Tuesday, November 7, 2017

Kinh hoàng dùng nam châm hút 600 đinh sắt trong bụng người đàn ông

Một người đàn ông Ấn Độ tên Pradip Kumar Dhali (48 tuổi) đã được gia đình cấp tốc đưa vào bệnh viện sau khi ông bị đau bụng cấp tính dữ dội.

Kinh hoàng dùng nam châm hút 600 đinh sắt trong bụng người đàn ông - 1

Kumar Dhali, 48 tuổi, đã nuốt hơn 600 đinh sắt vào bụng

Sau khi nội soi, các bác sĩ đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện trong ruột của bệnh nhân này chứa đầy đinh sắt.

Kinh hoàng dùng nam châm hút 600 đinh sắt trong bụng người đàn ông - 2

Phim chụp x-quang của bệnh nhân cho thấy hàng trăm chiếc đinh nhọn nằm trong ổ bụng.

Trong bụng của người đàn ông này có tổng cộng 639 chiếc đinh sắt có chiều dài khoảng 5 cm, trọng lượng của ổ đinh này nặng 1,3 kg.

Sau 2 ngày quan sát, họ quyết định dùng nam châm trong quá trình phẫu thuật, hút đinh sắt ra khỏi bụng bệnh nhân.

Kinh hoàng dùng nam châm hút 600 đinh sắt trong bụng người đàn ông - 3

Bác sĩ dùng nam châm trong quá trình phẫu thuật, hút đinh sắt ra khỏi bụng bệnh nhân.

Trưởng kíp mổ, bác sĩ Siddhartha Biswas cho biết: "Tháng trước, gia đình bệnh nhân đưa cho chúng tôi xem ảnh siêu âm, tôi đã sốc khi thấy đinh trong bụng ông ấy. Chúng tôi quyết định phẫu thuật cắt một phần dạ dày của bệnh nhân và dùng nam châm để lấy đinh ra, từng cái một. Có hơn 600 đinh trong đó."

Rất may mắn, dù số đinh sắt khá sắc nhọn nhưng các cơ quan nội tạng của Kumar Dhali không bị tổn thương nào nghiêm trọng.

Pradip là một bệnh nhân được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt, có thói quen ăn vật thể lạ. Nhưng gia đình ông vẫn kinh ngạc khi phát hiện ông nuốt hàng trăm cái đinh.

Kinh hãi bé trai 3 tuổi nuốt phải bu lông xe máy

Bác sĩ phát hiện một dị vật to hình tròn cản quang nằm ở vị trí thực quản ngực và có đường kính khoảng 21mm.

Let's block ads! (Why?)

Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh

PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”. Tuy nhiên những thói quen tưởng chừng như vô hại của người nội trợ khi lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh không những làm mất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tạo ra nhiều vi khuẩn trong chính tủ lạnh nhà mình.

Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh - 1

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. 

Dưới đây là một vài thói quen biến tủ lạnh thành nơi chứa vi khuẩn.

1. Lưu trữ hoặc cấp đông thực phẩm sai cách

Theo khuyến cáo của PGS Thịnh, thực phẩm sau khi đưa ra khỏi ngăn đá không nên cấp đông trở lại. Khi rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm được giải phóng sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh. Nếu cấp đông trở lại tủ vi khuẩn sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng có thể gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý khác cho cơ thể.

Cùng với đó bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (Viện dinh dưỡng lâm sàng) cũng cho biết về nguyên tắc bảo quản thực phẩm an toàn, sau khi giết mổ gia cầm, gia súc xong, phải cấp đông càng sớm càng tốt. Thời gian để ngoài môi trường kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Lưu ý, không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu vì dinh dưỡng có thể bị hư hao. Các gia đình chỉ nên mua lượng thực phẩm bảo quản trong tủ một tuần là tốt nhất.

Đối với rau xanh, thời gian bảo quản chỉ nên để 3-4 ngày. Rau xanh để càng lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất, giảm giá trị dinh dưỡng.

2. Sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm trong ngăn đá

Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, ở Việt Nam, túi nylon thông thường được làm từ các loại nhựa tái chế. Vì thế nó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống, gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì và cadium... Sử dụng túi nylon để gói, bọc thực phẩm nói chung sẽ dẫn đến khả năng thôi nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể”.

Có một sai lầm của các bà nội trợ hay gặp phải là việc tận dụng lại các túi nylon đựng thực phẩm khi mua ở chợ về. Chính quá trình ấy khiến cho các vi khuẩn bám vào thực phẩm nhiều hơn. Thêm vào chúng ta nên chứa thực phẩm vào các túi vừa đủ dùng cho từng bữa, tránh tình trạng rã đông nguyên khối thức ăn mà chỉ cắt ra ăn ít rồi lại cấp đông lại. Với thực phẩm dù cấp đông lại nhưng độc tố tụ cầu đã chết ngấm vào thực phẩm, khi nấu chín vẫn có thể gây ngộ độc.

Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh - 2
Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh - 3

Sử dụng túi nylon để chứa thực phẩm có thể dẫn đến khả năng thôi nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe. Ảnh: NGUYÊN HÀ

3. Không làm sạch thực phẩm

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cũng cho rằng quá trình giết mổ gia súc, vận chuyển, bán tới tay người tiêu dùng, thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không làm sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác và bám vào tủ lạnh.

4. Để lẫn lộn thực phẩm với nhau

Đây là khuyến cáo của ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đưa ra các khuyến cáo.

- Sắp xếp thức ăn: Việc sắp xếp thức ăn như thế nào trong tủ lạnh cũng rất quan trọng. Cá, thịt sống bắt buộc phải để ngăn đá. Ở ngăn mát là thực phẩm đã nấu chín, tuy nhiên, trước khi cất chúng đi bạn nhớ phải đun lại, rồi để nguội, sau đó mới cho vào tủ lạnh.

- Thức ăn bảo quản nhất thiết phải có nắp đậy, bao bọc kỹ càng.

- Không để lẫn thức ăn sống chín vì có thể lây nhiễm chéo.

- Thực phẩm trong ngăn mát lấy ra phải nấu lại, không được ăn ngay.

5. Để trứng ở cánh tủ

Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Theo các chuyên gia người Anh nói rằng trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

6. Mở tủ lạnh quá lâu

Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm như khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độC đến 4 độC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá…

7. Không vệ sinh tủ lạnh

Chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, làm khí lạnh trong tủ lạnh không lưu thông được, sẽ hạn chế quá trình bảo quản thức ăn.

Cần vệ sinh, lau chùi tủ lạnh ít nhất 1 lần/tuần.

Nếu còn mắc sai lầm này khi ăn cơm, bạn sẽ rước bệnh vào thân

Thói quen ăn nhiều cơm làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo, gây hại cho sức khỏe.

Let's block ads! (Why?)

Người phụ nữ tặng 5.000 lượng vàng cho Nhà nước: Điều vĩ đại cuối cùng!

Trong một bài viết kể về ký ức của cụ Hoàng Thị Minh Hồ có chi tiết: Tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí cách mạng cốt cán - ở nhà bà số 48 Hàng Ngang - suốt 33 ngày để soạn thảo ra tuyên ngôn độc lập. Hai vợ chồng bà thay phiên nhau bưng cơm nước lên tầng 2 phục vụ.

Một hôm, lúc bà bưng cháo và hoa quả lên cho bác Hồ, định quay gót thì Bác hỏi "Cô tên gì?". Sau khi bà trả lời, Bác lại nói "Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả". Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: "Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước". Bác cười: "Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!".

 nguoi phu nu tang 5.000 luong vang cho nha nuoc: dieu vi dai cuoi cung! - 1

Gia đình bà Minh Hồ trong Tuần lễ vàng quyên góp tiền vàng cho cách mạng.

Trong ngàn chuyện về những thường dân vĩ đại của thời nước mất, tôi thấy chi tiết này phần nào lý giải hành động cao cả: Hiến 5.147 lượng vàng cho chính phủ, tức gấp đôi ngân khố quốc gia thời ấy. Có lúc, vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bộ đã phải bán phá giá tơ sợi lụa là, hy sinh sự nghiệp kinh doanh để đủ tiền ủng hộ cho việc giành lại giang sơn gấm vóc. 

Ngân khố quốc gia, rồi quần áo, trang phục của những thành viên chính phủ, kể cả của Bác Hồ - từ họ - những thường dân ấy - may ra.

Sử sách ghi nhận bà Hoàng Thị Minh Hồ là người góp phần rất quan trọng khi gầy dựng sản nghiệp cùng thương gia Trịnh Văn Bô - từ số vốn chỉ 30 ngàn tiền Đông Dương. 

Và, chi tiết lịch sử không thể đổi khác được là hai vợ chồng bà đã cho Chính phủ, theo một nghĩa chân phương nhất, cả cơm áo gạo tiền... trong những ngày lập Quốc. 

 nguoi phu nu tang 5.000 luong vang cho nha nuoc: dieu vi dai cuoi cung! - 2

Bà Hoàng Thị Minh Hồ 

Lịch sử, tưởng cao lớn và phức tạp, lại hình thành trên những điều đơn giản. Và sự đơn giản đó chứa chấp những VĨ ĐẠI LẠ THƯỜNG về con người.

Dù, cuộc đời sau đó của gia đình ông bà cũng vất vả và đời thường như bao nhiêu người khác trong xoay vần thời thế. Trong các tiểu tiết, có cả chuyện một ngôi nhà họ cho mượn mà đến gần 50 năm sau, khổ công nhiều lắm mới được trả lại. 

Ông Trịnh Văn Bô đã mất năm 1988 - thọ 74 tuổi. Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giã từ sự yêu thương cuộc sống cách đây 2 ngày, thọ 104 tuổi. Vậy là ông - bà, hai nhân vật lẫy lừng của một thời lịch sử đều đã ra đi. 

Với tôi, tôi coi sự ra đi của bà như là kết thúc một điều vĩ đại cuối cùng chân thành nhất của lịch sử: Điều vĩ đại về niềm tin của những thường dân với nghiệp lớn non sông!

Và, trong mọi tượng đài ghi công, có lẽ, lịch sử nên dành một tượng đài dân dã và khiêm nhường nhất để hậu thế giữ được niềm tin - Khi TỔ QUỐC cần... 

>> Xem thêm: Hà Nội: Người phụ nữ tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời ở tuổi 104</a>

Theo Nguyễn Văn Tiến Hùng (Pháp luật TP.HCM)

Let's block ads! (Why?)

Bí ẩn về gia tộc "giàu nhất Hà Nội" trong lời kể của những nhân chứng đặc biệt

Những lời đồn về gia tộc "giàu nhất" Hà Nội

Nằm gọn trong phu phố Hồng Phúc (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không ai dám nghĩ đây từng là ngôi nhà của dòng họ nổi danh “địa chủ” giàu có năm xưa. Lớp sơn bạc màu, lan can hoen gỉ, ngôi nhà xập xệ nhuốm màu thời gian chính là nơi ở hiện tại của gia đình họ Vũ. 

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 1

Căn nhà nhuốm màu thời gian của gia tộc họ Vũ.

Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Vũ Văn Quỳnh – con cháu đời thứ ba của gia tộc họ Vũ. Nói về quá khứ gia tộc của mình, ông Quỳnh từng chia sẻ trên báo đài rất nhiều chuyện khi gia đình còn trên thời kỳ vương thịnh.

Theo ông Quỳnh, gia tộc họ Vũ từng thuộc hàng giàu có nhất nhì ở khu phố cổ Hà Nội với nghề buôn bán gạo, cửa hàng của gia đình ông luôn thuộc diện ăn nên làm ra ở khu trung tâm thương mại toàn quốc này. 

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 2

Bên trong căn nhà vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo một thời phù hoa quá khứ.

Ông Quỳnh từng chia sẻ, ông nội của ông mất từ hồi 22 tuổi, bỏ lại bà nội cùng bốn người con, ba gái một trai (người con trai chính là cụ thân sinh ra bảy anh em nhà ông Quỳnh).

Cuộc sống khó khăn khi không có chồng cùng với gánh nặng 4 người con trên vai, bà nội ông Quỳnh vẫn từng ngày cố gắng làm việc, chắt bóp tiết kiệm, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bà một mình lăn lộn với công việc hàng xáo từ quê ra Hà Nội, mới đầu vì kiếm kế sinh nhai mà bán từ gánh gạo, rổ ngô, rổ sắn,… ở khu phố phường đất Tràng An.

Ròng rã bao nhiêu năm với nghề, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, phát triển thì tiền của trong nhà cứ tăng lên theo cấp số nhân. Bà vừa làm ăn vừa chăm con, các con càng trưởng thành cũng là lúc gia tộc của bà nằm trong danh sách những gia tộc giàu sang có tiếng ở vùng đất kinh kì. Trong trí nhớ trước đây của ông Quỳnh, khi đất nước có tới cả triệu người khó khăn thì mấy anh chị em trong gia đình ông đều được sống trong sung sướng, học hành đầy đủ.

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 3

Những đồ vật mà dù đã trải qua nhiều năm vẫn giữ được nét cổ kính, sang trọng hoài niệm về một thời vang bóng. 

Đến khi tích cóp được kha khá, bà mua đất, mua nhà ở Hà Nội. Lúc đó, ở khu phố cổ 36 phố phường, không ai là không biết đến danh tiếng một người phụ nữ ở vậy nuôi con lại trở nên lắm tiền, nhiều của như vậy. ến năm 1930, bà đưa các con chuyển sang phố Hồng Phúc để thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Thời ấy, chỉ có những thương gia thuộc vào hàng “nhiều tiền lắm của” mới có thể chuyển đến, do con phố này có mặt tiền nằm gần chợ Đồng Xuân – trung tâm buôn bán lớn đất Hà thành với đủ các loại hàng.

Thời điểm học làm kinh doanh, bà nội ông Quỳnh bắt đầu từ những công việc làm thuê rẻ mạt, kiếm sống qua ngày. Nhưng là một người nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt nhanh những quy luật trong buôn bán, bà dần mở rộng, phát triển việc làm ăn, lãi cứ như vậy mà sinh ra để bà từ một người bán rong hàng xáo trở thành chủ một cửa hàng lớn khu phố cổ.

Bà nội ông Quỳnh mua thêm đất, xây thêm nhà ở các khu Cự Đà, Yên Phụ và Hồng Phúc. Ổn định được kinh tế, bà dành nhiều thời gian hơn chăm lo cho bốn người con, nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn. Mọi sinh hoạt, học tập của con cái bà đều dành sự quan tâm đặc biệt nhất. Khi các con của bà đã lớn và xây dựng gia đình riêng thì việc buôn bán của bà vẫn phát triển mạnh mẽ.

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 4

Câu đối cổ vẫn là gia đình ông Bích coi là bảo vật.

Vất vả từ khi xây dựng sự nghiệp cho đến lúc đã có được cơ ngơi hoành tráng, cứ nghĩ bà sẽ yên tâm mà “tiến thêm bước nữa”. Nhưng từ khi chồng mất, bà quyết tâm cả đời thủ tiết thờ chồng.

Câu chuyện người phụ nữ tần tảo đến tai nhà vua, bà được nhà vua Khải Định trao tặng sắc phong gồm chiếu chỉ và biển hiệu chữ Hán “Tiết hạnh khả phong” mà nhà ông Quỳnh vẫn còn đang treo giữ. Tấm biển đã cũ, bạc màu sơn đen, thếp vàng nhưng nó vẫn mãi là một “báu vật” được gia đình ông treo giữ cẩn thận. Đây không chỉ là một tấm biển mà còn là minh chứng lịch sử cho người phụ nữ cả đời giữ trọn nghĩa với chồng, con. 

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 5

Tẩm biển "tiết hạnh khả phong" được treo uy nghi trên bức vách đã nứt. 

Những ký ức vang này đã thúc đẩy PV tìm hiểu và may mắn trao đổi với ông Vũ Văn Bích – em trai ruột của ông Quỳnh, để rõ hơn những truyền kỳ gia tộc đặc biệt này.

Mở đầu câu chuyện, ông Bích cho hay: “Sự thật, nếu gọi gia tộc tôi giàu như địa chủ thì chính xác, thực chất gia đình tôi mới ở mức tiểu tư sản. Trước đây, ông bà mới chỉ được phân cho ngôi nhà này chứ không được phân xưởng hay nhà máy để đạt đến địa chủ".

Không giống như suy nghĩ của các anh chị ruột, ông Bích có phần “khiêm tốn” hơn. Mỗi khi có người truyền nhau rằng ngày xưa nhà họ Vũ là địa chủ ông chỉ biết cười trừ, phẩy tay cho qua chuyện vì ông rõ hơn ai hết gia thế dòng tộc nhà mình. 

Đối với người con út, quá khứ giàu có của gia đình chỉ dừng lại ở mức dư giả, có của ăn của để chứ còn chưa đạt tới mức địa chủ. Tất cả những tài sản mà bà nội sở hữu đều do bà nội ông cố gắng làm lụng vất vả mà có. 

“Sau khi nuôi con khôn lớn thì dần dần cụ buôn bán nhỏ mới buôn bán lớn lên xong rồi ra tậu cái nhà ngoài này thôi. Thành ra nhiều người không biết cứ chuyện nọ, chuyện kia thổi phồng lên tí. Không phải là tôi dấu giếm gì mà đúng là các cụ từ khi còn “chân đất” như thế đi buôn bán từ ngũ cốc ngô ,khoai, sắn, gạo ra ngoài này bán xong lại về rồi tích cóp mua được nhà, rồi được nhà vua sắc phong đúng thế.

Nhiều người thì cứ nghĩ nhà chúng tôi là tư sản, mà tư sản thì người ta phải có nhà máy, nhà xưởng mới được coi là tư sản. Mà nhà máy nhà xưởng phải là dạng lớn, còn cái con con cũng chưa phải tư sản, địa chủ thì phải có ruộng đất, ví dụ như vài ba sào thì cũng chưa phải địa chủ mà nó phải hàng mẫu, chứ còn chuyện xã hội người ta đồn đại thì mình cũng không biết được", ông Bích cho hay.

Cuộc sống của những người con thế hệ thứ 3

Quá khứ dù huy hoàng đến đâu nhưng thực tại, cuộc sống của những người con từng được cho là “ngậm thìa vàng từ trong trứng” gặp phải không ít biến cố. Thế hệ thứ ba nhà họ Vũ có bảy người con, tuy nhiên năm người đã mất, cho đến hiện tại chỉ còn hai người còn sống là ông Vũ Văn Quỳnh và Vũ Văn Bích.

“Cậu Ấm” Quỳnh của nhà ngày nào giờ đang phải sống chung với căn bệnh tuổi già, đãng trí trầm trọng. Ở cái tuổi ngoài thất thập, ông giáo già không còn nhớ gì về quá khứ vàng son của dòng họ mình.

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 6

Ông Vũ Văn Quỳnh chụp cùng cháu gái khi còn khỏe mạnh vào năm 2008.

Trước đây, ông Quỳnh sống cùng em trai và em dâu là vợ chồng ông bà Vũ Văn Bảo tại ngôi nhà cổ mà cha mẹ để lại. Tháng 8/2017, em trai ông là ông Vũ Văn Bảo qua đời, chỉ còn em dâu là bà Bích cùng với người giúp việc chăm sóc cho ông. Trong kí ức của những người hàng xóm, ông Quỳnh là một nhà giáo mẫu mực, họa sĩ tài năng và sống có tiếng là “tình làng nghĩa xóm”. Đến nay, một phần vì bệnh tình trầm trọng, người nhà lại không có đủ thời gian chăm sóc nên đã đưa ông Quỳnh vào một trung tâm dưỡng lão để chăm sóc ông tốt hơn.

Em dâu ông Quỳnh nhiều năm sau khi về hưu sống bằng công việc bán vé vệ sinh trên tầng hai của chợ Đồng Xuân. Con cái bà đều đã trưởng thành và lập gia đình nhưng không sống cùng mẹ. Chồng mất được một thời gian, anh chồng được đưa vào viện dưỡng lão, bà ở cùng người giúp việc tại căn nhà tổ các cụ để lại ở phố Hồng Phúc. Bàn thờ được luôn được gìn giữ sạch đẹp, bài trí gọn gàng tinh tươm, nhà cửa vẫn đậm nét xưa mới thấy trọng trách của người con “thắp đèn dâng hương” trong bao nhiêu năm qua trong bà vẫn còn nguyên.

Người em trai út là Nguyễn Văn Bích hiện là người con ruột còn khỏe mạnh, minh mẫn nhất nhà họ Vũ. Ở cái tuổi 53, ông đã về hưu, sống trong căn nhà nhỏ đằng sau nhà thờ tổ với người vợ gần 30 năm nay, các con ông cũng đã khôn lớn. Nhìn người đàn ông đã đi qua nửa đời người, ăn vận giản dị, tóc đã ngả màu, những vết nhăn hằn rõ trên gương mặt khắc khổ, chẳng ai dám nghĩ đây là hậu duệ đời thứ ba của gia tộc danh giá một thời vùng đất kinh kỳ hoa lệ.

 bi an ve gia toc "giau nhat ha noi" trong loi ke cua nhung nhan chung dac biet - 7

"Cậu út" Bích ngày nào đã trở thành một người đàn ông tuổi ngũ tuần.

Đến thăm ngôi nhà họ Vũ gắn bó cả cuộc đời, mọi thứ trong nhà đều trở nên cổ kính. Theo lời người giúp việc, những món đồ này là từ ngày xưa thời còn các cụ, bàn thờ dòng tộc ngay ngắn được đặt nơi trang trọng nhất nhà, biển hiệu “Tiết hạnh khả phong” treo cao uy nghi, câu đối cổ ngả màu rách góc, bộ bàn ghê tróc sơn…Tất cả vẫn còn in đậm dấu ấn một thời của gia tộc họ Vũ danh giá giàu có giữa đất Hà thành.

>> Xem thêm: Hà Nội: Người phụ nữ tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời ở tuổi 104

Theo Kiều Trang - Minh Phương (Đời sống & Pháp luật)

Let's block ads! (Why?)

Lâm Chí Khanh: “Tôi sẽ mặc 8 váy cưới đính 10.000 viên pha lê trong hôn lễ tháng 12”

Chờ đợi từng giây từng phút đến ngày cưới

- Trước đây, đã 2 lần chị lên kế hoạch làm đám cưới nhưng cuối cùng lại huỷ bỏ. Vậy, mối tình với bạn trai kém 8 tuổi chị công khai suốt thời gian qua sẽ ra sao?

- Tôi xác nhận, ngày 28/12 tới tôi sẽ trở thành cô dâu, bước lên xe hoa về nhà chồng. Mối tình kém 8 tuổi bạn nhắc chính là ông xã tương lai tên Trần Phi Hùng, sinh năm 1985, quê Nam Định và hiện là doanh nhân tại Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chúng tôi quen biết nhau qua bạn bè giới thiệu và quyết định tiến tới hôn nhân sau 1 năm hẹn hò.

Đám cưới sẽ diễn ra tại nhà chồng ở Long Hải và TP. HCM. Ngày 28/12, nhà trai sẽ lên thành phố rước dâu về Vũng Tàu. 5 ngày sau, gia đình hai họ sẽ cùng tổ chức buổi tiệc thân mật tại một nhà hàng ở quận 4, TP HCM.

Tôi thừa nhận bản thân khá lận đận trong chuyện tình cảm từ sau khi chuyển giới. Tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, đau có, buồn có, thậm chí có những mặc cảm khó tâm sự cùng ai. Song tôi cũng vượt qua tất cả và tìm được hạnh phúc đúng nghĩa.

Tôi thầm cảm ơn duyên số đã cho tôi gặp anh, một người đàn ông đúng chuẩn mực, yêu tôi thật lòng mà không cần đòi hỏi sẽ nhận lại được những gì.

 lam chi khanh: “toi se mac 8 vay cuoi dinh 10.000 vien pha le trong hon le thang 12” - 1

Người đẹp chuyển giới xác nhận sẽ tổ chức đám cưới với bạn trai kém 8 tuổi vào tháng 12 tới.

- Sắp được làm vợ, cảm xúc của chị như thế nào?

- Quả thật một người chuyển giới như tôi chưa từng nghĩ sẽ đủ bản lĩnh để cưới chồng. Tuy nhiên, cuộc sống và dư luận đã dạy cho tôi một bài học về sự chấp nhận. Tôi đã hy sinh, đánh đổi nhiều thứ từ thời gian, tiền bạc và cả sự đau đớn để trở thành một người con gái thực sự. Tôi nghĩ bản thân có đủ quyền được yêu và được sống với đúng với bản năng. Và trên hết, tình yêu của chúng tôi được gắn kết dựa trên sự rung động từ hai trái tim. Một cuộc tình không có sự ép buộc hay vụ lợi. Chúng tôi đến với nhau bằng sự chân thành và nhận lại đúng sự chân thành đó.

Anh đã chuẩn bị một buổi tiệc đầy lãng mạn trong không gian ấm cúng với nến và hoa để cầu hôn tôi. Anh hứa sẽ là bờ vai cho tôi tựa vào đến cuối cuộc đời.

Thời gian ngày cưới đang đến gần, tôi nôn nao chờ đợi từng giây từng phút để đến thời khắc được mặc chiếc váy cưới lộng lẫy sánh đôi cùng người yêu bước lên sân khấu trước sự chứng kiến của mọi người. Đó là niềm vui hạnh phúc và ao ước của cả đời con gái.

 lam chi khanh: “toi se mac 8 vay cuoi dinh 10.000 vien pha le trong hon le thang 12” - 2

Ảnh cưới của Lâm Khánh Chi và ông xã doanh nhân.

- Chị và ông xã tương lai đã chuẩn bị những gì cho ngày vui hạnh phúc?

- Tôi và anh Hùng mất 6 tháng để chuẩn bị mọi thứ. Tôi nghĩ cả đời người chỉ cưới một lần nên không ngần ngại tổ chức một buổi tiệc hoành tráng để chiêu đãi quan khách.

Chắc chắn trong ngày cưới sẽ có dàn phù rể 10 người gồm những ngôi sao trong showbiz. Dàn phù dâu sẽ là 10 cô gái chuyển giới đẹp nhất Sài thành.

Tôi sẽ mời hơn 1.000 khách cho hai buổi tiệc, đó là những đồng nghiệp, bạn bè thân thiết luôn đồng hành cùng tôi. Đặc biệt, Cát Tuyền từ Mỹ sẽ bay về dự hôn lễ.

Về phần trang phục, tôi đặt may riêng 3 bộ áo dài và 5 bộ váy cưới được đính mỗi bộ 5000 viên đá pha lê mua từ Cộng hòa Czech. Chú rể sẽ diện 5 bộ vest và 2 bộ áo dài truyền thống. Tất cả đều được kỳ công thực hiện và hoàn thành trong suốt 3 tháng. Riêng tôi, với 8 trang phục, tổng cộng đính 10.000 viên pha lê. Chi phí cho đồ cưới cô dâu, chú rể khoảng 500 triệu đồng.

Đến hiện tại, tôi vẫn chưa có chi phí cụ thể cho toàn bộ lễ cưới bởi có quá nhiều thứ phát sinh. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tôi hy vọng sẽ có một buổi tiệc ấm cúng và được khán giả ủng hộ và chúc mừng.

Gia đình chồng hết mực yêu thương

- Chị có nghĩ rào cản lớn nhất với mình là phía gia đình chồng sẽ khó chấp nhận con dâu đã chuyển giới?

- Một lần nữa tôi cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc khi cả hai đều được gia đình yêu thương, ủng hộ hết mực. Bố mẹ tôi và cả gia đình phía chồng đều mong 2 đứa sớm yên bề gia thất, xây dựng mái ấm bền vững.

Bố mẹ chồng biết con dâu đã từng chuyển giới nhưng vẫn xem tôi là con gái thực sự. Họ khen ngợi tôi khéo léo, giỏi giang và xinh đẹp như biết bao người phụ nữ khác. Tôi hiện tại cũng là phụ nữ thực sự rồi nên không còn nhiều rào cản.

Tôi không quá bận tâm về vấn đề mình là người chuyển giới nữa. Tôi nghĩ tình yêu chân thành của mình sẽ được đền đáp. Hãy cứ ước mơ và sống thật đẹp, tình yêu viên mãn sẽ đến.

 lam chi khanh: “toi se mac 8 vay cuoi dinh 10.000 vien pha le trong hon le thang 12” - 3

Cặp đôi không ngại thể hiện nơi đông người. Nữ ca sĩ cho biết mối quan hệ giữa cô và nhà chồng rất tốt đẹp.

- Khá bận rộn trong công việc ca hát, thời gian đâu để chị “ghi điểm” trong mắt gia đình chồng?

- Mối quan hệ giữa tôi và nhà chồng khá khăng khít. Cuối tuần, tôi không nhận show, tự chạy xe xuống Long Hải. Tại đây, tôi cùng mọi người sinh hoạt, tổ chức ăn uống, vui chơi... Tôi được khen là khá đảm đang và nấu nhiều món ngon. Họ xem tôi như người trong nhà.

Gần có gia đình, suy nghĩ của tôi cũng khác đi. Nếu trước đây tất bật kiếm tiền mà không lo nghĩ gì nhiều thì giờ đây tôi phải dành thời gian để dung hoà mọi thứ trong cuộc sống gia đình.

- Ở ông xã có những đức tính gì khiến chị muốn gắn bố đến suốt đời?

- Từ khi gặp và yêu tôi, Hùng phải đối diện với nhiều áp lực, bàn tán của dư luận là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình cảm anh dành cho tôi ngày càng lớn dần và tôi nhận ra mình không thể sống thiếu anh.

Anh là người hiền lành, rất ga lăng, quan tâm và cưng chiều người yêu hết mức. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi siêu lòng. Khi về gặp gia đình anh ấy, mọi người rất trân trọng tôi và đã đồng ý cho cả hai kết hôn. Tôi cảm thấy mình rất may mắn và hạnh phúc khi là người con gái đầu tiên anh ấy dẫn về ra mắt bố mẹ.

- Kết hôn và sinh con và hai điều thiêng liêng của phụ nữ, riêng chị điều này sẽ ra sao?

- Tôi vẫn ấp ủ kế hoạch nhờ sự can thiệp của y học để sinh con. Tôi luôn khao khát được làm mẹ. Nếu không được, tôi và ông xã đã xin nhận con nuôi. Con cái là duyên trời cho, mình không thể cưỡng ép được.

Trước đây, tôi cũng đã được làm mẹ lần đầu khi nhận nuôi bé Tin. Tôi hạnh phúc và hồi hộp lắm, bản thân làm việc ít lại và dành nhiều thời gian để đọc sách, tra cứu thông tin liên quan đến nuôi dạy, chăm sóc cho bé qua từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, tôi thường lui tới các diễn đàn mẹ và bé để học hỏi các kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa. Tại đây, các chị không chỉ nhiệt tình hỗ trợ tôi mà còn giúp tôi bổ sung nhiều kiến thức quý giá.

 lam chi khanh: “toi se mac 8 vay cuoi dinh 10.000 vien pha le trong hon le thang 12” - 4

Lâm Khánh Chi khoe thân táo bạo.

- Sau khi kết hôn, chị đã lập ra kế hoạch gì để xây dựng mái ấm gia đình?

- Trước khi tiến đến hôn nhân, chúng tôi đã vạch ra sẵn mọi kế hoạch trong tương lai. Tôi sẽ kinh doanh về thời trang và mở thêm một cửa hàng áo cưới tại Sài Gòn. Bên cạnh việc phụ giúp tôi trong kinh doanh Hùng vẫn hoàn thành các công việc ở Long Hải.

Sau đám cưới, tôi vẫn đi hát bình thường vì đó là đam mê đã thấm vào máu không thể nào bỏ được. Và chồng vẫn ủng hộ tôi điều đó.

>> Xem tiếp: THỰC HƯ MỐI TÌNH GIỮA LÂM CHÍ KHANH VÀ CẦU THỦ TUYỂN VIỆT NAM

Theo Phan Trai Úc (Dân Việt)

Let's block ads! (Why?)

Bộ Công an: Thông tin bỏ sổ hộ khẩu, CMND là chưa chính xác'

Sáng nay 7-11, Bộ Công an tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có việc tiến tới bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (CMND).

 bo cong an: thong tin bo so ho khau, cmnd la chua chinh xac' - 1

Quang cảnh họp báo

Tại cuộc họp, Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cho biết những ngày gần đây, đang có một số thông tin gây hiểu nhầm về việc "bỏ sổ hộ khẩu, CMND".

Theo ông Vệ, Bộ Công an đang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chuyển từ hình thức quản lý thủ công sang hình thức quản lý điện tử, trên nền tảng công nghệ thông tin.

"Quản lý hộ khẩu về bản chất là quản lý con người. Không có nước nào trên thế giới bỏ quản lý con người cả. Chúng ta cũng vậy, tới đây khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, chúng ta sẽ bỏ giấy tờ (sổ hộ khẩu giấy-PV), còn vẫn sẽ quản lý con người bằng hình thức khác thông qua công nghệ thông tin. Khi đó, mỗi công dân sẽ có một mã số định danh, với mã số này, người dân có thể đến làm việc với các cơ quan nhà nước mà không phải mang theo nhiều loại giấy tờ như hiện nay, trong đó có sổ hộ khẩu, CMNND"- trung tướng Vệ cho hay.

Trung tướng Vệ cho biết cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm 15 trường thông tin cơ bản của một công dân. Cơ quan chuyên ngành nào cũng sẽ cần đến những thông tin này của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính như Y tế, Bảo hiểm hiểm xã hội, Giáo dục...

 bo cong an: thong tin bo so ho khau, cmnd la chua chinh xac' - 2

Bộ Công an sẽ tiến hành đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: Minh Chiến

Về lộ trình bỏ sổ hộ khẩu để chuyển sang hình thức quản lý dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, trung tướng Trần Văn Vệ cho biết phụ thuộc vào việc hoàn thành dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, dự kiến đầu năm 2020 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ hoàn thành, sau đó Bộ Công an sẽ trình cơ quan có thẩm quyền bỏ hộ khẩu giấy, còn công tác quản lý con người vẫn duy trì.

"Từ việc quản lý thủ công, chuyển sang quản lý bằng công nghệ phải cần một quá trình, Bộ Công an đã có kinh nghiệm về việc này. Chúng tôi tin tưởng sẽ sớm hoàn thiện dự án sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư"- trung tướng Vệ cho biết.

Theo Nghị quyết 112 vừa ban hành, Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, CMND trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

Ở nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đặc biệt, cùng với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, CMND, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình 2 loại giấy tờ này. 

>> Xem thêm: Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Theo Minh Chiến (Người lao động)

Let's block ads! (Why?)