Monday, July 4, 2016

Vì sao nhiều người bỗng đau buốt đầu vì ăn kem, uống nước lạnh?

Ăn kem tưởng mát, uống nước đá lạnh, bia rượu lạnh và cả những món tráng miệng ướp lạnh tưởng lành, nhưng ngày nóng nếu không biết ăn uống đúng cách sẽ bị đau buốt đầu.

Theo BS Đặng Văn Quế (nguyên bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội), hiện tượng đau đầu khi ăn kem, đồ ướp lạnh của 2 trường hợp trên, y học gọi là chứng “não đông”, ai cũng có thể mắc đột ngột khi dùng đồ lạnh.

Nguyên nhân là khi ăn kem, nước đá, bia rượu, thực phẩm ướp lạnh (soda, sữa, nước sinh tố lạnh...) qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển, các mạch máu lên não..., nhất là vùng não trước bị kích thích tại chỗ khiến nó co lại, trong khi mạch máu vùng não lại giãn phồng ra hơn bình thường (gần như bị tăng áp lực vỏ não).

Các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu như bị giật... khiến đầu đau nhức buốt, buồn nôn, nhất là vùng thái dương, trán.

Tuy không nguy hiểm, nhưng chứng đau buốt đầu có nguy cơ gây ức chế hệ thần kinh, đau nửa đầu migraine rất cao.

Người có thần kinh nhạy cảm cũng dễ bị đau đầu khi ăn kem giữa ngày nóng. Còn những người đã có chứng đau nửa đầu thì nguy cơ sẽ trầm trọng hơn.

Vì sao nhiều người bỗng đau buốt đầu vì ăn kem, uống nước lạnh? - 1

Kem rất mát và nhiều người thích ăn ngày nóng, nhưng cần ăn đúng cách để không bị đau buốt đầu. Ảnh minh họa.

Vị trí đau buốt đầu thường ở giữa trán, hoặc gần huyệt thái dương – y học gọi là chứng “não đóng băng”. Và vì chứng này gây buồn nôn nên nhiều người nhầm tưởng là trúng gió.

Sau 30 giây hoặc vài phút cơn đau sẽ tự hết, nhưng hầu hết người bệnh sẽ thấy đau đầu lâu hơn, trẻ nhỏ thì phát khóc vì sợ hãi. Cũng có trường hợp bị nặng phải tới bệnh viện khám, nhưng không gây nguy hiểm, cũng không phải là triệu chứng của bệnh gì... mà chỉ gây khó chịu một lúc nên không phải uống thuốc chữa trị.

Xử trí và phòng tránh cơn đau bất chợt

Khi ăn kem, uống đồ ướp lạnh, xơi những món tráng miệng cực lạnh thì nên đề phòng hiện tượng đau buốt đầu đột ngột như trên. Nếu đang ăn, uống đồ lạnh mà đột ngột thấy đau buốt vùng đầu, thái dương, hãy bình tĩnh xoa bóp, mát xa vào chỗ đau để triệu chứng giảm và chấm dứt.

Cần đề phòng cơn đau buốt đầu bằng cách:

- Ăn kem nên ăn chậm, nên dùng thìa nhôm xúc kem (kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thìa nhựa, giảm độ lạnh nhanh hơn) và không nên ăn quá 2 que kem liền một lúc.

- Uống đồ lạnh nên uống từ từ, không nên uống nhiều nước lạnh một lúc nhằm giảm bớt độ lạnh.

- Chỉ nên dùng đồ lạnh khoảng 10 độ C trở lên để tránh kích thích tạo cơn đau buốt đầu. Có thể làm giảm chênh lệch vòm miệng và đồ lạnh bằng cách để trước miệng hà hơi hít thở một lúc. Hoặc ngậm kem, nước trong miệng một lúc hãy nuốt xuống.

- Dạy trẻ khi thấy cảm giác bị đau đầu thì hãy ngừng ăn kem và đồ lạnh một lúc để vòm họng ấm lên hãy ăn, uống tiếp.

Nên:

- Ăn 1-2 que kem hoặc lượng tương đương 100-150g kem mỗi ngày

- Ăn kem, uống đồ ướp lạnh nên dùng thìa hoặc nhấp từng ngụm nhỏ.

- Muốn làm mát cơ thể khi nắng nóng và khát chỉ nên ăn uống đồ ướp lạnh ở khoảng 8-15 độ C... và uống nên từ từ.

Let's block ads! (Why?)

Tin "thần dược" sả tươi trị khỏi ung thư, cụ ông ngày càng suy kiệt

Phương pháp “thần kỳ”?

Mới đây, thông tin uống 8 cốc nước củ sả tươi mỗi ngày sẽ có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư được dân mạng chia sẻ liên tục. Phương pháp “thần kỳ” này đang rộ khiến nhiều bệnh nhân ung thư vui mừng vì con đường sống sẽ được kéo dài thêm.

Nick HoangQuyen, người đăng thông tin này còn khẳng định, nhiều chuyên gia nổi tiếng hàng đầu về thuốc đông y đã kiểm tra lại sự ảnh hưởng của tinh chất dầu sả trên tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, trong khi tinh chất dầu sả diệt tế bào ung thư thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Với những lời quảng cáo có cánh, nhiều người ngay lập tức áp dụng bài thuốc “thần kỳ” này để hy vọng có thể khỏi bệnh.

Là người không may mắn, ông Trần Văn Mười (tại Thanh Hóa) mắc bệnh ung thư dạ dày cho biết: “Tôi không dám đi bệnh viện vì gia đình hoàn cảnh, nghe đâu, ung thư chữa tốn tiền lắm, vì thế, tôi lân la lên mạng, vô tình đọc được bài “Uống nước cây sả làm cho tế bào ung thư tự tiêu”.

Tin "thần dược" sả tươi trị khỏi ung thư, cụ ông ngày càng suy kiệt - 1

Loạn thông tin nước sả tươi chữa được ung thư

Người ta đăng lên thì chắc là người ta đã uống rồi. Vậy thì mình lo gì. Vì thế, tôi rất tích cực uống nước sả tươi. Nhà tôi trồng nhiều sả nên việc lấy “thần dược” uống là vô cùng đơn giản”.

Cứ như vậy, ông Mười không chịu đi bệnh viện mà một mực tin rằng, cứ uống nước sả tươi mỗi ngày 8 cốc là khối u ung thư sẽ biến mất. Chẳng cần phải tốn tiền. Hơn 3 tháng qua, dù kiên trì uống nhưng ông không thấy khá hơn mấy. Uống nước sả bụng luôn cồn cào thậm chí là người còn mệt hơn. Vì trót nói với gia đình, bạn bè, đó là “thần dược” nên giờ ông không dám than với ai.

Cũng là một tín đồ của những bài thuốc nam, cứ nghe ở đâu mách có “thần dược” là chị Hoàng Thị Phương (Phú Thọ) lại săn lùng bằng được cho bố mình uống.

Nói chuyện với PV, chị Phương cho biết: “Mình thường xuyên vào các trang mạng xã hội, các bà mẹ bìm sữa, họ chia sẻ rất nhiều bài thuốc hay. Dù không thấy có tài liệu nào ghi về những bài thuốc “thần kỳ” này nhưng mình vẫn muốn cho bố thử.

Ông bị ung thư phổi, cứ phải đi viện xạ trị nhìn rất thương mà sức khỏe chẳng cải thiện được mấy. Mình mong sẽ có phép nhiệm màu từ loại nước này”.

Không có cơ sở khoa học

Không nghe bất kỳ lời khuyên của ai, chị Phương một mực nghĩ rằng, chỉ cần cho bố mình uống ngày đủ 8 cốc nước sả do chính tay chị sắc là bố chị sẽ khỏi bệnh, không phải chịu đựng những cơn đau nữa.

Thậm chí, chị còn phơi khô củ sả rồi nghiền thành bột, trộn vào cơm cho bố mình ăn. Hay ngâm sả với một lượng nước vừa phải nhưng để vài ngày, như vậy nó mới ngấm được vào người.

“Nhưng tôi không ngờ, vì ép ông cụ uống quá nhiều nước sả, ăn nhiều bột, thức ăn chế biến từ sả mà cơ thể ông cụ hoàn toàn suy kiệt vì 1 thời gian dài chỉ ăn toàn ăn rau, củ không đủ dưỡng chất. Nhìn ông cụ ngày một yếu đi mà tôi thấy ân hận vô cùng, đúng là tiền mất tật mang”, chị Phương cho biết.

Tin "thần dược" sả tươi trị khỏi ung thư, cụ ông ngày càng suy kiệt - 2

Nhiều người quá tin vào "thần dược" này mà tiền mất tật mang.

Trước tình trạng nhiều bệnh nhân ung thư đang tin vào "phép màu" từ những bài thuốc không rõ nguồn gốc, hay thông tin trên mạng ảo, trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh - Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam cho rằng: “Hiện nay chị em thường xuyên lên mạng đọc những thông tin lan truyền không được kiểm chứng rồi làm theo thì thật sự rất nguy hiểm.

Cây Sả (Cymbopogon sp., họ Lúa – Poaceae) có khoảng 55 loài và rất gần gũi với con người, vì được sử dụng nhiều dưới dạng gia vị, mỹ phẩm (tinh dầu dùng để chế nước hoa, làm thuốc, chủ yếu là giải cảm, tiêu độc; không có bất cứ bằng chứng khoa học nào về tác dụng chữa ung thư).

Tâm lý con người khi mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó có ung thư, thường “vái tứ phương” và tin dùng tất cả cái gì, phương pháp nào có thể bấu víu được.

Nhưng tôi khuyên người bệnh nên bình tĩnh, thông thái hơn bằng cách gửi gắm sinh mệnh mình cho các thầy thuốc được đào tạo bài bản, các cơ sở khám chữa bệnh có năng lực chứ không nên chạy theo những lời đồn thổi không có cơ sở khoa học".

Let's block ads! (Why?)

Trấn Thành: 'Tôi bị giam suốt 24 giờ ở Mỹ, 3 giờ ở Hàn Quốc'

Sau khi trở về Việt Nam, Trấn Thành chia sẻ với Zing.vn về những gì xảy ra với anh trong suốt 48 tiếng bị giữ trong sở di trú Mỹ và việc bị tạm giam ở Hàn Quốc.

Bài viết, video và hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@tintuc.vn. Các tác phẩm sẽ được duyệt đăng và nhận chế độ nhuận bút hấp dẫn của tòa soạn.

  • Thích và chia sẻ bài viết trên:

Let's block ads! (Why?)

Bỏng nặng hai chân do nướng mực bằng cồn

Đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bé Nguyễn Văn Đ. Hà Nội 10 tháng tuổi bị bỏng nặng với vết bỏng sâu ở tay mà nguyên nhân chỉ là do bé sờ vào nút hơi nồi cơm điện.

Mẹ của bé cho biết do chút bất cẩn không để ý đến con, bé Đ. bò đến sờ vào nút hơi nồi cơm điện. Thấy con bị như thế, chị nghĩ cháu chỉ bỏng bình thường nhưng không ngờ vết bỏng lại sâu như thế. Một vết tròn sâu trên tay bé và cộng thêm biến chứng do bỏng khiến ba ngón tay của bé dính lại với nhau.

Các bác sĩ cho biết bé sẽ phải điều trị tách ba ngón tay ra để bàn tay có thể hoạt động được như cũ.

Bỏng nặng hai chân do nướng mực bằng cồn - 1

Chị Nguyễn Thị Thanh Th. quê ở Thái Bình bị bỏng cả hai chân khi lần đầu tiên nướng mực bằng cồn.

Khi bị bỏng phải xử lý bình tĩnh, cách ly tác nhân gây bỏng.

Khi bị lửa bám vào quần áo thì nên nằm để dập lửa. 

Sập cầu giao khi bỏng điện. 

Khi bị bỏng nên ngâm trong nước lạnh hoặc dưới vòi nước để làm lạnh cho vết bỏng.

Trường hợp của bé Nguyễn Gia B. trú tại Nam Định cũng bị bỏng. Bé B. được bà bế sang nhà hàng xóm chơi. Mới 11 tháng, đang tập đi nên bé đã lao đến cái phích nước khiến phích nước đổ ra và bé bị bỏng. May là phích nước được nấu từ sáng nên đến chiều đã giảm nhiệt độ, vết bỏng không quá sâu.

Tại khoa Bỏng, các bác sĩ cảnh báo, đa số trẻ bị bỏng do chạm phải phích nước sôi, đồ ăn nóng như cháo, mì tôm và bỏng điện. Có những cháu chạm vào bát cháo nóng, bát bột nóng khiến bàn tay bỏng nặng. Có những bé thì bị bỏng điện do tiếp xúc với điện. Đây đều là những tai nạn nguy hiểm.

Không chỉ trẻ nhỏ mà số người lớn nhập viện vì bỏng ở bệnh viện cũng gia tăng.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh Th. quê ở Thái Bình bị bỏng cả hai chân khi lần đầu tiên nướng mực bằng cồn. Chị Th. cho biết, chị cầm chai đổ cồn vào chảo có mực nhưng chai cồn bị nổ, lửa bén vào váy khiến hai chân chị bị bỏng rất nặng.

Theo thống kê của khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vào những ngày hè, số bệnh nhân nhập viện do bỏng tăng 20%, trong đó có tới 60% bỏng ở trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Thống – trưởng khoa Bỏng bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, trẻ em bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao trong bỏng. Trên thực tế bỏng có thể tránh được nhưng do bất cẩn của người lớn. Với những trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi rất dễ bị bỏng vì giai đoạn này trẻ tập đi, tập bò, hay khám phá.

Ngoài ra, do không nhận thức được hậu quả của bỏng cồn nên hiện nay còn rất nhiều người dân chủ quan vẫn sử dụng cồn để nướng thức ăn. Chỉ cần một tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

Let's block ads! (Why?)

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ sớm nhất bạn có thể không biết

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ sớm nhất bạn có thể không biết - 1

Đột quỵ xảy ra khi xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột. Ảnh minh họa.

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.

Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm củabệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Dấu hiệu ban đầu của đột quỵ

Vì đột quỵ không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ban đầu bạn có thể nhận ra và lập tức sơ cứu ngay để tránh nguy hiểm:

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ sớm nhất bạn có thể không biết - 2

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ lẫn người già. Ảnh minh họa.

- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu, theo Trí thức trẻ.

Cách sơ cứu khi có biểu hiện đột quỵ

Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu trên, cần đưa đi cấp cứukịp thời để tranh thủ "giờ vàng" cứu sống người bị đột quỵ Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm.

Thường chỉ có thời gian vàng 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ để cứu sống người bệnh. Vì sau 3-4 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời, sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày điều trị và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần giúp đỡ.

Mức độ di chứng để lại sau này cho bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.

Cách xử lý khi đợi xe cấp cứu

Nếu người bệnh tỉnh:

Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.

Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.

Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…

Nếu người bệnh ở trạng thái lơ mơ:

Sơ cứu người bị đột quỵ ở trạng thái lơ mơ bằng cách kiểm tra mạch, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về một bên không liệt và phải luôn để đầu ở tư thế nâng nhẹ, theo Kiến thức.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ sớm nhất bạn có thể không biết - 3

Nếu người bệnh bị hôn mê:

Cần sơ cứu theo những bước đã kể trên. Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).

Người bị đột quỵ rất dễ bị tái phát, đã bị đột quỵ lần đầu sẽ rất dễ bị các lần sau nên cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ cũng như tái phát. Đặc biệt, lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Cho nên cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát. Người bệnh không hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, phải chăm chỉ tập thể thao, chế độ làm việc và nghỉ ngơi phải khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Khi trời lạnh, cần mặc ấm, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

- Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ, theo Vietnamnet.

- Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

- Kiểm soát cholesterol trong máu.

- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

- Ổn định trọng lượng cơ thể.

- Thực hiện đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Let's block ads! (Why?)

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có độc không?

Tỏi ngâm dấm có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Hiện nay, có không ít nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi đối với sức khỏe.

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit sẽ kích thích các thành phần dược lý trong tỏi, theo Vietnamnet.

Chính vì vậy, tỏi ngâm dấm có tác dụng trong việc đề phòng các bệnh tim mạch. Vì dấm chính là môi trường axit kích thích thành phần dược lý ở trong tỏi.

Nếu bạn ăn tỏi thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa xơ cứng động mạch, xuất huyết não… Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Ăn tỏi còn có thể ngừa ung thư da, ung thư dạ dày. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình lão hóa, giúp bạn trẻ lâu hơn.

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có độc không?

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có độc không? - 1

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh vẫn có thể ăn được, tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh không tốt bằng tỏi già ngâm dấm bình thường. Ảnh minh họa.

Nếu ngâm tỏi không đúng cách, tỏi có thể chuyển sang màu xanh và nhiều người tỏ ra lo ngại, không dám ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỏi chuyển màu xanh hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân tỏi chuyển màu như vậy là do bạn dùng tỏi non để ngâm. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm bị xanh mà không lo sợ bị độc.

Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và được ngâm đúng cách. Theo thống kê, tỏi ngâm dấm là món được dùng từ lâu đời nhưng chưa có ca nào ngộ độc được ghi nhận.

Cách làm tỏi ngâm dấm đúng cách, không bị xanh

Nguyên liệu:

- 500gr tỏi

- Quả ớt: khoảng 10 quả

- 400ml dấm gạo (hoặc dấm hoa quả)

- 2 thìa nhỏ muối

- 1 âu nước sôi già

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có độc không? - 2

Cách làm:

Bước 1: Tỏi bóc sạch vỏ áo phía ngoài. Tiếp theo, rửa sạch những tép tỏi.

Bước 2: Sau đó chuẩn bị 1 âu nước sôi già và cho 2 thìa muối vào.

Bước 3: Cho tỏi vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút việc này sẽ giúp món tỏi ngâm dấm luôn trắng giòn.

Bước 4: Sau khi ngâm nước sôi xong, vớt tỏi ra rổ để cho ráo nước.

Bước 5: Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi.

Sau 1 tuần là bạn đã có món tỏi ngâm dấm trắng giòn. Bạn ngâm trong lọ cả tháng mà tỏi vẫn không bị ngả màu xanh.

Let's block ads! (Why?)

Thơm mềm khó quên món bánh mì cuộn

Mát trời hãy làm 1 mẻ bánh mì cuộn hương quế thơm nức mũi cho cả nhà thưởng thức vào bữa sáng nhé!



* Phần vỏ bánh:

_ 300gr bột mì dai (bột mì số 13/bread flour)

_ 1 tsp men nở (active dry yeast)

_ 1/2tsp muối

_ 30gr đường nâu

_ 100ml nước

_ 120ml sữa

_ 50gr bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng)


* Phần nhân bánh:

_ 80gr bơ lạt (để mềm)

_ 100gr đường nâu

_ 1tsp bột quế

_ 1/2tsp muối



Rây bột mì vào thố trộn, cho tiếp men và đường nâu vào cùng, trộn đều.

(Lưu ý: nếu dùng men khô thì ko cần kích hoạt trước)

Cho tiếp hỗn hợp sữa nước và muối vào hỗn hợp bột khô ở trên.


Dùng phới dẹp trộn đều tất cả nguyên liệu cho đến khi hoà quyện thì ta cho bơ lạt vào và thay bằng phới móc để nhồi tiếp.


Thời gian nhồi bột khoảng 15 đến 20 phút, đến khi thấy bột không còn dính thành thố và bề mặt nhẵn mịn là đạt.


Cho một ít dầu ăn vào thố để chống dính, vê tròn khối bột và bọc kín bằng màn bọc thực phẩm. Sau đó đem ủ ở nơi ấm nhất trong bếp. Thời gian ủ lần 1 là 2 tiếng cho đến khi bột nở to gấp đôi gấp ba là được.


Bột sau khi ủ xong kiểm tra bằng cách ấn ngón tay vào giữa khối bột và rút ra, nếu thấy lõm như hình và không dính tay là bột đã đủ tiêu chuẩn.


Lấy bột ra bàn đã rắc bột, nhẹ nhàng ấn xẹp khí trong bột và dùng cây lăn cán thành tấm bột hình chữ nhật có độ dày khoảng 1cm. Cố gắng tạo hình vuông vức cho cuộn bột được đẹp và đều.


Bơ lạt làm tan chảy. Dùng cây chà láng hoặc cọ quết đều trên mặt tấm bột đã cán.

Lưu ý, chừa ở mỗi mép bột 1cm để cuộn bột không bị bung ra khi cuộn.

Trộn đường nâu, bột quế và ít muối cho kỹ, rắc đều lên tấm bột.


Sau đó, nhẹ nhàng gấp chiều dài tấm bột và cuộn tròn, ta sẽ được một cuộn bột dài.


Dùng dao hoặc cây xủi bột cắt cuộn bột thành từng khoanh nhỏ có độ dày khoảng 3 đến 4cm là được.


Cho các khoanh bột nhỏ vào các khuôn đã lót giấy nến sẵn. Khuôn tròn hay vuông tuỳ thích.

Bọc kín và ủ ở nơi ấm áp trong 45 phút hoặc 1 tiếng.

Lưu ý không để các khoanh bột quá sát nhau, chừa chỗ cho bột nở lần cuối.


Làm nóng lò 175 độ trong 10 phút. Lưu ý căn chỉnh nhiệt độ phù hợp theo lò của mỗi gia đình.

Lấy bánh đã được ủ ra và phết hỗn hợp eggwash (trứng gà+ít nước) lên khắp mặt bánh.

Cho bánh vào lò nướng trong 30 phút.

Bánh chín lấy ra khỏi khuôn và dùng ngon nhất khi nóng.


Bánh mì cuộn hương quế với lớp vỏ mềm xốp thơm phức mùi quế rất hợp để dùng cho một buổi sáng mát trời hoặc khi ngoài trời đổ mưa. Một miếng bánh mì cuộn thơm phưng phức kèm một ly trà nóng hoặc một ly sữa tươi là bạn đã có một khởi đầu ngày mới hoàn hảo rồi. Bạn có thể làm bánh từ tối hôm trước và tới sáng hôm sau hâm nóng lại một xíu rồi dùng là được nha!

Chúc bạn thành công

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)