Monday, June 6, 2016

7 lưu ý phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua trong ngày nắng nóng

Mùa hè thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, chính vì thế giữ vệ sinh cơ thể là điều rất cần thiết. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh, việc kiêng kỵ thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh:

7 lưu ý phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua trong ngày nắng nóng - 1

Ảnh minh họa.

Vệ sinh ngực đúng cách

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi đổ ra nhiều nên việc giữ vệ sinh bầu ngực sạch sẽ cho con là rât quan trọng. Vì vậy, trước và sau khi cho con bú các mẹ nên dùng khăn thấm nước sạch làm sạch đầu ngực. Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát.

Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da. Vì vậy, sản phụ nên sau khi sinh cần vệ sinh để đảm bảo da được sạch sẽ.

Đối với sản phụ sau sinh, tuyệt đối không nên tắm vào lúc đói để tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Bộ phận sinh dục sau khi sinh bị tổn thương nên khi tắm không nên ngâm mình lâu đề phòng nước bẩn làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Cần tắm nơi kín gió để phòng cảm lạnh.

Đối với sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thì khi tắm càng phải cẩn thận hơn.

Không kiêng đánh răng

Do số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Vì vậy, sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Việc hiều sản phụ kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Tốt nhất nên đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn nên súc miệng để làm sạch thức ăn.

Không ăn đồ dầu mỡ, khó tiêu

Nhiều sản phụ ăn uống kiêng kem sau sinh sẽ không đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những ngày sau sinh, cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ.

Vì vậy, cần ăn kèm lượng rau, quả và bổ sung nước thích để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.

Không bó bụng sau sinh

Nhiều sản phụ muốn nhanh chóng lấy lại eo thon nên dùng tã, gen quấn chặt từ hông đến bụng. Tuy nhiên, việc bó bụng trong thời kì sau khi sinh không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Không ép cân sau sinh

Sau sinh, nhiều người muốn nhanh chóng lấy lại cân nặng như cũ nên nôn nóng tập thể dục. Điều này không tốt cho chính bản thân cũng như con trẻ.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đây cũng là một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh.

Không để nhiệt độ phòng dưới 26°C

Thời tiết nắng nóng, nếu bật điều hòa là cách tốt nhất để ổn định nhiệt độ cho trẻ. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28°C, mặc quần áo dài, găng tay, vớ chân, mũ, đắp mềm nhẹ, ấm cho bé. Các mẹ cũng chú ý thay tã kịp thời khi bé đi tiểu, tránh để bé bị cảm lạnh; giữ phòng thoáng, sạch, tránh vi khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc vùng kín sau sinh

- Sau sinh, sản dịch bài tiết rất nhiều qua đường âm đạo, mỗi ngày nên dùng nước ấm làm sạch vùng kín 3 lần tránh viêm nhiễm.

- Không nên nằm bồn tắm, nước bẩn có thể xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo.

- Đối với sản phụ khi sinh mất nhiều máu, vết thương hở, nên nhờ tới sự giúp đỡ của người khác khi vệ sinh cơ thể.

- Sau sinh màng tử cung và âm đạo đều bị tổn thương, cần thời gian để phục hồi. Tốt nhất sau 6-8 tuần sau sinh các mẹ mới nên sinh hoạt chăn gối.

Let's block ads! (Why?)

Phụ nữ đau nửa đầu dễ bị bệnh tim, đột quỵ

Theo những nhà nghiên cứu, đau nửa đầu nên được coi là một nguyên nhân làm tăng bệnh tim mạch ở phụ nữ. Nhưng đau nửa đầu không gây nên suy tim hay đột quỵ, chúng chỉ làm nguy cơ tăng lên.

Ngay cả nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự. Đau nửa đầu là chứng đau nhói, dồn dập thường đi kèm với buồn nôn, ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Trước đây, chứng bệnh này đã được chứng minh có liên quan đến nguy cơ đột quỵ nhưng nghiên cứu mới nhất còn nhắc đến trụy tim, gây nguy cơ tử vong và cần phải giải phẫu để chữa trị.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu của hơn 116.000 phụ nữ tại Mỹ. Những phụ nữ này khi bắt đầu quá trình theo dõi khoảng 25-42 tuổi, không bị bệnh tim mạch.

Khi mới bắt đầu, có khoảng 15% số phụ nữ này bị đau nửa đầu. Trong 20 năm sau, có hơn 1.300 phụ nữ bị trụy tim hoặc đột quỵ, 223 người tử vong vì một trong hai nguyên nhân này.

So với phụ nữ không bị chứng đau nửa đầu, phụ nữ có chứng này tăng 50% nguy cơ bị trụy tim, đột quỵ hoặc cần giải phẫu mở động mạch tim bị nghẽn.

Đặc biệt, phụ nữ bị đau nửa đầu còn tăng 39% nguy cơ trụy tim. 62% nguy cơ đột quỵ, 73% nguy cơ phải giải phẫu tim. Ngoài ra, đau nửa đầu còn liên quan đến tăng 37% nguy cơ tử vong vì trụy tim, đột quỵ.

Các nguy cơ này vẫn còn tồn tại dù đã xem xét các yếu tố khác như hút thuốc, huyết áp cao, tuổi tác, dùng thuốc…

Với cá nhân mỗi người, tỉ lệ tăng nguy cơ tim mạch vì đau nửa đầu không cao nên có thể không tạo ra khác biệt lớn. Nhưng vì đau nửa đầu là chứng bệnh rất thường gặp, tỉ lệ này có thể rất nghiêm trọng trong cộng đồng. Và những phụ nữ bị chứng đau nửa đầu cũng cần chú ý đặc biệt đến sức khỏe tim mạch của mình, chú trọng đến điều chỉnh huyết áp, tập thể thao để giảm bớt nguy cơ.

Let's block ads! (Why?)

Bữa sáng nhanh gọn đủ chất với miến xào thịt bằm

Miến xào thịt băm dễ làm lại dễ ăn sẽ là gợi ý không tồi giúp bạn đổi món cho cả nhà.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm miến xào thịt bằm:

- 85g miến rong

- 80g thịt lợn (tỉ lệ ba mỡ bảy nạc)

- 1 muỗng canh sa tế (độ cay điều chỉnh tùy khẩu vị)

- Vài tép tỏi; 1 cây hành lá; 1 nhánh gừng nhỏ

- Gia vị: 1 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh dầu hào; ½ muỗng cà phê muối

- Dầu ăn, xì dầu



Miến trộn

Miến rửa sạch, ngâm với nước lạnh cho đến khi miến mềm rồi mới vớt miến ra cắt thành đoạn nhỏ vừa ăn. Nếu bạn đang vội, bạn có thể ngâm miến với nước ấm cho tiết kiệm thời gian.


Thịt rửa sạch, thái miếng rồi băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ lụa, bằm nhỏ. Gừng cũng cạo vỏ, bằm nhuyễn. Hành lá thái nhỏ, để riêng phần đầu hành trắng.


Làm nóng chảo với chừng 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng, trút đầu hành trắng, tỏi và gừng bằm nhỏ vào phi thơm trên lửa vừa.


Khi các gia vị dậy mùi thơm, cho thịt băm vào đảo đều.


Khi thấy thịt băm săn lại, thêm 1 muỗng canh sa tế vào xào chung cho đến khi thịt thấm đều màu. Lượng sa tế này bạn có thể tăng hay giảm tùy theo khẩu vị của gia đình.


Cho miến vào, đảo nhẹ tay cho đến khi miến trộn lẫn với các nguyên liệu.


Thêm 160ml nước nóng hoặc nước dùng, tiếp tục đun sôi rồi mới hạ nhỏ lửa, đun liu riu trong khoảng vài phút cho sợi miến nở mềm. Nêm 1 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh dầu hào và ½ muỗng cà phê muối cho thật vừa miệng.


Cuối cùng, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên mặt, đảo đều lại lần nữa rồi tắt bếp.


Đơn giản, tốn ít thời gian lại ngon miệng là những tiêu chí hàng đầu để người nội trợ lựa chọn món cho bữa sáng. Miến xào thịt băm dễ làm lại dễ ăn sẽ là gợi ý không tồi giúp bạn đổi món cho cả nhà. Không chỉ là bữa sáng, đây cũng có thể là món ăn nhẹ bụng cho bữa tối hay những ngày chán cơm đấy!

Miến xào mềm nhưng vẫn có độ dai ngon đặc trưng. Sợi miến thấm vị nhấn nhá cùng thịt băm cay cay quyến rũ. Chẳng cần cầu kỳ, đôi khi chỉ cần một món giản đơn như thế này cộng thêm sự tận tâm của bạn trong khâu chế biến là có thể lan tỏa cảm giác ấm áp, để cả nhà khởi động một bữa sáng thật tốt lành rồi đấy!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cuối tuần lai rai với món chân gà rim tàu xì cực ngon

Chân gà vốn dĩ không được ưa chuộng vì không có nhiều phần thịt để ăn, nhưng nếu biết cách chế bạn sẽ có một món ăn cực kỳ hấp dẫn. Chân gà rim tàu xì chính là một món ngon như thế!


Để làm chân gà rim tàu xì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 500g chân gà

- 1 lóng gừng

- Vài tép tỏi

- Hai hoa hồi

- 5 cái đinh hương

- Gia vị: dầu hào, hắc xì dầu, tiêu, muối, đường, dấm đen, bột nêm.



Chân gà ngâm với tí muối, rửa sạch, rồi cho vào nồi luộc với dấm đen và 1 muỗng canh đường trong khoảng 3-5 phút. Vớt ra, ngâm trong nước đá lạnh cho sạch rồi để ráo.


Tỏi băm nhỏ, gừng gọt vỏ, thái sợi.


Bắc chảo lên bếp, cho vào khoảng 3 muỗng canh dầu ăn, dùng giấy lau khô chân gà rồi cho vào chảo chiên vàng. Trong quá trình chiên bạn nhớ đậy nắp để tránh bị văng dầu. Gắp chân gà ra đĩa.


Pha sẵn chén nước xốt gồm: 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hắc xì dầu, 1 muỗng canh dấm đen, tí bột nêm, tiêu, muối và 100ml nước lọc. Cũng trong chảo đó, cho gừng vào tỏi vào phi cho thơm, rồi cho chén nước xốt vào, sau đó cho chân gà vào đảo cho đều, thêm hoa hồi, đinh hương rồi hạ lửa nhỏ, rim cho chân gà được thấm và đến khi phần xốt đặc lại, còn nước sệt sệt. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, múc ra đĩa và dùng.


Món chân gà rim tàu xì có thể dùng với cơm hoặc làm mồi nhậu cho chàng lai rai những ngày cuối tuần. Chàng rất ngưỡng mộ tài nội trợ của bạn đấy.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Nắng nóng, người mắc bệnh tâm thần tăng 20%

Nắng nóng, người mắc bệnh tâm thần tăng 20% - 1

Người thần kinh yếu dễ nhập viện tâm thần vì nắng nóng 

Trao đổi với phóng viên ngày 6/6, ông La Đức Cương Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, trong vòng nửa tháng qua, số người nhập viện tâm thần tăng khoảng 20%.

Theo ông Cương, những người đến khám bệnh chủ yếu ở lứa tuổi lao động, từ 25-40 tuổi và thuộc mọi thành phần, từ trí thức đến nông dân, công nhân... Những bệnh thường gặp trong dịp nắng nóng cao độ là tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do rượu…

Bác sĩ La Đức Cương lý giải, những ngày nhiệt độ lên đến 39-41 độ C như vừa qua, người bình thường cũng thấy khó chịu, cáu gắt. Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh trầm cảm hoặc tâm thần (người đã có sang chấn về mặt tâm lý, có những tổn thương về thần kinh) “bốc hỏa”, phát điên cũng là chuyện bình thường.

Tại Bệnh viện 354, bác sĩ Dương Đình Phúc, Trưởng khoa Tâm Thần kinh cũng cho biết, dù chưa có thống kê cụ thể nhưng số lượng người rối loạn tâm thần nhập viện do thời tiết nắng nóng tăng đáng kể. Hầu như ngày nào, bệnh viện cũng có bệnh nhân mới nhập viện, phần lớn là những người đã có tiền sử bệnh, bị tái phát vì thời tiết và điều kiện chăm sóc.

Nắng nóng kéo dài, bác sĩ La Đức Cương lo ngại, trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân tái phát và mới nhập viện tăng cao, các bác sĩ chắc chắn sẽ rất vất vả để điều trị. Bình thường điều trị bệnh tâm thần đã gặp nhiều khó khăn, lại gặp thời tiết nắng nóng dễ gây căng thẳng thần kinh cho người bệnh, nên việc điều trị càng phức tạp và kéo dài, các bác sĩ cũng phải thay đổi loại thuốc cho phù hợp. Trong khi đó, chỉ một số phòng điều trị có điều hòa, còn một số phòng chưa thể lắp, vì dễ bị bệnh nhân đập vỡ.

“Khí hậu quá nóng, thần kinh của bệnh nhân sẽ bị kích thích mạnh, họ dễ phát bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách...”, bác sĩ Cương nói.

Cũng theo ông Cương, bình thường, rối loạn tâm thần do nắng nóng dễ gặp nhất ở những người quá nhạy cảm, người có chấn thương hoặc các bệnh ở não, hoặc có các bệnh cơ thể khác khiến sức chịu đựng yếu, người đang có stress, sang chấn tâm lý hay phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, đối với những người từng bị tâm thần, thời tiết quá nóng cũng dễ khiến bệnh tái phát. Các biểu hiện thường gặp là rối loạn hành vi, tác phong và chức năng sống, như ăn ngủ thất thường, đau đầu, giảm nhận thức, thay đổi tâm tính, trở nên cáu kỉnh, đập phá hoặc trầm cảm, chán nản...

Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy một thành viên có những biểu hiện rối loạn tâm thần, gia đình nên đưa ngay đến bệnh viện. Nếu được điều trị, bệnh nhân thể hồi phục sau 7-10 ngày, có khi nửa tháng. Nếu không trị liệu, bệnh có thể trở nên nặng hơn.

Để phòng tránh bệnh rối loạn tâm thần do nắng nóng, các chuyên gia cũng khuyến cáo hạn chế ra ngoài trời khi quá nóng, ở trong nhà nên có các giải pháp giảm nhiệt như quạt, điều hòa... Những người có nguy cơ mắc bệnh nên giảm áp lực công việc, giảm áp lực gia đình, tạo môi trường vui vẻ, thoải mái. Đặc biệt, mọi người nên ăn đồ mát, đủ dinh dưỡng để giữ sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng. Tránh uống bia rượu, chất kích thích….

Let's block ads! (Why?)

Vụ sản phụ tử vong: Sở Y tế Hà Nội vào cuộc

Vụ sản phụ tử vong: Sở Y tế Hà Nội vào cuộc - 1

Sản phụ Nguyễn Thị Ánh được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai vào chiều 5.6.

Mới đây, theo thông tin phản ánh của người nhà nạn nhân, khoảng 15h ngày 4.6 chị Nguyễn Thị Ánh (SN 1993, ở Chương Mỹ, Hà Nội) được chuyển đến bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ để sinh đẻ. Tuy nhiên, đến 17h cùng ngày sau khi sinh xong bé trai nặng 3,8 kg, chị Ánh có biểu hiện bị bong huyết.

Sau đó chị Ánh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng không qua khỏi vào 19h ngày 5.6. Thấy sản phụ tử vong bất thường, người nhà sản phụ đã yêu cầu được làm rõ nguyên nhân.

Vụ sản phụ tử vong: Sở Y tế Hà Nội vào cuộc - 2

Thấy sản phụ tử vong bất thường, người nhà sản phụ đã tập trung trước cửa phòng cấp cứu yêu cầu làm rõ nguyên nhân. 

Trao đổi với PV sáng 6.6, bà Lưu Thị Liên, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh về trường hợp sản phụ tử vong sau khi đẻ ở Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, Sở Y tế Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo, yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ làm rõ thông tin và có báo cáo về vụ việc.

"Sở Y tế đã nắm được thông tin và yêu cầu phía bệnh viện họp hội đồng chuyên môn báo cáo về việc tiếp nhận, xử lý bệnh nhân với sự góp mặt của hiệp hội y học, chuyên gia sản để có đánh giá cụ thể. Trong chiều nay (6.6-PV), bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ sẽ có báo cáo về vụ việc." - bà Liên nói.

Let's block ads! (Why?)

Mỹ: Nuôi phôi lợn-người trong cơ thể lợn

Mỹ: Nuôi phôi lợn-người trong cơ thể lợn - 1

Các nhà khoa học Mỹ hy vọng nội tạng người có thể sẽ được "nuôi trồng" thành công trong cơ thể lợn

Các nhà khoa học ở trường Đại học California, Mỹ đã cấy ghép tế bào gốc của con người vào trong phôi thai của lợn, với mong muốn tạo ra những phôi lợn-người.

Quá trình tạo phôi lợn-người nằm trong một dự án khoa học, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nội tạng cấy ghép trên toàn thế giới.

Nhóm các nhà nghiên cứu cho biết những con lợn được cấy ghép tế bào gốc của con người vẫn giống như những con lợn bình thường, trừ việc nội tạng của chúng chứa tế bào của con người.

Các phôi lợn-người sẽ được ghép vào lợn nái 28 ngày trước khi đẻ. Sau đó, các mô phát triển sẽ được lấy ra để phân tích.

Mỹ: Nuôi phôi lợn-người trong cơ thể lợn - 2

Tế bào gốc của con người được cấy vào phôi lợn

Việc tạo phôi lợn-người gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên, quá trình sửa đổi gen CRISPR được sử dụng để loại bỏ các DNA trong phôi lợn mới được thụ tinh. Điều này tạo ra một khoảng trống gen trong phôi lợn. Sau đó, một tế bào gốc của con người được cấy ghép vào phôi lợn. Các tế bào gốc này được lấy từ tế bào của người trưởng thành và có thể phát triển thành bất kì mô nào của con người.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học California hy vọng các tế bào gốc của con người sẽ tận dụng lợi thế của các khoảng trống gen trong phôi lợn. Kết quả là thai nhi của lợn sẽ nuôi tụy của con người.

Pablo Ross, người dẫn đầu nghiên cứu nói: "Chúng tôi hy vọng phôi lợn sẽ phát triển bình thường, tụy mà nó nuôi có thể tương thích với các bệnh nhân cần tụy cấy ghép."

Mỹ: Nuôi phôi lợn-người trong cơ thể lợn - 3

Tuy vậy, cũng có người lo ngại về việc tế bào gốc của người sẽ di chuyển lên não lợn, khiến chúng "giống người"

Tuy vậy, công trình nghiên cứu này vẫn đang gây nhiều tranh cãi ở Mỹ. Năm ngoái, Viện Y tế quốc gia Mỹ đã áp đặt một lệnh cấm tài trợ các thí nghiệm như vậy.

Điều họ lo ngại là các tế bào gốc của con người có thể di chuyển đến não của lợn, khiến chúng trở nên “giống con người hơn”.

Pablo Ross nói việc này rất khó xảy ra, nhưng nghiên cứu vẫn đang được thực hiện một cách thận trọng: "Chúng tôi nghĩ rằng việc phát triển não người trong phôi lợn là rất khó xảy ra, nhưng đây là một trong những điều chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm".

Let's block ads! (Why?)