Thursday, September 22, 2016

Mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới

Mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới - 1

Hiện nay trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới. Ảnh minh họa

“Theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000. Nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư. Do vậy, loại trừ thực phẩm bẩn đã đến lúc được xem là vấn đề cấp bách” - GS Nguyễn Lân Dũng (nguyên đại biểu Quốc hội) chia sẻ thông tin trên tại diễn đàn chính sách “An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” được Văn phòng Quốc hội tổ chức tại TP.HCM ngày 21-9.

 “Nói về các chất có hại cho cơ thể đối với rau thì trước hết phải nhắc tới thuốc trừ sâu, diệt cỏ… Ít người biết rằng mỗi năm Việt Nam bỏ ra 774 triệu USD để nhập về khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, bao gồm 4.100 loại. Trong đó 90% là nhập từ Trung Quốc. Điều lạ là Trung Quốc với 1,4 tỉ dân nhưng nước này chỉ cho phép sử dụng 630 loại thuốc trừ sâu mà thôi” - vị giáo sư này nói.

Vì lợi nhuận, nhiều người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ. “Những người chuyên trồng rau ngoài trồng để bán, họ còn mảnh đất trồng riêng rau để dùng. Trong khi rau để bán, họ đánh lừa người mua bằng cách để sâu cắn lỗ chỗ một ít rồi mới phun thuốc trừ sâu. Có nơi sau một đêm sâu phá nát ruộng rau nên người trồng phun thuốc đến tận ngày gần thu hoạch. Không chỉ vậy, có người “khôn ngoan” rải vài con sâu lên mặt rau để người mua tin tưởng không có thuốc trừ sâu. Thế nhưng khi bán, họ cố tình nhặt lại mấy con sâu “làm cảnh” để dùng cho lần sau. Thật quá nguy hiểm” - GS Lân Dũng lắc đầu.

Vị giáo sư này nói tiếp: “Rau thì vậy, còn thịt thì sao? Gần đây, người ta lạm dụng salbutamol và clenbuterol làm chất kích thích tăng trọng và tạo nạc cho heo. Dùng thịt heo có chất tạo nạc đồng nghĩa đã ăn trực tiếp tồn dư các chất đó. Chất tăng trọng đưa vào heo bao nhiêu hầu như chuyển hết sang cho người bấy nhiêu. Liều lượng salbutamol, clenbuterol tích lũy trong người đủ lớn sẽ gây ngộ độc cấp, tăng huyết áp, đau tim, thậm chí gây ung thư dẫn đến tử vong. Quả là đáng sợ”.

GS Lân Dũng đặt câu hỏi: “Vậy giải pháp tình thế là gì?”. Đưa mắt nhìn quanh các đại biểu, vị giáo sư đáng kính trả lời luôn: “Tự trồng rau là biện pháp có hiệu quả, mà điều này lại không quá khó”.

“Tôi có dịp đến thăm nhà nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ông ở Hà Nội. Tôi thấy ông trồng rau an toàn rất đơn giản, chỉ rải lớp mỏng đất phù sa trên nền xi măng rồi gieo thật nhiều hạt cải. Vị nguyên Chủ tịch nước chỉ tưới bằng nước lã và ăn sống hoặc xào nấu khi cải còn non, mới có hai lớp lá. Nhà ai có sân lớn, nhỏ đều áp dụng được biện pháp này. Ngoài ra, có thể tận dụng sân thượng, đất trống ven đường, ven bờ ao để tự túc trồng rau” - GS Lân Dũng đưa lời khuyên.

 • Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 150 toàn thế giới, trong khi lại là nước đứng thứ hai thế giới về tỉ lệ mắc bệnh ung thư.

Mất an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng sử dụng thức ăn chứa chất tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng rau, hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản… ngày càng phổ biến. Thực phẩm bẩn đã, đang và sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, giống nòi…

Các thông tin tại diễn đàn chính sách “An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” sẽ được tổng hợp và xây dựng thành báo cáo nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho các đại biểu Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14.

Ông ĐỖ MẠNH HÙNG, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

• Khảo sát quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho thấy gần 99% cải xanh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 30% vượt ngưỡng cho phép. Đậu côve, rau muống, dưa chuột, cải bắp nhiễm thuốc lần lượt hơn 97%, trên 94%, gần 89% và gần 93%; vượt ngưỡng cho phép lần lượt gần 6%, hơn 14%, 10% và trên 1%.

Nếu Việt Nam không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn thì xây bao nhiêu bệnh viện cũng không đủ đáp ứng phục vụ người bệnh. Bộ Y tế cũng sẽ xin lỗi dài dài vì thực trạng quá tải bệnh viện, 2-3 bệnh nhân nằm ghép một giường.

GS-TS PHẠM DUY TƯỜNG, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường ĐH Y Hà Nội

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

Chỉ là trứng chiên nhưng với cách làm này bạn sẽ có món trứng vừa đẹp vừa ngon

Với món trứng chiên này đảm bảo mâm cơm tối nhà bạn sẽ đẹp mắt và ngon miệng hơn rất nhiều đấy!

Let's block ads! (Why?)

Canh tim rau củ bổ dưỡng

Những ngày trời mưa gió, không gì tuyệt vời hơn một tô canh nóng nghi ngút khói và thơm lừng. Thử món canh tim rau củ này nhé!

Những ngày trời mưa gió, không gì tuyệt vời hơn một tô canh nóng nghi ngút khói và thơm lừng. Thử món canh tim rau củ này nhé!

Gia vị

  • 1 trái tim heo khoảng 400gr
  • 15gr nấm mèo khô thái sợi
  • 10gr nấm hương khô
  • 2 củ khoai tây
  • 2 trái bắp ngọt
  • Ớt, rau thơm, hành lá, tiêu, muối, đường, bột ngọt/hạt nêm, nước mắm.

Cách làm chi tiết:

mon hamSƠ CHẾ

  • Tim heo mua về, rạch 1 đường dọc sâu, lấy hết máu bầm tụ bên trong, bóp rửa với muối, chanh, gừng, để ráo nước. Bắc nồi nước khoảng 350ml sôi già, cho trái tim vào chần trong 2 phút, vớt ra rửa lại với nước lạnh.
  • Nấm mèo, nấm hương ngâm nước vo gạo trong 1 tiếng, cắt gốc nấm hương và rửa sạch lại với nước muối loãng.
  • Bắp cắt khoanh, khoai tây cắt khối vuông, hành ngò cắt nhuyễn.

CHẾ BIẾN

  • Bắt nồi nước khoảng 1.2 lít, nấu sôi già. Thả trái tim vào nấu.
  • Chú ý: Trước khi thả vào luộc phải dùng tăm ghim các mép cắt hoặc lấy chỉ khâu lại để trái tim có hình dáng đẹp. Nấu sôi bùng lên trở lại, vớt sạch bọt.
  • Sau 10 phút kể từ khi nước sôi, thả bắp vào nấu 3 phút.
  • Tiếp tục thả nấm vào nấu 5 phút
  • Kế đến thả khoai tây vào nấu trong 5 phút.
  • Đợi nước sôi trở lại, khoai tây mềm, nêm nếm muối, bột ngọt/hạt nêm, ít đường vừa miệng. Tắt bếp, nêm 1 muỗng café nước mắm, rắt hành ngò. Cắt chỉ buột trái tim lúc đầu.
  • Khi dùng vớt tim ra cắt lát mỏng, bày rau củ xung quanh, dùng càng nóng càng ngon.

Let's block ads! (Why?)

Món ngon cho bé: Gà xào hoa cải rổ

Thịt gà mềm, thơm lành tính xào cùng hoa cải rổ ngọt mềm, đậm vị chắc chắn sẽ là món ngon yêu thích dành cho các bé! Mẹ đừng bỏ qua nhé!

Thịt gà mềm, thơm lành tính xào cùng hoa cải rổ ngọt mềm, đậm vị chắc chắn sẽ là món ngon yêu thích dành cho các bé! Mẹ đừng bỏ qua nhé!

Gia vị

  • 100gr thịt gà phi lê
  • 70gr hoa cải rổ
  • 2 muỗng canh dầu nành
  • ½ muỗng cà phê hành tím
  • 1,5 muỗng canh dầu hào
  • ½ muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1/5 muỗng cà phê muối

Cách làm chi tiết:

bong-cai-xao

Gà xào hoa cải rổ

  • Gà rửa sạch, cắt hạt lựu. Hoa cải cắt khúc 4-5cm, chần qua nước sôi.
  • Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho hành tím vào phi thơm. Thêm thịt gà vào xào săn rồi cho tiếp hoa cải, dầu hào, nước tương, đường, muối vào đảo lửa vừa khoảng 7 phút cho gia vị thấm đều vào gà và hoa cải thì tắt bếp.
  • Bày gà xào hoa cải rổ ra đĩa, dọn dùng kèm cơm nóng.
  • Chúc các con ngon miệng với món ăn này nhé!

bong-cai-xao-1

Let's block ads! (Why?)

Người phụ nữ nhặt ve chai bị 'ô tô điên' tông dính chặt cột điện

Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ ngày 21/9, xe khách 16 chỗ BS: 51D – 201.62 đậu trên đường Trần Phú (hướng về đường Nguyễn Duy Dương, P.8, Q.5, TP.HCM) bốc dỡ hàng hóa thì bất ngờ lao đi tông ngã hàng loạt dải phân cách giữa đường.

Chưa dừng lại, xe khách tiếp tục tông móp đầu xe ô tô BS: 51F – 297.03 rồi chui vào hẻm 275 Trần Phú. Lúc này, người phụ nữ khoảng 35 tuổi đang đi xe đạp lượm ve chai bị tông trúng dính chặt cột điện.

Hiện trường vụ tai nạn

Phát hiện vụ việc, người dân nhanh chóng hô hoán đẩy lùi xe khách để kéo nạn nhân ra ngoài và đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Tại hiện trường, cả 3 phương tiện hư hỏng, khoảng 20m dải phân cách nằm gọn dưới đường.

Một người dân cho hay, tài xế này lần đầu lái xe 16 chỗ đi làm, nên chưa quen kỹ thuật dẫn đến tai nạn này.

Đến 21 giờ cùng ngày, hiện trường tai nạn đang được CSGT, Công an Q.5 giải quyết. Nguyên nhân đang được làm rõ.    

Let's block ads! (Why?)

Bác sĩ và những cuộc thương thuyết với người nhà BN "xin về để… chết"

Bác sĩ và những cuộc thương thuyết với người nhà BN "xin về để… chết" - 1

Một bệnh nhân đã khoẻ lại sau khi bác sĩ giải thích để người nhà không xin về.

Năn nỉ xin về... để chết

Tại khoa Cấp cứu A9 của Bệnh viện Bạch Mai, những ca bệnh nặng do đột quỵ, ngừng tuần hoàn rất nhiều. Đã vào đến khoa hầu như toàn bệnh nhân nặng nên không ít bệnh nhân điều trị không có tiến triển gia đình xin về. Hoặc có những bệnh nhân người nhà tưởng đã ngừng tim thì không thể sống được nữa nên xin về. Tuy nhiên, có nhiều kỳ tích đã xảy ra khi bệnh nhân được cứu sống.

Trường hợp của cụ ông N. D. L 71 tuổi, trú ở Hà Nội là một ví dụ. Ông L. có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 10 năm nay, có đi khám và điều trị ngoại trú thường xuyên.

Buổi sáng, bệnh nhân xuất hiện khó thở nhiều sau gắng sức, kèm theo có ho khạc đờm đục, không sốt, không đau ngực. Gia đình đưa bệnh nhân đi khám và nhập viện. Nhưng sau khi đi vệ sinh thì bệnh nhân đột ngột xuất hiện suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. 

Ngay lập tức, y bác sĩ đã tiến hành cấp cứu (ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng có oxy qua mask, tiêm thuốc adrenalin...), khoảng 5 phút sau thì tim đập lại, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển xuống khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, bệnh nhân được áp dụng các kỹ thuật mới, trong đó có hạ thân nhiệt và điều trị tiến triển. Ban đầu, người nhà bệnh nhân tưởng bệnh nhân không qua khỏi nên rất nhiều người đến xin về nhưng khi được bác sĩ giải thích thì họ yên tâm và kết quả là sau 7 ngày, bệnh nhân đã có thể nói chuyện được.

Trường hợp bệnh nhân T.V.D (nam, 53 tuổi) được bệnh viện đa khoa khu vực Hưng Hà, Thái Bình chuyển lên Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán: chảy máu dưới nhện.

Trước khi vào Khoa Cấp cứu A9 khoảng 9 giờ, bệnh nhân đột ngột hôn mê sâu, được gia đình đưa vào cấp cứu tại bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản, thở máy,… chụp phim cắt lớp vi tính sọ não cho kết quả hình ảnh chảy máu dưới nhện, chảy máu não thất và giãn não thất cấp.

Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cùng ngày trong tình trạng hôn mê sâu (GCS 5 điểm), sốt cao 39 độ C, mạch 100 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, không rõ liệt thần kinh khu trú, đồng tử hai bên đều (kích thước 2 mm, phản xạ với ánh sáng yếu), đã được đặt ống nội khí quản và thở máy.

Tình trạng của bệnh nhân được chẩn đoán nguy cơ tử vong rất cao. Lúc này, gia đình cũng rất hoang mang. Sau khi được bác sĩ giải thích về tình hình bệnh tật của người bệnh, và sau một thời gian ngắn thảo luận, gia đình đã thống nhất xin cho bệnh nhân về nhà để chết.

Bệnh nhân chỉ có điểm mạnh đó là mạch và huyết áp của bệnh nhân vẫn ổn định, đồng tử hai bên còn khá tốt. Các bác sĩ đã quyết định nói chuyện, khuyên răn và động viên gia đình để bệnh nhân lại điều trị, chấp nhận việc bệnh nhân có thể tử vong tại bệnh viện để có được cơ hội cứu sống bệnh nhân.

Với quyết định đó, sau khi mổ dẫn lưu não thất, ý thức bệnh nhân cải thiện rõ. 

Tìm cơ hội sống sót từ điều nhỏ nhất 

Thạc sĩ Lương Quốc Chính khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu những bệnh nhân này người nhà không hợp tác mà kiên quyết đưa bệnh nhân về thì khả năng cấp cứu được cho bệnh nhân rất thấp. Do vậy, đây là nỗ lực của cả bác sĩ và gia đình. 

Hầu như ngày nào, các bác sĩ khoa A9 cũng tiếp xúc với ca bệnh nặng và nhiều ca được gia đình năn nỉ xin về nhưng với các bác sĩ phải hết sức cân nhắc.

Thạc sĩ Chính cho biết, trong hồi sức cấp cứu những trường hợp bệnh nặng, không chữa được, nguy cơ tử vong trong bệnh viện, thì tâm lý người Việt bao giờ cũng muốn xin người bệnh về để được chết tại nhà. 

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nặng, vẫn có khả năng hồi phục cho dù nhỏ nhất, nhưng gia đình vẫn nhất định xin về với lý do muốn mất ở nhà hay không có chi phí điều trị, khi đó nhân viên y tế bao giờ cũng nói chuyện, động viên và khuyên răn người nhà nên cố gắng.

Thậm chí có nhiều trường hợp nhân viên y tế giúp đỡ họ kết nối với các quỹ từ thiện, các tổ chức, các cá nhân… có lòng hảo tâm giúp đỡ cho gia đình có chi phí điều trị. Điều này hoàn toàn có thể làm được bởi vì không chỉ điều trị mà bác sĩ còn làm thêm công tác xã hội. 

Chính vì thế, có không ít bệnh nhân từ cõi chết được trở về nhà. Đây là điều với bác sĩ là niềm vui còn với người bệnh và gia đình đó là một quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Let's block ads! (Why?)