Monday, February 13, 2017

Tên trộm bá đạo, nhắn tin dài cả trang giấy lý do không trả lại iPhone cho khổ chủ

Đó là câu chuyện "méo mặt" của chị Lê Nam Thương (Hà Nội) khi không lấy lại được điện thoại đã mất mà còn phải thương tên trộm đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Theo chia sẻ của chị Thương, tối ngày 10/2, chồng chị vào bệnh viện Thanh Nhàn trông bố mổ sỏi thận. Do không có giường nên anh phải nằm ngủ ngoài hành lang. Khi tỉnh giấc thì chồng chị Thương phát hiện bị mất chiếc iPhone 6s plus.

Chồng chị đã lấy điện thoại của bố gọi về nhà thông báo. Vì không muốn mất đi chiếc điện thoại có nhiều dữ liệu quan trọng, chị Thương liền nhắn tin vào số máy của chồng với nội dung muốn xin chuộc lại điện thoại.

Nội dung tin nhắn của chị Thương như sau: “Bạn ơi bạn có nhặt được điện thoại của chồng mình thì bạn cho mình chuộc lại với vì cái điện thoại ý nhiều dữ liệu quan trọng lắm”. Do không cài mật khẩu và tài khoản icloud nên chị Thương chỉ hy vọng tìm thấy điện thoại bằng cách này.

Vào lúc hơn 5h ngày 11/2, khi dậy chuẩn bị vào viện đưa điện thoại khác cho chồng dùng tạm thì chị Thương nhận được tin nhắn dài ngoằng từ tên trộm. 

"Mình rất tiếc. Mình không thể trả lại điện thoại cho bạn được vì mình đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Bà mình phải mổ tim lần 2, mình phải đi vay mượn rất nhiều rồi. Giờ nhặt được điện thoại này cũng đỡ được phần nào chi phí. Coi như bạn làm phúc ủng hộ mình. Cũng cho bạn rút kinh nghiệm vì đã để rơi xuống đất như thế.Có gì trong điện thoại thì nói với mình để mình gửi cho bạn. Mình rất xin lỗi, mong bạn thông cảm cho. Bạn không thể hận mình được vì bạn làm rơi xuống đất như thế thì mình không nhặt thì bất kỳ ai đi qua thấy cũng nhặt thôi. Mặc dù cạnh giường bạn nhưng ai chẳng có lòng tham hả bạn. Nhưng với mình thì nó rất giá trị và cần thiết hơn ai hết vì nhà mình đang phải đi vay mất trăm triệu để mổ tim cho bà. Mất 100 triệu tiền vay lãi, thực sự mình cần tiền để còn thuốc thang cho bà nữa chứ, chưa kể trả nợ.

Thôi thì coi như bạn làm từ thiện cứu giúp gia đình mình đi. Lá rách ít đùm lá rách nhiều. Bạn biết đấy, mổ tim tốn kém không hề ít. Thế mà đây bà mình mổ lần 2. Giá mà mình có nhà để bán thì cũng đỡ đằng này nhà mình phải đi thuê nhà 3 triệu một tháng thì nhà mình thực sự kiệt quệ bạn ạ. Mình cũng là một người tốt hay giúp đỡ mọi người lắm. Chẳng may lâm vào đường cùng bất đắc dĩ nên mình mới đành vậy. Thôi coi như mình vay bạn. Khi nào kiếm được mình sẽ liên lạc với bạn để trả lại. Mong bạn thông cảm và giúp đỡ mình. Còn mọi tài liệu, mọi dữ liệu trong máy mình sẽ gửi bạn. Bạn cho mình địa chỉ email để mình gửi cho.

Mình rất mong lá rách ít đùm lá rách tả tơi. Mình rất mong bạn thông cảm. Mình rất cảm ơn bạn. Cứu một người bằng xây hơn tòa tháp. Việc bạn làm rất có ý nghĩa chứ không hề vô ích một chút nào. Mình xin chân thành cảm ơn bạn".

Dòng tin nhắn của tên trộm "lắm lời".

Chị Thương cho biết, chồng chị sau khi đọc tin nhắn thấy thương và không đòi lại iPhone vì tên trộm gặp hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, chị Thương thì ngược lại. Chị cho rằng, nếu "bước vào đường cùng" thế thì chẳng bao giờ dám bỏ ra 3 triệu để thuê nhà. 

Trao đổi với PV, chị Thương hy vọng qua bài báo này tên trộm sẽ đọc được tin nhắn của chị: "Đói cho sạch, rách cho thơm", cái điện thoại cũng chẳng giúp được gì đâu bạn. Nếu bà bạn bị như thế thật thì nhà mình sẽ giúp đỡ số tiền nhiều hơn cái điện thoại đó. 

Mong bạn đọc được hãy cho mình xin hoặc chuộc lại theo địa chỉ Facebook hoặc số điện thoại 0975.188.581".

Trước đó, tối 17/12/2016, một người ở Đà Nẵng bị trộm đột nhập vào nhà lấy cắp 2 chiếc iPhone, tiền và laptop khi đang ngủ say.

Câu chuyện không có gì đáng nói nếu như không có chuyện 5 ngày sau là sáng 22/12, tên trộm "bá đạo" bỏ vào phong bì 2 chiếc điện thoại, kèm theo dòng tin nhắn được đánh máy mang để lại trước cổng nhà: “Bán không được vì không có mật khẩu, xin trả lại. Xin lỗi nhé”.

Tên trộm sau khi lấy 2 chiếc iPhone lại bất lực vì không có mật khẩu. 

Let's block ads! (Why?)

Tin nóng: Ghen tuông, dùng nước tra tấn người yêu đến chết

Ngày 13- 2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Dương Văn Thái (32 tuổi, ngụ ấp Mỹ Văn, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi giết người.

Theo cơ quan điều tra, Thái có quan hệ tình cảm với chị H.T.M. (36 tuổi, ngụ cùng xã). Trước Tết Nguyên đán vừa qua, chị M. có ý tránh mặt Thái, không chịu gặp.

Qua tìm hiểu, Thái biết được sau Tết chị M. sẽ lên TP HCM làm thuê. Nghĩ chị M. tránh mặt mình do đã có người đàn ông khác nên Thái sinh lòng ghen tuông.

Tối 1-2, Thái đe doạ người yêu và yêu cầu chị M. ra ngoài gặp mặt. Trong lúc nói chuyện, 2 người xảy ra cự cãi. Thái dùng búa mang theo từ trước đánh vào đầu, dùng tay bóp cổ và trấn nước nạn nhân đến chết.

Sau khi gây án, Thái về nhà lấy thuốc trừ sâu uống để tự tử nhưng được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời.

Let's block ads! (Why?)

Ném con nhỏ xuống hồ nước tập bơi mặc con gào khóc, ông bố nhận gạch đá dư luận

Theo trang Mirror, đoạn clip ghi lại cảnh ông bố ném con nhỏ xuống hồ nước để dạy tập bơi khiến dư luận hết sức bức xúc. 

Trong clip, người đàn ông được cho là bố đứa trẻ cởi quần áo của con trai, bế con lên vai rồi bất ngờ ném mạnh ra xa mặc cho cậu bé gào khóc phản đối.

Mặc cho cậu bé gào khóc, ông bố này vẫn ném mạnh con ra xa

Cậu bé vùng vẫy dưới nước 30 giây để tìm cách bơi vào bờ, trong khi ông bố vẫn bơi lội thoải mái, chẳng để tâm đến con mình. 

Mặc dù vị trí cậu bé bị ném xuống nước có vẻ khá nông, nhưng nhiều người cho rằng cách dạy con của ông bố này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 

Bên cạnh đó, một số người nói rằng cách này chẳng có gì lạ và mình biết bơi cũng theo kiểu này. "Đó là cách tôi học bơi đấy. Có điều, bố còn nhét đá vào túi tôi, thế mà tôi lại học thành công", một người khác viết. 

Let's block ads! (Why?)

Thực hư thông tin dịch đau mắt đỏ bùng phát trái mùa ở Hà Nội

Gần đây, một số thông tin cho rằng, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát tại Hà Nội, số lượng người đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương gia tăng nhanh chóng, đang khiến người dân hoang mang, lo lắng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

Trước những thông tin trên, ngày 13/2 trao đổi với phóng viên TS.BS Lê Xuân Cung – Phó trưởng khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho rằng, trong những ngày gần đây, bệnh nhân bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có tăng so với ngày thường, tuy nhiên chưa đến mức bùng phát thành dịch.

Xem thêm =>> Cẩn trọng với bệnh đau mắt đỏ khi thời tiết giao mùa</a>

“Thông thường, những thời điểm đỉnh dịch, số lượng bệnh nhân tăng khoảng trên 30% so với ngày thường. Còn trong khoảng 1 tuần trở lại đây số lượng bệnh nhân có tăng, nhưng chỉ nhỉnh hơn so với ngày thường khoảng 10% (150-200 bệnh nhân/ngày). Như vậy chưa thể nói là bùng phát thành dịch được”, TS Cung cho hay.

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám gia tăng trong những ngày đầu năm.

Tuy số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ chưa phải là nhiều, nhưng theo TS Cung, ở vào thời điểm hiện tại với số lượng trên thì cũng có thể cho là “bất thường”. Theo lý giải của TS Cung,  thông thường, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện vào dịp hè, khi thời tiết nắng nóng, khói bụi nhiều… Tuy nhiên, hiện đang là mùa xuân mà số lượng bệnh nhân bắt đầu tăng nhẹ, thì đó cũng là điểm bất thường.

TS Cung cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên có thể là do thời tiết năm nay nắng nóng ngay trong những ngày đầu xuân, hơn nữa, sau đợt nghỉ tết, người dân quay trở lại làm thủ đô làm việc nhiều, lượng khói bụi ô nhiễm tăng lên, cùng với đó là việc giữ gìn vệ sinh của người dân chưa thật sự được chú trọng nên số người mắc bệnh đau mắt đỏ gia tăng.

Qua quá trình trực tiếp khám và điều trị cho các bệnh nhân, BS Cung cho ý kiến, số người đến viện đa số là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân thường có các triệu chứng như đỏ mắt, cộm vướng, chảy nước mắt,… Khi thấy các triệu chứng trên, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sau khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sẽ khỏi.

“Các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ thường hay nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác như: viêm màng bồ đào, glôcôm, viêm loét giác mạc… Bởi vậy khi có các triệu chứng như trên, người dân cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị đúng thuốc, nếu tự ý mua thuốc điều trị sẽ khiến bệnh nặng thêm”, BS Cung khuyến cáo.

Khi có triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ cần đưa người bệnh đến viện để thăm khám.

Để phòng căn bệnh này, TS Cung cho rằng, do bệnh đau mắt đỏ lây qua dịch tiết, đường hô hấp, vì thế việc vệ sinh cá nhân, giữ đôi mắt sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh hàng đầu.

Đặc biệt, mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi khỏi 1 tuần. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ nên nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến chỗ đông người để tránh lây lan.

Cuối cùng, TS Cung cảnh báo, hiện có nhiều người dân khi mắc bệnh thường áp dụng một số biện pháp dân gian, trong đó phổ biến nhất là việc hơ lá trầu khâu đắp lên mắt là vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm=>> Tự điều trị đau mắt đỏ, 5 trẻ có nguy cơ mù mắt

“Việc hơ lá trầu không rồi đắp lên mắt là hết sức nguy hiểm, việc làm này có thể gây bỏng giác mạc, viêm loét, gây nhiễm trùng, bội nhiễm làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Tóm lại, viêm kết mạc cấp là bệnh không nguy hiểm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ”, TS Cung nhấn mạnh.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.​

Let's block ads! (Why?)

Võ Cảnh "bị bắt gặp" đi chơi cùng gia đình Angela Phương Trinh

Mới đây, một số hình ảnh của Võ Cảnh đi chơi cùng gia đình Angela Phương Trinh khiến nhiều người bất ngờ. Trên trang cá nhân, cả hai đều không chia sẻ loạt ảnh này, mà nó chỉ xuất hiện do một người bạn trong nhóm tiết lộ. Điều này càng khiến dư luận "bán tín bán nghi" về chuyện tình cảm giữa Angela Phương Trinhvà "soái ca quân nhân" Võ Cảnh.

Đầu năm, Angela Phương Trinh đi chơi cùng mẹ và em gái Phương Trang

Đáng chú ý, trong chuyến đi này có cả Võ Cảnh

Những hìn hảnh này cả hai không công khai trên trang cá nhân mà chỉ  do một người bạn tiết lộ

Trên trang cá nhân, Angela Phương Trinh thường ghi tâm trạng "nhớ một ai đó"

Còn Võ Cảnh thì công khai đăng ảnh "người yêu tin đồn" cùng dòng chữ:  "Chúc cô giáo của anh lính tuổi mới ngày càng xinh đẹp, thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp và không bao giờ hết hot nhé"

Angela Phương Trinh và Võ Cảnh dính tin đồn tình cảm từ khi đóng chung phim Sứ mệnh trái tim

Võ Cảnh khoe ảnh bị một cô gái béo má, ngay sau đó cư dân mạng cũng tìm ra bàn tay cô gái đó giống y hệt tay Angela Phương Trinh

Let's block ads! (Why?)

Thêm một cách làm cơm chiên bạn nên thử ngay

Chỉ cần chút thời gian bạn đã có ngay món cơm chiên trái bơ siêu ngon miệng và bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

2 bát cơm vung đã nấu chín để nguội

1 quả bơ chín tới cắt hạt lựu

100 gram thịt cua luộc chín

1 quả trứng gà

2 thìa cà phê dầu mè

1 nhúm nhỏ gừng băm nhuyễn

Tiêu xay

Rau mùi

Cách làm:

Bước 1

Làm nóng chảo trên bếp, cho 2 thìa cà phê dầu mè vào. Dầu nóng chúng ta cho bơ đã cắt hạt lựu vào xào đến khi bơ mềm.

Bước 2

Cho cơm vào chảo, đảo nhẹ tay để cơm được tơi đều, săn hạt cơm và tránh làm nát bơ. Tiếp theo thêm muối và tiêu xay sao cho vừa ăn.

Bước 3

Dùng thìa tạo một khoảng trống ở giữa chảo, và đập một quả trứng vào. Nhanh tay đảo đều để cơm có thể hòa quyện với trứng một cách hoàn hảo. Cho cơm ra đĩa và cho thêm một vài cọng rau mùi để trang trí.

Thành phẩm

Chỉ cần chút thời gian bạn đã có ngay món cơm chiên trái bơ siêu ngon miệng và bổ dưỡng. Món ăn hoàn thành khi ăn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn của trái bơ, cùng với thịt cua đậm đà cùng với đó đĩa cơm của bạn sẽ thơm đậm vị dầu mè, gừng.

Cuối tuần ngon miệng với cơm chiên trái bơ - Ảnh 4.

Chúc bạn ngon miệng!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

5 điều nên và không nên làm khi bị đau lưng

Không nên

1. Đi chụp X quang, CT, MRI: Những cách kiểm tra này chỉ cho thấy những bất thường nhưng lại không phải là nguyên gây đau. Ngoài ra, các tia X quang cũng gây nguy cơ có hại. Một nghiên cứu cho thấy trong 2,2 triệu ca chụp CT đau lưng vào năm 2007 đã có 1.200 ca dẫn đến ung thư.

2. Nằm trên giường quá lâu:  Nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy hoạt động tích cực giúp khỏi đau lưng nhanh hơn. Nằm trên giường quá hai ngày không giúp giảm đau lưng, thậm chí nằm quá bốn ngày còn có hại.

3. Uống thuốc gây nghiện không cần thiết: Những thuốc ví dụ như oxycodone (OxyContin và Percocet), hydrocodone (Lortab và Vicodin) có thể gây ảnh hưởng nặng nề nếu bạn uống nó sáu tháng liên tục không ngừng nghỉ. Thời gian sử dụng opioid càng lâu, bạn càng phải tăng liều dùng và chịu nguy cơ nghiện cùng tác dụng phụ khác.

5 điều nên và không nên làm khi bị đau lưng - 1

Khi đau lưng, nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc, không nên tự uống các loại thuốc giảm đau vì có thể gây nghiện. (Hình minh họa)

4. Yêu cầu tiêm steroid: Dù phương pháp này thường được dùng cho bệnh nhân đau lưng do thoái hóa khớp, nhưng không có chứng cứ nào cho thấy nó có tác dụng. Tiêm steroid chỉ có tác dụng với người đau lưng do chứng sciatica (đau chân do dây thần kinh chèn ép), nhưng hiệu quả sẽ giảm sau ba tháng.

5. Phẫu thuật không cần thiết: Đau lưng thường do viêm khớp, tư thế xấu và yếu cơ. Chỉ nên phẫu thuật nếu triệu chứng đau lưng, đau chân vẫn trầm trọng sau ba tháng.

Nên

1. Tích cực hoạt động: Nên cố gắng giữ mức hoạt động hàng ngày, chỉ tránh các hoạt động, tư thế khiến lưng càng đau hơn như nâng vật nặng, xoay trở đột ngột. Tập giãn cơ và đi bộ khi có thời gian là việc làm rất có ích khi bạn bị đau lưng. Khi đỡ đau hơn, bạn có thể tập các bài tập bụng, lưng, chân.

2. Nên uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ: Nếu bạn quá đau, các loại thuốc acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm nonsteroidal ibuprofen (Advil và Motrin) có thể giúp bạn trong thời gian ngắn. Những loại thuốc này rất hiệu quả để giảm đau, giảm sưng tức thời, nhưng dùng lâu có thể gây viêm loét dạ dày và các biến chứng khác, nên chỉ dùng theo chỉ định.

5 điều nên và không nên làm khi bị đau lưng - 2

Khi đau lưng, nếu không hoạt động đều sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. (Hình minh họa)

3. Chườm lạnh và nóng: Trong vòng ba ngày đầu khi bắt đầu xuất hiện cơn đau, bạn nên chườm đá lên lưng. Sau đó, nên chườm nóng, tắm nước nóng hoặc dùng đèn hồng ngoại.

4. Dùng nhiều phương pháp chữa trị: Bạn có thể cân nhắc dùng biện pháp mát xa, yoga, thư giãn cơ bắp dần hoặc phương pháp điều trị khác. Bác sĩ cũng có thể gợi ý dùng vật lý trị liệu.

5. Phẫu thuật, chụp phim khi cần thiết: Nên đi khám ngay nếu thấy chân bạn yếu đi, cơn đau lan từ hông đến chân, bị tai nạn hoặc té ngã, sốt quá cao, không thể điều khiển ruột hoặc bàng quang, gặp vấn đề với phản xạ, có tiền sử ung thư, hoặc giảm cân không lý do…

Let's block ads! (Why?)