính sách “An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” sẽ được tổng hợp và xây dựng thành báo cáo nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho các đại biểu Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14.

Ông ĐỖ MẠNH HÙNG, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

• Khảo sát quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho thấy gần 99% cải xanh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 30% vượt ngưỡng cho phép. Đậu côve, rau muống, dưa chuột, cải bắp nhiễm thuốc lần lượt hơn 97%, trên 94%, gần 89% và gần 93%; vượt ngưỡng cho phép lần lượt gần 6%, hơn 14%, 10% và trên 1%.

Nếu Việt Nam không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn thì xây bao nhiêu bệnh viện cũng không đủ đáp ứng phục vụ người bệnh. Bộ Y tế cũng sẽ xin lỗi dài dài vì thực trạng quá tải bệnh viện, 2-3 bệnh nhân nằm ghép một giường.

GS-TS PHẠM DUY TƯỜNG, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường ĐH Y Hà Nội

Let's block ads! (Why?)