Monday, September 5, 2016

Tưng bừng ngày hội khai trường trên toàn thế giới

Hoa Kỳ

50 bang ở Mỹ có những ngày khai trường khác nhau, nhưng nhìn chung đều diễn ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 hằng năm. Học sinh tiểu học được cha mẹ mua sắm tập sách, quần áo mới và được dắt đến trường. Dự tính mỗi gia đình ở Mỹ sẽ chi hơn 670 USD (khoảng 15 triệu đồng) cho mùa khai trường.

Với học sinh trung học thì ngày lễ khai giảng ít đặc biệt hơn. Các thầy cô giáo mới sẽ giới thiệu sơ qua về chương trình học và mọi người cùng giới thiệu, làm quen với nhau. Nhiều hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ trong trường cũng được diễn ra thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh trong trường.

Học sinh cùng cô giáo Elizabeth Moguel ở trường Boston Latin, một trong những trường công lập được thành lập sớm nhất ở Mỹ vào năm 1635. Ảnh: Brian Snyder/Reuters.

Năm nay, học sinh tại Florida tựu trường với nỗi lo lắng về virus Zika. Nơi đây có khí hậu ẩm thấp và số lượng muỗi ngày càng tăng cao, khiến nguy cơ lan truyền virus Zika trong cộng đồng lên mức báo động. Các trường học ở Miami, Florida tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi sinh sản tại khuôn viên và lớp học.

Úc

Học sinh ở Úc có 200 ngày đến trường trong mỗi năm. Thời gian bắt đầu từ tháng 1 cho đến giữa tháng 12, lúc này là mùa hè ở nam bán cầu. Sau 2 tháng hè trẻ được nghỉ ngơi thỏa thích, trẻ quay lại trường học.

Lễ khai giảng được diễn ra tại lớp học, giáo viên thăm hỏi một lượt rồi phổ biến một số việc cần thiết như lịch học của tuần đầu, buổi họp phụ huynh đầu tiên, bữa trưa sẽ bắt đầu từ khi nào, và gia đình chuẩn bị sổ liên lạc cho con.

Học sinh Úc ở trường tiểu học Alfredton. Ảnh: Lachlan Bence.

Sau đó cả lớp cùng đồng thanh hát quốc ca rồi bắt đầu những hoạt động đầu tiên cho năm học mới. Lễ khai giảng ở Úc diễn ra rất nhanh gọn, nhưng để lại ấn tượng trong học sinh, vì các em có thể tự giới thiệu và làm quen với nhiều bạn mới.

Pháp

Thời gian đến trường của trẻ em Pháp khá khác lạ và nhẹ nhàng so với các nước trên thế giới. Học sinh sẽ không đi học vào thứ 4 và Chủ nhật, và một nửa ngày thứ 7. Học sinh không bắt buộc phải mặc đồng phục, nhưng không cho phép mặc quần áo của các tôn giáo.

Lễ khai giảng được diễn ra ở sân trường với sự có mặt đông đủ của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những đứa trẻ thoải mái đùa giỡn với nhau, phần nghi lễ được diễn ra giữa thầy cô và cha mẹ. Sau phần lễ, thầy cô sẽ mời phụ huynh và các em trở về lớp để phát tài liệu về chương trình học và các hoạt động ngoại khóa.

Cha mẹ đưa con mình đến ngày lễ khai giảng tại một trường tiểu học ở Pháp. Ảnh: Alphington.

Thầy cô nhắn nhủ vài lời với các em học sinh rằng: Mong các em mỗi ngày đến trường đều là một niềm vui, hòa đồng thân thiện với bạn bè mới, và rèn luyện thể lực cho thật tốt để có sức khỏe mà học tập.

Anh

Ngày nhập học ở Anh quốc thường diễn ra vào tuần lễ thứ hai của tháng 9. Ngày lễ khai trường ở nước Anh không có nhiều hoạt động đặc sắc bằng lễ bế giảng năm học. Hầu hết các học sinh không quá chú trọng vào buổi lễ khai giảng năm học mới.

Học sinh trung học ăn mặc chỉn chu đến lớp vào buổi học đầu tiên tại Trường Harrow, thành phố London, nước Anh. Ảnh: Suzanne Plunkett/Reuters.

Là một quốc gia với nền giáo dục phát triển, phụ huynh ở nước Anh rất quan tâm tới việc học hành của con mình. Ngày đi học đầu tiên được cha mẹ chuẩn bị cho con từ trước đó nhiều ngày, quần áo phải chỉn chu, gọn gàng, …

Nữ hoàng hoặc Thủ tướng Anh sẽ đọc một bài phát biểu nhằm chào đón năm học mới, chúc mọi điều tốt lành đến những tương lai của đất nước.

Nhật Bản

Năm học mới của Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4. Năm học ở Nhật Bản kéo dài nhất trên thế giới, với 250 ngày trong mỗi năm. Mỗi năm học đều có các kỳ nghỉ vào mùa hè, mùa đông và mùa xuân.

Vào ngày đầu năm học, học sinh tiểu học Nhật Bản mang tất cả đồ dùng học tập trong một cặp đựng cứng được làm bằng da, gọi là randoseru. Chiếc cặp này được sử dụng cách đây khoảng 250 năm, từ thời Edo.

Hai học sinh Nhật Bản đang đeo chiếc cặp bằng da được gọi là randoseru trong ngày đầu tới trường. Ảnh: Cowardlion.

Học sinh Nhật thường mang theo cơm hộp được làm sẵn ở nhà và ăn ở trường vào bữa trưa. Bữa trưa đầu tiên thường là món cơm với nước sốt rong biển cùng trứng cút, với ý nghĩa mang lại may mắn.

Học sinh và cô giáo cùng cảm ơn trước bữa ăn trưa tại trường Takinogawa trong ngày đi học đầu tiên. Ảnh: Toru Hanai/Reuters.

Giáo dục Nhật Bản chú trọng phát triển nhân cách của trẻ. Những năm đầu đi học, trẻ em Nhật ít phải học những kiến thức hàn lâm, mà thay vào đó là những bài học về cách đối xử với mọi người xung quanh và tìm hiểu về chính mình.

Đức

Trong suốt chiều dài lịch sử gần 200 năm, ngày đầu năm học ở Đức luôn có sự xuất hiện của Schultuete – một vật trang trí hình nón dài, chứa những đồ dùng học tập và bánh kẹo ngọt. Những chiếc Schultuete có chiều dài gần bằng cơ thể trẻ.

Ngày Einschulung là ngày bắt đầu năm học mới, luôn được diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của tháng 9. Ngày này, nhiều phụ huynh sẽ đưa con mình đến Nhà thờ cùng các thành viên khác để cầu nguyện. Sau đó đến trường để nghe bài phát biểu của hiệu trưởng.

Học sinh tiểu học ở Đức mang theo Schultuete hình nón dài đựng các vật dụng cần thiết cho việc học vào ngày đầu năm. Ảnh: DPA.

Ở lớp học, thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh sẽ có một ngày để làm quen và giới thiệu về mình. Kết thúc một ngày ở trường, cả nhà sẽ cùng đoàn tụ bên nhau để ăn tối.

Nga

Ngày đầu tiên của năm học ở Nga được gọi là Ngày Tri thức, được diễn ra vào 1 tháng 9 hằng năm. Dù cho ngày 1/9 là Chủ Nhật, nó vẫn được diễn ra. Người dân rất coi trọng ngày lễ này. Vào ngày này, học sinh sẽ tặng thầy cô giáo những đóa hoa tươi nhất vào sáng sớm, và sẽ được tặng lại một quả bong bóng.

Một học sinh tiểu học nhận được bong bóng từ cô giáo của mình trong Ngày Tri thức, ngày đầu tiên của năm học. Ảnh: RT.

Đồng phục là một phần quan trọng trong ngày lễ này. Những cậu bé mặc quần áo giống như quân đội thời Sa Hoàng của Nga, điều này ý nghĩa rằng hầu hết nam thanh niên sau khi tốt nghiệp đều chọn cho mình một quân chủng để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Còn những bé gái sẽ mặc một váy đen và đeo tạp dề màu trắng. Chiếc vớ màu trắng kéo cao đến gần đầu gối cùng hai chiếc nơ lớn được thắt cùng với tóc. Trang phục này thể hiện ý nghĩa người phụ nữ đảm đang trong công việc gia đình nhưng vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát với việc ở xã hội.

Đồng phục truyền thống của học sinh Nga có bề dày lịch sử từ thời Sa Hoàng. Ảnh: Sputnik News.

Giáo viên cùng học sinh sẽ nhau hát và nhảy múa. Sau đó, các em sẽ được học bài học đầu tiên, gọi là Bài học Hòa bình. Đây là bài học có lịch sử lâu đời, từ thời Liên bang Xô Viết, dạy học sinh về giá trị của hòa bình sau thời gian chiến tranh. Tiếp theo là những bài học bắt buộc khác, mà khi lớn lên học sinh cũng không được quên.

Trung Quốc

Ngày đầu tiên của năm học mới là 1/9, hoặc ngày thứ hai sau đó nếu 1/9 là ngày nghỉ. Giờ cao điểm của giao thông công cộng sẽ được điều chỉnh lại để đường xá không đông đúc khi các em đến trường.

Đây là một quốc gia có nền Nho học Khổng Tử lâu đời, nên ngày khai trường rất đặc biệt. Học sinh mặc đồng phục và đeo khăn quàng đỏ, chải chuốt gọn gàng sạch sẽ theo phụ huynh tới trường. Nhiều phụ huynh sau khi dự lễ khai giảng sẽ cho con em tới các đền thờ để thắp nhang, quỳ lạy Khổng Tử để mang lại may mắn trên con đường khoa cử trong cả năm học.

Các em học sinh đang tham gia một buổi ngoại khóa trước khi bắt đầu chương trình học chính thức ở Nam Kinh. Ảnh: Getty.

Nền giáo dục của Trung Quốc được đánh giá là nặng nề, gây áp lực lớn cho học sinh. Ngoài bộ chữ hàng ngàn từ rất khó nhớ, lượng kiến thức phổ thông của học sinh cũng rất nhiều. Ngoài ra, phụ huynh Trung Quốc rất mong muốn con cái mình được đặt chân vào các trường đại học danh tiếng, nhằm có được vị trí cao trong xã hội sau này.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, học sinh nhập học vào mùa xuân, thường trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4. Đây được coi là thời điểm đem lại sự khởi đầu tốt đẹp, đem lại sự thoải mái cho các em học sinh đang trông chờ đến lễ khai giảng.

Lễ khai giảng ở đây thường có những nghi thức chào mừng học sinh mới theo truyền thống, không chỉ dừng ở những bài diễn văn trang trọng mà còn được sáng tạo với nhiều hoạt động hết sức thú vị và có ý nghĩa.

Buổi học đầu tiên ở một lớp học tại Hàn Quốc, giáo viên hướng dẫn những điều trong năm học mới. Ảnh: SBS.

Nhiều trường học trên cả nước Hàn Quốc có những hoạt động chào năm học mới khá độc đáo, như cho học sinh cưỡi ngựa đến trường, tặng nhau những đóa hoa tươi thắm, thả bóng bay kèm điều ước.

Đại học Dongseo có một nghi thức nhập học kỳ quặc nhưng ý nghĩa. Hiệu trưởng cùng các thành viên Ban giám hiệu sẽ rửa chân cho các học sinh mới. Hành động này biểu trưng cho sự tận tâm của đội ngũ giáo viên.

Let's block ads! (Why?)

Dùng kháng sinh đầu đời dễ bị dị ứng thực phẩm

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát việc dùng kháng sinh từ lúc mới sinh đến khi tròn 1 tuổi ở 1.505 trẻ em dị ứng với ít nhất một loại thực phẩm được sinh ra trong khoảng từ năm 2007-2009, đối chiếu với 5.995 trẻ không bị dị ứng thực phẩm. Họ nhận thấy có tổng cộng 9.342 liều kháng sinh được kê toa cho trẻ dùng - hầu hết là penicillin, cephalosporin, macrolide và sulfonamide.

Dùng kháng sinh đầu đời dễ bị dị ứng thực phẩm - 1

Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm do dùng kháng sinh lúc còn quá nhỏ Ảnh: MNT

Những phân tích cho thấy nhóm trẻ được cho dùng kháng sinh trong 12 tháng đầu đời có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn 1,21 lần so với trẻ không được trị liệu bằng kháng sinh. Đáng lưu ý hơn, trẻ dùng 3 loại kháng sinh thì nguy cơ nêu trên tăng thêm 1,31 lần, 4 loại kháng sinh thì tăng thêm 1,43 lần và 5 loại hoặc hơn thì tăng thêm 1,64 lần. Cephalosporin và sulfonamide bị phát hiện liên quan đến nguy cơ dị ứng thực phẩm cao nhất. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo thầy thuốc hết sức thận trọng khi kê toa thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ.

Trước đây, đã có nghiên cứu cho thấy dùng kháng sinh sớm làm thay đổi vi khuẩn ở ruột khiến trẻ dễ nhạy cảm với thực phẩm.

Let's block ads! (Why?)

Chị em song sinh dính liền nổi tiếng ở Anh đón ngày khai giảng đầu tiên

Rosie và Ruby Formosa là hai chị em sinh đôi bị dính nhau ở phần bụng và bác sĩ đã phải khẩn cấp tách hai em ra ngay sau khi sinh. Ca dính liền của hai em khá khó khăn để tách vì hai chị em chia sẻ chung đoạn ruột. Câu chuyện đã được báo chí quan tâm đăng tải vào năm 2012.

Mẹ của hai em là Angela Formosa, sống tại phía đông thành phố London, cho biết rất vui mừng khi hai con đã sống sót và giờ đây có thể đi học như bạn bè. “Bốn năm trước, tôi đã không nghĩ chuyện này sẽ xảy ra. Tôi nghĩ con tôi sẽ không được cơ hội để đến trường”, cô chia sẻ.

Chị em sinh đôi bị dính liền ở phần ruột khi vừa được sinh ra. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp và người mắc ít có nguy cơ sống sót. Ảnh: PA.

Bốn năm trước, khi cô Formosa và chồng là Daniel Formosa nhìn vào kết quả siêu âm và thấy con của mình mắc dị tật hiếm, chỉ 1 trong tổng số 200.000 trẻ sinh ra bị mắc phải. Chị em sinh đôi được sinh ra tại Bệnh viện Đại học London khi cô Formosa mang thai được 34 tuần.

Chỉ trong vài tiếng sau khi được sinh ra, hai bé được nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện phố Ormond ở London để thực hiện phẫu thuật gấp, vì hai em bị dính ruột dẫn đến tắc nghẽn đường ruột.

Cô Formosa nhớ lại giờ phút đó. Khi vừa hạ sinh xong hai con, cô rất muốn chạy ngay đến phố Ormond để nhìn thấy hai con vì có thể đó là lần cuối cùng cô được gặp mặt con mình. Nhưng vì việc sinh con khiến cô mất nhiều sức, cô chìm vào giấc ngủ nhưng vẫn mang nỗi lo day dứt.

Chị em Rosie và Ruby Formosa trong lần sinh nhật đầu tiên của mình. Ảnh: PA.

“Con của tôi lớn lên khá nhanh, và tôi vui mừng vì chuyện đó. Con tôi sắp được đi học, nó rất thích đi học và mong chờ từng ngày đến buổi khai giảng. Tôi đã dắt con gặp trước giáo viên và con nói rằng con rất thích cô giáo này. Con tôi cũng rất thích đọc sách có những hình ảnh đầy màu sắc”.

Hai bé giờ đã 4 tuổi và sẽ có ngày khai giảng đầu tiên của mình vào tháng 9 này. Ảnh: PA.

Rosie (trái) và Ruby Formosa rất năng động, hoạt bát và vui vẻ. Ảnh: PA.

“Hai con rất giống nhau, hai chị em rất hoạt bát và hòa đồng. Tôi cũng đã cảm nhận được điều này khi còn mang thai các con trong bụng, các con đạp rất mạnh. Thật sự vui mừng khi con mình vẫn còn sống và được đi học”, cô chia sẻ niềm vui của mình.

Giáo sư Paolo De Coppi, là bác sĩ tại khoa phẫu thuật bệnh nhi tại Bệnh viện phố Ormond, cho biết: “Chúng tôi rất vui vì Rosie và Ruby sẽ đi học vào tháng 9 tới. Đây là một niềm vui của nghề bác sĩ khi nhìn thấy bệnh nhân của mình dần khỏe mạnh và đạt được những cột mốc trong cuộc sống. Điều này khiến chúng tôi thấy việc làm của mình rất có ý nghĩa, và chúng tôi yêu công việc của mình”.

Let's block ads! (Why?)

Tiền mất, con điếc vì mẹ tin quảng cáo chữa viêm tai trên mạng

Chị Nguyễn Thị Thanh (28 tuổi, ngụ quận 1, TP. HCM) có con 2 tuổi bị sốt, sổ mũi, ho, quấy khóc liên tục. Chị Thanh quan sát con thì thấy có nước mủ chảy ra ở tai nhưng lại không đưa con đi khám mà ra hiệu thuốc kể triệu chứng rồi mua thuốc về cho uống. Bé uống được 3 ngày vẫn chảy mủ khiến chị Thanh lo lắng hơn nhưng tâm lý chần chừ vẫn không đưa đi bệnh viện.

“Trong nhóm các mẹ trẻ tôi tham gia trên Facebook, thấy có chị giới thiệu thuốc chữa mủ chảy ra tai ở trẻ thành công nên tôi có vào nhờ tư vấn. Nhiều chị em khác sau đó cũng vào hỏi, tôi tin tưởng nên mua một lọ hết 600 ngàn đồng về nhỏ thử trong 10 ngày nhưng con không khỏi mà mủ chảy nhiều hơn mới hoảng hồn đưa đi bệnh viện…”, chị Thanh nói.

Trẻ có dấu hiệu bị viêm tai như nóng, sốt, quấy khóc, bỏ bú, đau tai...thì cha mẹ nên đưa đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên tai mũi họng để khám và điều trị - Ảnh minh họa

Trường hợp thứ hai, chị Võ Thị Ngân (26 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) có con 3 tuổi cũng bị chảy mủ ở tai, hay quấy khóc, nóng sốt. Khi đưa đến phòng khám tư thì xác định con bị viêm tai, cho rửa tai và cấp thuốc về uống thế nhưng không khỏi.

Chị Ngân cũng tình cờ lướt trên mạng Facebook thấy có chuyên trang quảng cáo bán thuốc nhỏ tai gia truyền 550 ngàn đồng hủ nhỏ tai 5-10 ngày là khỏi nên mua. Thế nhưng nhỏ một hủ tai con không khỏi, chị Ngân điện hỏi mua thêm hủ khác nhỏ tiếp.

Chị Ngân nói: “Thấy con cứ khóc, mùi hôi nặng lại chảy máu mới hoảng hồn đưa đi bệnh viện chuyên tai mũi họng điều trị”.

Con chị Thanh và chị Ngân sau đó được bác sĩ khám xác định bị viêm tai giữa cấp, riêng con chị Ngân do dùng thuốc không rõ khiến mưng mủ nặng, chảy máu do thủng màng nhĩ, bị điếc khiến chị vô cùng hối hận.

Theo bác sĩ Đỗ Văn Hà, chuyên khoa tai mũi họng của một bệnh viện tại TP. HCM, viêm tai giữa cấp là một bệnh lý chỉ tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa thường hay gặp ở trẻ. Nguyên nhân thường hay gặp do trẻ ăn uống bị nôn trớ, dịch dạ dày, thức ăn trào vào vòi nhĩ tai dẫn đến viêm tai giữa. Ngoài ra trẻ bị viêm mũi họng do thời tiết lâu ngày lan lên tai rồi bị viêm tai giữa…

Biểu hiện của viêm tai giữa cấp là trẻ hay sốt, kém ăn, bỏ bú, nôn…đặc biệt đau tai, khó chịu ở tai, chảy mủ mà cha mẹ không biết.

“Do bệnh để lâu hoặc dùng thuốc sai, không đúng chỉ dẫn nên sức nghe bé bị giảm, điếc đặc, từ đó kéo theo chậm nói, ngờ nghệch. Nếu để càng lâu, bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ sẽ gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh mặt, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên... dễ gây tử vong”, bác sĩ Hà cho biết.

Chính vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm tai giữa cấp như trên, cha mẹ nên kịp thời đưa đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không nên tin dùng thuốc quảng cáo tự pha chế dạng nước, dạng bột, dầu để nhỏ tai…dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng biến chứng nặng, điếc, tử vong.

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Let's block ads! (Why?)

Sunday, September 4, 2016

Vụ bắt 1100 con tin, sát hại 334 người chấn động thế giới

Ngày 3.9.2004, một tình nguyện viên ôm một em bé sau khi lực lượng đặc biệt của Nga tấn công nhóm khủng bố khống chế các học sinh, giáo viên và nhân viên Trường số 1 ở thị trấn Beslan, tỉnh Bắc Ossetia, gần Chechnya

Thế giới ngày càng bất ổn với những vụ khủng bố, bắt cóc con tin ở nhiều nơi. Qua loạt bài này, mời bạn đọc cùng nhìn lại những vụ bắt cóc con tin lớn nhất thế giới, và cách các nước xử lý những vụ khủng hoảng như vậy.

Khi bà Nadezhda Guriyeva đang lúi húi chuẩn bị trang phục cho bọn trẻ trong nhà tập thể dục của trường, một quả bom đã đặt ở cách đó chỉ vài mét. Boris và Vera, hai đứa con lớn của bà Guriyeva đang thay trang phục chuẩn bị cho màn biểu diễn tiết mục dân gian để kỷ niệm ngày thành lập trường. Nhưng buổi biểu diễn đó không bao giờ xảy ra.

Boris và Vera nằm trong số 334 người, trong đó có 186 đứa trẻ, bị giết hại trong những vụ nổ và làn mưa đạn sau 3 ngày những kẻ khủng bố tấn công Trường số 1 ở Beslan, cộng hòa Ossetia (thuộc Nga) khống chế làm con tin. Đứa con út của bà Guriyeva là Irina may mắn sống sót.

Chính vì Irina trốn thoát nên Guriyeva mới còn động lực để sống tiếp sau sự kiện khủng khiếp đó. “Tôi không có lựa chọn. Tôi có con gái nhỏ. Nó luôn nhìn vào tôi để xem tôi có khóc không. Tôi thậm chí không khóc nổi”, bà Guriyeva nhớ lại.

12 năm đã trôi qua kể từ khi các tay súng vũ trang ập vào ngôi trường hôm 1.9.2004 và khống chế 1.100 đứa trẻ, phụ huynh và các giáo viên làm con tin trong phòng tập thể dục của trường.

Sau khi chiếm trường học vào buổi sáng hôm đó, vài chục tay súng người Ingushetia và Chechnya lùa các con tin từ sân trường vào nhà tập nhỏ đã bị cài sẵn bom. Chúng đưa ra yêu cầu rằng quân Nga phải rút khỏi vùng Causasus (Cáp-ca-dơ) thuộc CH Chechnya, nơi đang xảy ra chiến sự.

Những kẻ bắt cóc đặt bom để khống chế con tin và ra điều kiện với chính phủ Nga

Vào thời điểm đó, Guriyeva đã dạy tại trường được 26 năm. Bà là một trong những người cuối cùng bị lùa vào phòng tập. Đến lúc đó bà mới nhận ra ba đứa con của mình cũng ở trong đó.

“Nhiều năm đã trôi qua. Tôi vẫn không hiểu tại sao chúng tôi sống sót được. Không chết vì bom nổ mà vì 52 giờ dài đằng đẵng đó. Đó là điều thực sự khủng khiếp”, Guriyeva nói.

Những dòng nước mắt đỏ

Đầu tiên, những đứa trẻ được cho dùng nhà vệ sinh. Bọn trẻ vào đó uống nước vòi để có thể giảm bớt căng thẳng vì không khí ngột ngạt giữa mùa hè nóng bức. Đến ngày nay, nhiều người vẫn mang những chai nước đến phòng tập để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Cậu bé Boris khi đó 14 tuổi quá yếu vì phải chịu cái nóng kéo dài nên không đủ sức để chạy.

“Bọn chúng đã phá bồn rửa và đập đường ống để chúng tôi không uống nước được”, bà Guriyeva kể. “Bọn trẻ cố nhúng ướt quần áo khi đường ống vỡ ra để cố cứu lấy chút nước. Một số đứa trẻ ngậm nước trong miệng”.

Quá trình thương lượng giữa nhóm khủng bố và chính phủ Nga không tiến triển. Sang đến ngày thứ hai, hầu như không còn đứa trẻ nào được phép ra ngoài.

Sau trưa 3.9, cô giáo Guriyeva và các nạn nhân tưởng như rơi vào mê sảng trong nỗi khát khao chấm dứt bế tắc, dù hậu quả là gì. Và nó cũng đã kết thúc không lâu sau đó. Các tay súng hôm trước phải bắn lên nóc nhà để bắt con tin im lặng. Nhưng đến hôm sau, hàng trăm con tin trở nên hỗn loạn. Chỉ sau 1h chiều, một vụ nổ rung chuyển nhà tập.

Những ai có thể dồn hết sức lực thì ra sức chạy, nhưng nhiều nạn nhân nhanh chóng bị bắn gục. “Từ tầng 2, các tay súng bắt đầu nã đạn vào lưng bọn trẻ khi chúng đang chạy”, bà Guriyeva kể.

Một bé gái cố chạy được đã chạy thẳng đến đài phun nước. “Cô bé không chịu rời khỏi đài phun nước vì khát. Một tay súng bắn tỉa đã bắn chết em ngay tại chỗ đó”, bà Guriyeva nhớ lại.

Phần lớn nạn nhân thảm kịch con tin tồi tệ này là trẻ em và phụ nữ

Vụ nổ thứ hai cách vụ nổ thứ nhất không lâu, khiến mái phòng tập sập xuống và lửa bùng lên. “Khi tôi chạy đến thì con gái Verochka của tôi không còn sống nữa”, bà kể, rồi chỉ vào bức ảnh Vera, cô bé mới 11 tuổi vào lúc xảy ra vụ tấn công. “Khuôn mặt nó giống hệt như lúc xảy ra chuyện. Vẫn nụ cười ấy, chỉ đôi mắt nhắm lại và hai hàng máu đỏ chảy xuống cằm”, bà Guriyeva nói về khoảnh khắc cuối cùng ở bên con gái.

Trong tay mẹ, Vera siết chặt cây thánh giá mà cô bé tìm được, và cánh tay cô bé đan chéo trên ngực. Một mảnh bom găm phía sau đầu cô học trò nhỏ. Con trai bà, cậu bé Boris khắp người đầy máu. Cậu bị một mảnh bom găm vào bụng và xuyên sang lưng.

Irina chỉ bị vài vết thương nhỏ, nên Guriyeva bảo cô bé hãy cố gắng chạy thật nhanh. Boris vẫn đang thở nên bà ở lại bên con trai. Nhưng với đôi tay bị thương nặng, bà cũng không bế nổi con trai. Bà kéo con vào một nhóm con tin bị thương nặng không di chuyển được. Những bộ phận cơ thể văng ngay gần đó.

Những kẻ bắt cóc ra lệnh cho Guriyeva chạy ra khỏi nhà tập đến quầy phục vụ. Ôm lấy một bé gái nhỏ, bà chạy vào căn bếp gần đó để băng bó và họ đã uống thứ nước bẩn thỉu mà những kẻ bắt cóc dùng để xả chân gà đông lạnh. Bà dặn cô học sinh nhỏ đợi bà ở đó để bà quay lại đón Boris. Nhưng các tay súng chặn bà lại. Một kẻ dùng súng đập vỡ răng bà.

Lực lượng đặc nhiệm Nga xông vào, bà Guriyeva trốn thoát qua cửa sổ. Irina cũng thoát. Thi thể của Vera sau đó được nhận dạng nhờ bộ quần áo truyền thống mà cô bé mặc để chuẩn bị cho buổi biểu diễn theo kế hoạch.

Vụ khủng hoảng kết thúc sau 3 ngày. Nhưng đối với những người sống sót và những người thân yêu của họ, mọi thứ đã vĩnh viễn thay đổi.

 Binh lính và lực lượng an ninh tiếp cận khu vực trường bị chiếm đóng hôm 3.9.2004

“Sau hoàn cảnh khủng khiếp đó, ai cũng phải tự tìm lại cho mình ý nghĩa của cuộc sống, tìm lại mục đích của cuộc đời mình – hoặc cứ lầm lũi và kết thúc ở nghĩa địa. Nhiều người đàn ông đã tự tử”, bà Guriyeva nói. Những dấu hỏi về việc ai phải chịu trách nhiệm cho vụ khủng hoảng kết thúc bằng máu này vẫn còn day dứt.

Ông Stanislav, chồng bà Guriyeva, cứ bị dày vò bởi ý nghĩ trả thù, bởi việc tìm ra ai đó phải chịu trách nhiệm là điều không khả thi, và rằng lấy bạo lực để trả thù chỉ càng dẫn đến bạo lực.

Năm 2002, ông Stanislav qua đời. Sau vụ khủng bố, ông tìm đến rượu để quên. “Rượu cuối cùng đã kết thúc cuộc đời ông ấy”, bà Guriyeva cho biết.

“Một số người dành cuộc đời họ để làm sáng tỏ điều gì đã xảy ra. Một số người chìa cánh tay giúp tôi, như việc lập bảo tàng (để tưởng nhớ thảm họa). Một số người cứ khóc và kết thúc ở nghĩa trang, bên con của họ”, Guriyeva kể.

Cuộc đời mới

Chỉ 2 tháng sau thảm họa, bà Guriyeva đi làm trở lại. Một ngôi trường mới đã được xây dựng đối diện với Trường số 1. “Bài dạy đầu tiên của tôi sau vụ đó là trong lớp của con trai tôi. Khi tôi bước giữa hai dãy học sinh thì một cô bé đứng lên nói: "Tốt quá cô Nadezhda, cô đã đến lớp. Borya đâu hả cô? Bọn trẻ lúc đó không biết ai còn ai mất. Trong ngày lên lớp đầu tiên, chúng tôi chỉ khóc cùng nhau”, bà nhớ lại.

Đối với bà, dạy học cũng là nguồn sức mạnh để sống tiếp. Bà đã làm việc này trong 36 năm.

Thân nhân đến Trường số 1 để tưởng nhớ các nạn nhân của một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất thế giới nhằm vào trẻ em 

“Dù thích hay không, dù đau lòng hay không, dù trái tim có vỡ làm nhiều mảnh, bạn vẫn phải ra ngoài và dạy bọn trẻ. Tôi kèm cặp 10 đứa trẻ ở nhà chúng. Trước khi bước vào lớp, tôi thở sâu, nở nụ cười, rồi kết thúc bài giảng, ra ngoài và khóc suốt chặng đường đến nhà tiếp theo. Một số đứa trẻ cũng rất khổ sở”, bà Guriyeva kể.

Tấm bảng trên cổng trường mới đề dòng chữ: “Khởi đầu một cuộc đời mới”. Nhưng đối với bà Guriyev, đó không phải để trốn chạy khỏi quá khứ.

“Câu chuyện của Trường số 1 là câu chuyện của chúng tôi. Vụ tấn công khủng bố là câu chuyện của chúng tôi. Nó khó khăn. Nó khủng khiếp. Nó đẫm máu. Nhưng đó là câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi nhớ nó. Chúng tôi không chuyển sang trường mới và bắt đầu cuộc đời mới. Chúng tôi không khởi đầu một lần nữa. Chúng tôi chỉ tiếp tục sống cuộc đời của mình”, bà nói.

Năm nay 56 tuổi, bà Guriyeva chưa hết ám ảnh sau lần chứng kiến cái chết của chính con gái và con trai mình. “Tôi quyết định rằng, dù nỗi đau có kinh khủng như thế nào, tôi không nên truyền nó cho những người khác. Tôi vẫn còn cảm thấy như nó mới xảy ra hôm qua”, bà nhớ lại.

Let's block ads! (Why?)

Cháy chợ đầu mối Thủ Đức, tiểu thương hoảng hồn tháo chạy

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 11 giờ 45 ngày 4-9 tại chợ nông sản Thủ Đức, quận Thủ Đức (TP HCM). Vào thời điểm đó, các nhân viên và tiểu thương đang làm việc tại các quầy hàng thì phát hiện khói lửa bốc lên nghi ngút.

Hiện trường vụ cháy.

Lúc này, mọi người hô hoán, dùng bình chữa cháy mini dập lửa tại chỗ nhưng bất thành. Những quầy hàng chứa nhiều vật dụng, vật liệu dễ cháy khiến ngọn lửa bùng phát dữ dội. Người dân hỗ trợ các tiểu thương chuyển hàng hóa, vật dụng tháo chạy ra khu vực an toàn.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng quận Thủ Đức đã huy động nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục lính cứu hỏa đến hiện trường. Khoảng nửa tiếng sau, đám cháy mới được dập tắt.

May mắn không tổn thất về người, nhưng nhiều quầy hàng bị thiêu rụi hoàn toàn.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Let's block ads! (Why?)

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017: Thi trên giấy, chấm trên máy?

Trong buổi họp báo nhân dịp đầu năm học mới 2016 – 2017 diễn ra chiều 4/9, trước câu hỏi Bộ GD&ĐT về  phương án tổ chức thi công nhận tốt nghiệp và xét tuyển năm 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay Bộ đã có một tổ công tác bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm rà soát 1 cách kỹ lưỡng phương án 2016, lắng nghe dư luận, lấy ý kiến.

“Tại thời điểm này chưa phải là chính thức nhưng hướng và chủ trương của Bộ là phương án năm nay không phải là đổi mới mà tiếp tục thực hiện phương án của 2016. Năm 2016 được đánh giá là một năm thi và tuyển về cơ bản thành công, được xã hội đồng tình”- Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng thừa nhận, sau khi xem xét phương án 2016, có những điểm xét thấy cần cải thiện để tốt lên từ các bất cập.

Cụ thể, về tổ chức thi: Năm 2016 địa phương và ĐH, thực tế cho thấy địa phương có thể tổ chức được, thống nhất sẽ về 1 cụm. Về đề thi: Đề thi thực ra tốt nhưng những người làm giáo dục thấy chưa hợp lý là vẫn học thuộc lòng là chính.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp báo chiều nay 4/9. Ảnh: Như Ý

Năm 2016, trong quá trình thi cho thấy học sinh vẫn còn nhìn bài nhau. Chấm thi thì chấm theo barem nên mức độ “du di” khác nhau.

Vì thế, năm 2017 có cải tiến 1 bước là mở rộng ra tránh học lệch học tủ, nhưng áp dụng công nghệ thông tin để tạo thành những bài thi tổng hợp, vừa bao quát ngắn gọn.

“Năm tới đã có công nghệ thông tin và áp dụng phương án thi tổng hợp trắc nghiệm các nhóm thi khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, ngoại ngữ. Thi trên giấy, chấm thi trên máy giúp khắc phục tốt những vấn đề chưa chuẩn xác trong chấm thi”- Bộ trưởng Nhạ nói.

Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, năm 2017 không phải áp dụng phương án mới mà 2016 đã thể hiện ưu việt, bây giờ hoàn thiện tốt hơn chứ không phải là mỗi năm một phương án.

“Đổi mới là quá trình liên tục nhưng vấn đề là đổi mới phải tính đến sự khả thi, lâu dài, tránh tình trạng không đầy đủ cơ sở khoa học thực tiễn, dẫn đến đổi mới phải làm lại. Đổi mới mà có bước đi, có sự chuẩn bị tốt thì càng ngày càng tạo nền tảng tốt. Giáo dục không phải là đổi mới hôm nay mai mới có kết quả mà phải chục năm sau, cũng có đổi mới 1 – 2 năm sau có kết quả ngay”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm.

Nhiều vấn đề “nóng” được giải đáp

Cũng trong cuộc họp báo chiều nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định muốn giảm dạy thêm, học thêm phải có lộ trình, trong đó có cả chỉnh sửa chương trình thi cử và chỉnh sửa chương trình sách giáo khoa.

 “Chúng tôi cũng có sự chuẩn bị vì việc làm SGK phải kết hợp được đổi mới nâng cao chất lượng giáo viên đóng góp quá trình làm SGK, chứ không chỉ dựa vào một nhóm chuyên gia. Với trên dưới 1 triệu giáo viên tại sao chúng ta không chọn được người giỏi. Tôi tin khi có chương trình tổng thể môn học rồi thì việc làm SGK rất nhanh và trong lúc chờ, tôi đã chỉ đạo tiếp tục cắt giảm chương trình trong SGK ở các nội dung trùng lặp để tránh quá tải"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, bây giờ đổi mới sách giáo khoa là muộn rồi nhưng muộn mà chắc, vì để đổi mới SGK cần có chương trình tổng thể.

Đối với mô hình trường học mới (VNEN), Bộ trưởng Nhạ cho rằng, một mô hình mới phải phù hợp với tất cả mọi người, vì thế phải thí điểm đã, phổ biến một số tiến bộ của mô hình, không nhất thiết ai cũng phải áp dụng điều này. Lỗi không phải do mô hình mà là vì áp dụng máy móc.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng cho rằng, Bộ sẽ rút kinh nghiệm trong vấn đề hướng dẫn và tổ chức. Mức độ nhân rộng ít đi, phổ biến dần dần, không nhất thiết địa phương nào cũng phải áp dụng mô hình này và mỗi nơi áp dụng phải có điều kiện kèm theo.

Còn vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định đó là một nhu cầu có thực.  Chuyện cấm dạy thêm phải hiểu là cấm dạy thêm tràn lan, hay những hành vi dạy thêm trái quy định như đưa nội dung chính khoá vào giờ dạy thêm.

Theo ông Nhạ, muốn giảm tình trạng dạy thêm, học thêm như hiện nay, cần phải có lộ trình, trong đó,  việc quan trọng là chỉnh sửa nội dung chương trình, sách giáo khoa.

Tin tức - Rối với tuyển sinh trực tuyếnRối với tuyển sinh trực tuyếnSau ba ngày chính thức áp dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2016-2017 ở Hà...

Let's block ads! (Why?)