Saturday, September 3, 2016

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào lưỡi khi đang nhậu

Ngày 3-9, thông tin từ Bệnh viện Quân Y 121, cho biết sức khỏe của bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn đang trong quá trình hồi phục, có thể sẽ xuất viện vào đầu tuần sau.

Trước đó vào ngày 29-8, bệnh nhân L.V.L. (SN 1964, ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) được Bệnh viện Đa khoa Cầu Kè chuyển đến Bệnh viện Quân Y 121 trong tình trạng tay, mặt và lưỡi sưng tấy do bị rắn lục đuôi đỏ cắn trúng. Người nhà bệnh nhân cho biết, trong lúc đang nhậu tại nhà vào ban đêm, ông L. bị một con rắn cắn vào tay. Chụp được thân con rắn, ông L. đưa lên mặt xem và nói chuyện cùng những người đang nhậu thì bất ngờ bị con rắn cắn tiếp vào đầu lưỡi.

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào lưỡi khi đang nhậu - 1

Thời gian gần đây, ở ĐBSCL có khá nhiều trường hợp người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn trúng. Ảnh Internet

Khi chuyển đến Bệnh viện Quân Y 121, bệnh nhân L. được bác sĩ khoa cấp cứu tức tốc mở khí quản cấp cứu, truyền gần 20 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, dùng thuốc chống rối loạn đông máu... nên được cứu sống.

Thời gian gần đây, ở nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL liên tục xảy ra tình trạng người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Trong đó, Bệnh viện Quân Y 121 đã cấp cứu và chữa trị thành công hàng chục bệnh nhân.

Let's block ads! (Why?)

Người nghèo và người ly hôn dễ tái phát bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Trong công trình nghiên cứu kéo dài 4 năm với sự tham gia của 29.953 bệnh nhân từng một lần bị nhồi máu hay đột quỵ. Trong thời gian đó 2405 (8%) tái phát nhồi máu hay đột quỵ. Ngoài mối liên hệ trên, các nhà khoa học không phát hiện mối liên quan giữa trình độ học thức và nguy cơ tái phát căn bệnh trên.

Theo các tác giả của công trình nghiên cứu trên, khi điều trị, các bác sĩ cần chú ý đến hoàn cảnh gia đình và thu nhập của bệnh nhân, những người đã từng bị nhồi máu và đột quỵ và như vậy có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Trước đó, theo Zee News, trong một công trình nghiên cứu được tiến hành ở Đại học Glasgow có sự tham gia của 35.537 người từng bị đột quỵ, bị bệnh tim mạch hay tiểu đường. Kết quả, trong 4 năm theo dõi, có 3939 người tình nguyện bị biến cố về tim mạch. Kết luận chỉ ra rằng những người bị trầm cảm hay tăng huyết áp gặp nguy cơ nhồi máu, đột quỵ, suy tim và tử vong sớm cao hơn 83% so với những người không bị trầm cảm và bệnh huyết áp, còn những người bị huyết áp thấp và trầm cảm thì nguy cơ đó cao hơn 36%. Như vậy, theo dõi huyết áp và chữa trị trầm cảm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tử vong sớm.

Trong khi đó, theo Psych Central, các nhà nghiên cứu ở Đại học Leiden phát hiện ra rằng những người thường thực hiện các chức năng hành chính-những quá trình kế hoạch hóa theo mục tiêu, thay đổi phản ứng tùy theo tình hình, suy đoán, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề… cũng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Các nhà khoa học giải thích rằng sở dĩ như vậy là vì những vấn đề liên quan đến các chức năng hành chính cho thấy hoạt động của não bị phá vỡ, trước hết là do rối loạn cung cấp máu cho não và các bệnh về tim mạch.

Let's block ads! (Why?)

Sốc: Thư Kỳ bất ngờ tuyên bố đã kết hôn với Phùng Đức Luân

© Copyright 2004-2013 EVA.VN, all rights reserved. Sử dụng phần mềm EVA OCM 5.1. Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H. Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804. VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, P2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519.
Giấy phép số: 351/GP-TMĐT ngày cấp 5/2/2015. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm trang tin: Nguyễn Thị Hồng Yến
HOTLINE: 0965 08 24 24 hoặc 0903 288 624

Let's block ads! (Why?)

Nặng trĩu nỗi lo năm học mới

Tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), tiền quỹ lớp năm học 2016-2017 bất ngờ tăng lên 1 triệu đồng/học sinh/năm, gấp đôi so với năm học trước.

Đóng trước tiền ngày nhà giáo

Nghe cô giáo thông báo mà bà N.T.N, có con đang học lớp 12, hoảng hốt. “Gia đình khá giả thì có thể không sao nhưng với gia đình thuần nông như nhà tôi thì phải tằn tiện lắm mới đủ tiền đóng. Đó là chưa kể bao nhiêu khoản tiền khác nữa. Giờ nhà trường đã yêu cầu thì chúng tôi phải chấp hành thôi” - phụ huynh này chia sẻ.

Đầu năm học mới, các khoản thu đang là gánh nặng của phụ huynh. Ảnh: ĐÌNH THI

Cùng chung hoàn cảnh, ông T.H.C, có con đang học lớp 11, cho biết dù thấy mức thu quỹ lớp như vậy quá cao nhưng ông chỉ muốn con mình học tốt, được thầy cô quan tâm nên giáo viên đã thông báo thì dù muốn hay không cũng phải đóng. Khi họp phụ huynh, giáo viên cũng thông báo quỹ lớp dùng để chi tiêu các hoạt động chung, nếu cuối năm còn dư sẽ tổ chức cho học sinh đi dã ngoại hoặc liên hoan.

Trong khi đó, cô Phạm Thị Diêu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, cho biết tiền quỹ lớp để chi tiêu các khoản như: photocopy đề thi, tài liệu, giấy kiểm tra cho học sinh; lau dọn nhà vệ sinh; khen thưởng; quà cho giáo viên 20-11… Tuy nhiên, tùy tình hình của mỗi lớp mà thu số tiền khác nhau, có lớp tiền quỹ chỉ vài trăm ngàn đồng. Theo cô Diêu, nếu những khoản chi tiêu này để cho học sinh tự túc thì số tiền lớn hơn rất nhiều.

Một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai khẳng định các trường không được phép thu ngoài quy định. Khi phóng viên nêu một số khoản trong quỹ lớp như tiền quà cho giáo viên ngày 20-11, tiền hiếu hỉ..., lãnh đạo này cho biết sẽ kiểm tra lại bởi các khoản này ngoài quy định, cần phải loại bỏ.

Thay đổi xoành xoạch

Tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, chị Trần Thị Thanh Lan gượng cười nhìn con gái xúng xính ướm thử đồng phục lớp 1. Chị có 2 con đang học lớp 6 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi và lớp 1 Trường Tiểu học Thăng Long. Riêng 1 bộ đồng phục và sách vở đã tốn cả triệu đồng. Vừa đi họp phụ huynh cho con nhỏ về, chị Lan cứ băn khoăn không hiểu sao mọi năm, tiền BHYT chỉ gần 400.000 đồng, năm nay tăng lên 544.000 đồng mà cô giáo không nói lý do.

“Cháu lớn học lớp 6 chưa được mời họp. Không biết còn khoản thu nào nữa. Vợ chồng tôi chịu khó thay phiên nhau đưa đón các con về nhà ăn cơm trưa để đỡ tốn thêm khoản bán trú” - chị Lan nói.

Chị Nga cũng có con đang học Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi kể rằng mỗi năm, các con chị phải góp tiền mua đồng phục học sinh gồm: đồ cộc, đồ dài, đồ thể dục, đồ mùa đông. Đồ của chị vẫn mới mà em không dùng lại được vì quần áo năm sau mẫu mã lại khác so với năm trước. Bố mẹ tiếc tiền nhưng không mua cho con thì không được. Chưa hết, tùy theo từng trường, năm nay lại thay đổi bìa vở, hộp đựng bút, mua lượng lớn bút chì… mà giá tiền mỗi món cũng không hề rẻ.

“Sao ngành giáo dục thay đổi nhiều quá, không áp dụng như thời xưa để các cháu lớp sau dùng lại sách vở của lớp trước!” - một phụ huynh ở TP Bảo Lộc thắc mắc.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Bảo Lộc, cho hay các khoản thu đang là gánh nặng của phụ huynh, học sinh. Đặc biệt, BHYT bắt buộc phải đóng vì theo quy định của Bộ GD-ĐT. Hiện nay, tại các xã Đại Lào, Lộc Châu và cả phường Lộc Tiến… của TP Bảo Lộc, việc thu tiền phí BHYT đạt mức rất thấp. Có nhiều trường đưa vào mục tiêu thi đua của năm nhưng cũng chưa tới 70%.

“Chúng tôi đang vận động hỗ trợ các em thuộc diện nghèo, khó khăn và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện tối đa cho con em tới trường, tránh bỏ học giữa chừng” - bà Hương nhấn mạnh.

Dừng cấp sách vở cho học sinh dân tộc thiểu số

Ngoài thực hiện các chính sách hỗ trợ của trung ương, những năm học qua, tỉnh Đắk Lắk có thêm chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm động viên, khuyến khích các em đến trường. Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách khó khăn, năm học 2016-2017, tỉnh tạm dừng chính sách này khiến nhiều trường vùng sâu, vùng xa có nhiều học sinh chưa đủ sách vở, đồ dùng học tập.

Theo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, mặc dù chính sách đặc thù của địa phương không còn nhưng Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 có hiệu lực. Theo đó, nhà nước hỗ trợ trực tiếp chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ nghèo, trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế với mức 100.000 đồng/tháng/học sinh để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Dự kiến, toàn tỉnh có 42.000 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86, với kinh phí khoảng 17-18 tỉ đồng.

Let's block ads! (Why?)

Đi học về, nữ sinh bị chích kim tiêm dính máu vào người

Ngày 3-9, thông tin từ Công an huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết đang thụ lí vụ việc 1 nữ sinh lớp 6 trên địa bàn đang trên đường đi học về đã bị nhóm thanh niên chích kim tiêm dính máu vào người. Bước đầu, lực lượng công an đã thu được 4 kim tiêm dính máu tại hiện trường.

Đoạn đường vắng nơi cháu T. bị nhóm thanh niên chích kim tiêm dính máu vào cánh tay

Theo phản ánh của gia đình anh Chu Đình H. (SN 1983, ngụ xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết gia đình đang rất lo lắng trước việc con gái anh là cháu T. (SN 2004, học sinh lớp 6, Trường THCS xã Hoằng Ngọc) bị một nhóm thanh niên nghiện ma túy khống chế, dùng kim tiêm chích vào cánh tay.

Theo anh H., khoảng 11 giờ 30 ngày 30-8, con gái anh trên đường về nhà, khi còn cách nhà vài trăm mét, cháu T. trông thấy 4 thanh niên đang dựng xe máy, dùng kim tiêm chích ma túy bên vệ đường, nên em la hét rồi bỏ chạy. Thấy vậy, nhóm thanh niên sợ bị lộ nên đã chạy tới khống chế, nhưng cháu T. hoảng sợ đã la hét và bị 1 tên trong nhóm dùng kim tiêm đâm mạnh vào cánh tay trái rồi lên xe bỏ chạy.

"Về nhà, con bé kể lại và cho biết nhóm trên đang rất trẻ tuổi (khoảng 20 tuổi) và cháu không quen biết. Tên khống chế con gái tôi có một vết sẹo ở lông mày trái, một trong hai cánh tay người này có hình xăm con rồng. Cả 4 đi trên chiếc xe Dream” – anh H. cho biết.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình anh H. đã làm đơn trình báo lên cơ quan công an, đồng thời đưa cháu T. tới Trung tâm y tế tiêm phòng và mua thuốc uống phơi nhiễm ngừa HIV. “Bác sĩ nói phải 3-6 tháng mới biết được cháu có nhiễm HIV hay không, nên gia đình rất lo lắng” - anh H. nói.

Hiện cháu T. đang được gia đình xin nhà trường cho nghỉ học ít hôm vì tâm lí của cháu mấy ngày qua không ổn định. Gia đình anh H. mong muốn cơ quan công an sớm tìm ra nhóm thanh niên trên để nghiêm trị và xác định xem cháu T. có bị lây nhiễm HIV không.

Theo người dân xã Hoằng Ngọc, khu vực cháu T. bị nhóm thanh niên chích kim tiêm vào người là nơi ít người qua lại, là nơi con nghiện hay lui tới để tiêm chích.

Let's block ads! (Why?)

Cơm tối có đậu phụ sốt tương đảm bảo cơm hết trong nháy mắt

Vô cùng đơn giản với chỉ chừng 15 phút chế biến bạn đã có ngay món đậu phụ sốt tương đảm bảo đậm đà vừa vặn khi ăn cùng cơm trắng.

Let's block ads! (Why?)

Biển người - biển rác ở phố đi bộ Hồ Gươm

Đêm 2/9, hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm để tham quan, vãn cảnh. Tuy năm nay thành phố Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa nhưng việc khai trương tuyến phố đi bộ mới là nguyên nhân thu hút một lượng lớn người dân tập trung về đây.

 Biển người đổ về khu vực trung tâm Thành phố trong đêm Quốc Khánh 2/9.

Dòng người ùn ùn từ khắp nơi kéo về khiến phố Đinh Tiên Hoàng không còn một chỗ trống.

Rất đông du khách háo hức lần đầu được trải nghiệm tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm.

 Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ du khách vô ý thức đã khiến tuyến phố đi bộ, không gian văn hóa nghệ thuật này trở nên xấu xí, nhếch nhác.

 Khu vực tượng đài Cảm tử quân và Tháp Bút thu hút rất đông du khách. Khi vắng bóng lực lượng bảo vệ, nhiều bậc phụ huynh vô ý thức để con em mình leo trèo lên các di tích này chỉ để… chụp ảnh.

Chân Tháp Bút chật kín người leo trèo chụp ảnh, thậm chí cả vẽ bậy lên di tích lịch sử.

Rác thải chủ yếu là đồ ăn, thức uống, vỏ lon bia, túi nilon bị vứt bỏ nằm la liệt khắp nơi.

 Theo ghi nhận của PV, dọc xung quanh phố đi bộ, đặc biệt là trên tuyến phố Lê Thái Tổ (đoạn đối diện đài phun nước) tập trung rất đông các hàng quán bán nước giải khát. Các hàng quán tại đây bày bán tràn lan giữa vỉa hè.

Rác thải từ các hàng quán vứt la liệt trên vỉa hè, dưới lòng đường tạo ra hình ảnh vô cùng nhếch nhác.

Những hình ảnh xấu xí khiến du khách ngán ngẩm khi đi dạo phố đi bộ quanh Hồ Gươm dù mới được khai trương 1 ngày.

Mặc dù đã có lệnh cấm các phươn tiện lưu thông trên tuyến phố đi bộ thế nhưng nhiều người vẫn cố tình điều khiển xe chạy với tốc độ cao quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm gây ra cảnh náo loạn không khác gì trường đua ngay trên phố đi bộ vào lúc đêm khuya.

 Không chỉ chạy xe  ngược chiều, phóng với tốc độ cao mà nhiều thanh niên còn đánh võng, nẹt pô gây náo loạn cả một góc phố.

 Hầu hết các trường hợp chạy xe trong phố đi bộ khi gặp lực lượng cảnh sát thì lập tức quay đầu xe bỏ chạy hoặc xuống dắt xe 1 đoạn rồi lại tiếp tục nổ máy.

Let's block ads! (Why?)