Sunday, February 12, 2017

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Bộ sưu tập của Raf Simons tại Tuần lễ thời trang New York Thu Đông 2017 có nhiều thiết kế táo bạo, sử dụng trang phục voan và nhựa trong suốt.

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Nhà thiết kế Raf Simons vừa cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên kể từ khi ông rời Dior và trở thành giám đốc sáng tạo của Calvin Klein thông qua sự kiện Tuần thời trang New York Thu Đông 2017 diễn ra ngày 10/2.   

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Bộ sưu tập của Raf Simons gây chú ý với nhiều trang phục sử dụng chất liệu nhựa trong suốt hoặc vải xuyên thấu, trong khi các người mẫu đều để ngực trần khi khoác lên mình những bộ đồ này.   

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Ý tưởng kết hợp chất liệu vải voan mỏng, xuyên thấu và nhựa trong suốt với phần tay bồng bằng len, chân váy bút chì,… của Raf Simons nhận được nhiều lời khen ngợi trong giới thời trang.                 

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Với tiêu chí hướng đến những sản phẩm đơn giản nhưng vẫn đầy sự gợi cảm, sexy… xuyên suốt BST của Raf Simons là các thiết kế táo bạo.   

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Các thiết kế khoe ngực trần ngày càng phổ biến ở làng thời trang thế giới. Trước BST này, show thời trang Valentino hay Tuần lễ thời trang Paris… cũng xuất hiện nhiều chân dài gợi cảm trong trang phục khoe vòng một.

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Phần tay bằng len có thể tháo ra hoặc thay đổi kiểu dáng cũng là điểm nhấn trong các thiết kế của Raf Simons.

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Không chỉ phái nữ, giám đốc sáng tạo mới của Calvin Klein còn dành cả mốt xuyên thấu và đồ nhựa lên các người mẫu nam. Trang phục áo phông, sơ mi vốn thường xuyên được kết hợp với vest nay được thay thế bởi vải voan mỏng, ôm sát khoe thân hình người mặc.   

Người mẫu để ngực trần tại show Calvin Klein

Thiết kế của Raf Simons, đặc biệt là những trang phục nhựa được đánh giá là phù hợp với thời tiết của mùa thu, mà vẫn thời trang và giúp người mặc khoe khéo thân hình.     

Tỉnh Nam

Ảnh: Getty

Theo Zing

Let's block ads! (Why?)

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017

Siêu mẫu chọn trang phục của Đỗ Mạnh Cường để chuẩn bị cho sự kiện sắp diễn ra tại Thái Lan.

Tiến Đoàn làm giám khảo <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/mister-international-2017/' title='Mister International 2017' target='_blank'>Mister International 2017</a> 

Tiến Đoàn đến thử trang phục của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường trước khi lên đường làm giám khảo Mister International 2017 – diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Tiến Đoàn từng là người mẫu "cưng" của Đỗ Mạnh Cường trong thời gian dài trước khi anh quyết định qua Mỹ du học. 

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Trong các show thời trang, Tiến Đoàn gây ấn tượng với vóc dáng lý tưởng, thân hình săn chắc cùng khuôn mặt nam tính. Năm 2016, siêu mẫu từng 

xuất hiện mở màn cho bộ sưu tập Lover của nhà thiết kế Andres tại New York Fashion Week.

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Anh thử một mẫu áo vest đính kết hình trái tim.

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường tư vấn thêm cho anh áo khoác dài thêu hoa cúc.

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Mister International là một trong những cuộc thi dành cho nam giới nổi tiếng. Năm 2008, Tiến Đoàn là thí sinh đầu tiên của Việt Nam giành chiến thắng tại cuộc thi này. Năm 2009, Vĩnh Thụy vào top 15. Hai năm sau, Lê Khôi Nguyên đoạt giải ba. Ở Mister International năm nay, Nguyễn Tiến Đạt là đại diện của Việt Nam, tranh tài với hơn 40 thí sinh đến từ các nước.

Tiến Đoàn làm giám khảo Mister International 2017 

Siêu mẫu Quốc tế 2008 toát lên vẻ sành điệu với cả "cây" đen. 

Ý Ly

Theo VNE

Let's block ads! (Why?)

Hàng triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm ở Ấn Độ

Hàng triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm ở Ấn Độ - 1

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra 1,2 triệu ca tử vong mỗi năm.

Đây là kết quả rút ra từ cuộc khảo sát Global Burden of Disease (GBD), một chương trình nghiên cứu toàn cầu về các nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong ở mọi quốc gia trên thế giới của nhóm chuyên gia môi trường Greenpeace.

Theo đó, ước tính có 3.283 người Ấn Độ tử vong mỗi ngày(tương đương gần 1,2 triệu người mỗi năm) do các yếu tố liên quan đến ô nhiễm không khí như bụi, bào tử nấm mốc, asen, chì, niken và crom, vốn là những chất gây ung thư.

Không có bất kỳ thành phố nào ở miền bắc Ấn Độ và gần như toàn đất nước, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng không khí. Đặc biệt, một nghiên cứu năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới còn liệt Thủ đô Delhi vào danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới với một loạt tác nhân như bụi đường, khí thải giao thông, khí thải công nghiệp và việc đốt rơm rạ của người dân.

Bộ trưởng Môi trường Anil Madhav Dave cho biết, các tác hại của ô nhiễm không khí là “một biểu hiện tổng hợp của các yếu tố bao gồm thói quen ăn uống, thói quen nghề nghiệp, tình trạng kinh tế-xã hội, lịch sử y học, miễn dịch, di truyền… của cá nhân”.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc hít thở thường xuyên các chất ô nhiễm có thể tăng nguy cơ đông máu, gây tổn hại đến lượng oxy trong máu và viêm mô thần kinh. “Ô nhiễm không khí mang lại những nguy cơ sức khỏe liên quan đến nhiều loại bệnh tật”, Bộ trưởng nói thêm.

Tuy chậm hơn so với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề của không khí độc hại nhưng 2 năm qua, Ấn Độ đã tiến hành nhiều biện pháp đẩy mạnh chất lượng không khí như sử dụng nhiên liệu sạch, nâng cao tiêu chuẩn về khí thải các phương tiện tham gia giao thông cũng như sử dụng công nghệ sản xuất mới nhằm hạn chế lượng khí thải từ các nhà máy.

Không chỉ ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn nạn toàn cầu trong đó người nghèo, người già và trẻ em là những đối tượng phải chịu nhiều gánh nặng nhất. Một báo cáo từ Unicef chỉ ra rằng chất lượng không khí kém là một trong những nguyên nhân gây nên 600.000 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm.

Let's block ads! (Why?)

Tin mới vụ mẹ chôn thi thể con ở chùa: Người mẹ trẻ khai gì?

Ngày 11-2, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết đơn vị này đang lấy lời khai của chị Trần Kim Phụng (người mẹ chôn thi thể con ở chùa An Bình, hay chùa Ông Bảy ở thị trấn Kiên Lương) sau khi người phụ nữ này đã đến trình báo vụ việc.

Theo đó, chị Phụng khai nhận trước đó vào chiều ngày 8-2, chị Phụng bế con trai (gần 6 tháng tuổi) là bé Đinh Lam T. đi chơi với một người bạn. Sau khi nhậu xong, chị Phụng được anh Đặng Hoàng V. (27 tuổi, ngụ tại thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương), là chồng cũ của chị Phụng, chở về. Đến đoạn đường bê tông thuộc khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương thì không may xảy ra tai nạn khiến bé T. rơi xuống đường, dẫn đến chấn thương phần đầu. Nghĩ rằng con trai chỉ bị thương nhẹ nên chị Phụng bảo Vũ đưa bé T. vào quán Vườn Tràm gần đó để nằm nghỉ. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau thì cả 2 phát hiện bé T. tím tái nên đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Kiên Lương để cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Chị Phụng tại Công an huyện Kiên Lương để trình báo sự việc.

Lo sợ gia đình bên chồng và chồng hiện nay của mình là anh Đinh Văn S. (29 tuổi, ngụ cùng địa phương) biết được sự việc nên chị Phụng không đưa thi thể bé T. về nhà mà tìm đến chùa An Bình rồi giả vờ trình bày hoàn cảnh khó khăn để xin đất chôn cất con trai. Ngay sau đó, chị Phụng lén về nhà lấy quần áo đón xe lên Sài Gòn để trốn. Trên đường đi, chị Phụng có điện thoại cho anh S. để cho biết nơi chôn cất bé T.

Khi xảy ra sự việc, chị Phụng và chồng có xảy ra mâu thuẫn nên anh S. bỏ đi làm việc ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là do trong thời gian này, chị Phụng và V. vẫn thường xuyên qua lại với nhau.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vào ngày 8-2, trên mạng xã hội và người dân huyện Kiên Lương xôn xao về việc một người mẹ trẻ lén chôn thi thể con ở chùa An Bình rồi bỏ nhà ra đi vì sợ chồng biết sự thật về cái chết của con mình. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Kiên Lương phối hợp cùng các lực lượng chức năng thuộc Công an tỉnh Kiên Giang đến khai quật mộ bé T. để khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho thấy bé T. tử vong do bị chấn thương sọ não.

Let's block ads! (Why?)

Trời lạnh sâu, cha mẹ nên biết quy tắc “4 ấm”

Trời lạnh sâu, cha mẹ nên biết quy tắc “4 ấm” - 1

Khi trẻ đi ngoài trời lạnh cần giữ ấm. Ảnh: TL

Sai lầm khiến trẻ ốm khi đến trường ngày lạnh

Những ngày này miền Bắc đang trong đợt rét buốt, nền nhiệt độ phổ biến ở đồng bằng từ 13-15 độ, miền núi nhiều nơi dưới 12 độ. Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn đợt rét đậm, rét hại lần này sẽ kéo dài và dự kiến Hà Nội sẽ rét sâu vài ngày nữa.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với thời tiết giá lạnh như hiện nay, người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc phải nhiều bệnh. Tình trạng trẻ nhỏ nhập viện tăng cao do sức đề kháng của nhiều trẻ không đủ chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt. Khi nhiệt độ giảm sâu, trẻ rất dễ bị ốm, nhiễm lạnh, mắc bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, nhất là với những trẻ phải đến trường trong ngày lạnh.

Bởi vậy, điều quan trọng nhất với trẻ đi học trong buổi sáng rét mướt là phải giữ ấm toàn thân cho trẻ. Điều đáng nói, nhiều trẻ lại nhiễm lạnh, mắc bệnh “oan” vì sai lầm của cha mẹ. Khi đưa trẻ đến trường, nhiều cha mẹ mặc ấm nhưng không đeo khẩu trang, mũ giữ ấm đầu. Ngược lại nhiều cha mẹ lại ủ ấm quá kỹ với suy nghĩ “càng kín càng tốt”.

Việc làm này đôi khi lại có thể gây thêm bệnh cho trẻ. Bởi thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết đột ngột. Khi mặc quá kín, ủ quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, ngực, đầu rồi ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi... Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da khiến trẻ bứt rứt, khó chịu.

Có cha mẹ khi đưa trẻ đến trường lại cho con ngồi trước xe máy. Dù trang bị kín trẻ vẫn có khả năng bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản hay viêm phổi do gió lạnh. Việc trẻ ngồi trước còn hít phải khói, bụi gây khởi phát các cơn hen phế quản, viêm mũi, đặc biệt ở những trẻ cơ địa dị ứng và có sức đề kháng kém. Bởi vậy, khi ra ngoài trời, cha mẹ nên để bé ngồi sau xe đeo đai an toàn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thời tiết lạnh còn có thể kèm theo mưa rét buốt, thậm chí mưa rào nặng hạt. Vì thế, cha mẹ cố gắng đảm bảo trẻ không bị ướt, quần áo không bị ngấm nước mưa khi đưa trẻ đến trường. Ngoài quần áo mưa, cha mẹ có thể chuẩn bị túi nilon để chùm tay và chân cho trẻ. Trong những ngày thời tiết lạnh sâu, cha mẹ cần chủ động theo dõi nhiệt độ thời tiết trong ngày qua bản tin thời sự để cân nhắc có nên đưa trẻ tới trường hay không.

Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ những ngày lạnh sâu

Để giữ cho trẻ được ấm áp, theo ThS.BS Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trẻ ra ngoài khi trời lạnh để đến trường, các bậc cha mẹ nên:

+ Cho con mặc đủ ấm

Cho trẻ mặc từ 3-5 lớp áo giúp giữ ấm cơ thể. Lớp áo trong cùng nên là một áo giữ nhiệt làm bằng chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm mồ hôi. Lớp thứ hai là áo len hoặc áo nỉ giữ nhiệt ấm áp. Ngoài cùng là áo khoác để giữ ấm, nếu có khả năng cản gió, chống thấm nước thì càng tốt. Khi bé vui chơi, cơ thể nóng lên, có thể cởi bớt ra.

Quần cha mẹ có thể trang bị cho bé một chiếc quần len hoặc nỉ giữ nhiệt bên trong, bên ngoài là quần có khả năng cản gió, chống thấm nước để bé ấm áp hơn khi di chuyển ngoài trời rét.

+ Đeo khẩu trang, mũ len:

Khẩu trang cũng rất cần nếu bé đi ngoài trời lạnh, nên chọn loại mềm mại bằng cotton, che kín tai và mũi cho bé nhưng vẫn dễ thở. Mũ len nên chọn loại trùm kín đầu, bao gồm cả phần tai để gió không lọt qua. Ngoài ra, nên cho bé đi giày để giữ ấm cho đôi chân.

+ Trang bị thêm đồ:

Trẻ cấp 1 và nhất là ở mầm non, cha mẹ hãy lưu ý chuẩn bị cho bé từ 2 đến 3 đôi tất, tốt nhất là cotton hoặc len lông cừu, với cổ cao có thể kéo lên cẳng chân của bé. Găng tay nên chọn loại cao cổ, có thể kéo lồng lên qua cổ tay áo để đảm bảo gió không lùa qua.

Bên cạnh việc mặc ấm, cha mẹ cũng cần chú ý bảo đảm dinh dưỡng, cung cấp đủ các chất đạm, bổ sung vitamin, cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với bệnh. Để phòng chống viêm phổi cho trẻ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm.

Các chuyên gia nhi khoa khuyên, trước khi cho trẻ ra ngoài nên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ được giữ ấm bởi quá trình đốt cháy calo. Ngược lại, cơ thể thiếu chất quá trình trao đổi chất chậm lại, để sinh nhiệt giữ ấm cơ thể sẽ sinh ra phản ứng run rẩy. Bạn cũng có thể cho trẻ uống ít nước gừng ấm để tăng nhiệt độ cho cơ thể khi ra ngoài trời lạnh.

Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy cho trẻ tự biết cách bảo vệ mình ở trường như: Không chơi ngoài sân trường trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, có mưa phùn, gió mạnh. Khi chạy nhảy, chơi đùa mồ hôi ra nhiều thì phải lau khô ngay, tránh để mồ hôi thấm ngược trở lại.

“Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa cảm lạnh. Vì vậy, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi trời lạnh, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ với quy tắc “4 ấm” là giữ ấm bụng, chân, tay và lưng. Đặc biệt chú ý đến những bộ phận này vì đó là những vùng nhạy cảm, khi bé nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm, ốm. Hơn nữa, đây cũng là những vùng dễ bị ra mồ hôi nếu quấn kín mít. Hãy lưu ý kiểm tra thường xuyên, nếu thấy trẻ có mồ hôi cần đưa trẻ vào chỗ ấm, kín gió, tìm cách để lau khô mồ hôi trước khi cởi bớt đồ”.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

Nỗi lòng quý ông bị vợ “bán đứng” ở phòng khám Nam khoa

“Yêu yếu là thế nào, yếu quá ấy chứ!”

Nam (28 tuổi, Hà Nội) là một anh chàng đẹp trai, cao to, con nhà nề nếp. Dù là thanh niên thế hệ mới, nhưng Nam rất truyền thống, nhất định không “ăn cơm trước kẻng”, giữ cho mình và vợ đến ngày cưới. Chuyện sẽ không sao, nếu 9 tháng sau ngày cưới, Quỳnh - vợ Nam vẫn còn… “zin”, cũng bởi Nam có vấn đề “chỗ ấy”. Nam sợ đến mức trốn vợ, bi quan và nghĩ đến chuyện xa nhau. Nhưng Quỳnh lại không chấp nhận chuyện đó được, không thể lấy chồng mà vẫn còn “nguyên”, rồi còn con cái nữa chứ. Nghĩ là làm, Quỳnh gọi cả mẹ chồng, chị chồng dắt Nam đi khám nam khoa.

Vào phòng khám, khi thấy bác sĩ hỏi han, Nam lý nhí: “Em hơi yêu yếu anh ạ!”. Rồi khi chồng còn đang vò đầu tìm thêm từ để diễn tả khổ cảnh của mình thì Quỳnh nhảy bổ vào cướp lời ngay: “Yêu yếu là thế nào, yếu quá ấy chứ! Em làm hết cách rồi, kiểu gì cũng thử qua hết rồi mà vẫn hỏng bét”. Giọng Quỳnh không giấu được sự thất vọng, bức xúc. Anh chồng trẻ ngớ người, đỏ mặt, tắt lịm lời muốn nói, mặt cúi gằm.

Các chuyên gia chia sẻ, trong "chuyện ấy", nếu vợ thiếu đi sự tế nhị, phối hợp, động viên chồng, lại tạo sức ép sẽ khiến tình trạng càng trầm trọng hơn. ảnh minh họa

BS Nguyễn Thế Lương, Giám đốc Trung tâm Nam khoa Andos (Hà Nội) - người trực tiếp điều trị cho Nam kể lại, lúc này, anh phải mời người nhà của bệnh nhân ra ngoài để trao đổi riêng với Nam. Cuối cùng bác sĩ phát hiện, thực tế người chồng mỗi ngày về nhà chỉ việc đối phó với vợ đã rất khó khăn, mệt mỏi.

Câu chuyện của anh chồng trẻ bị cô vợ vô tư, mạnh bạo “bán đứng” ở phòng khám khiến BS Nguyễn Thế Lương suy nghĩ mãi. Hóa ra, khi thấy chồng yếu sinh lý, thay vì tế nhị cùng nghĩ cách chữa trị, Quỳnh lại “tố” với mẹ chồng, chị chồng… Có lần, trong bữa liên hoan với đại gia đình, Quỳnh còn "buôn": "Anh ấy có mỗi cái việc đó còn làm không nên hồn” khiến Nam chỉ muốn chui xuống hố.

“Tôi mất khá nhiều thời gian để điều trị tâm lý, thuốc thang cho Nam. Đồng thời cũng phải có “bài” tâm lý với Quỳnh. Nhiều lúc phải trao đổi từng chút một. Nam bị tác động tâm lý rất nặng nề, rối loạn cương do vợ quá mạnh mẽ. Vợ càng mạnh mẽ, đòi hỏi, Nam càng sợ hãi, áp lực. Do đó, có khi tôi trò chuyện với vợ bệnh nhân còn nhiều hơn cả với bệnh nhân”, BS Nguyễn Thế Lương chia sẻ.

Với ca này, một tháng sau khi đến gặp bác sĩ, kết quả vẫn chưa khả quan. BS Nguyễn Thế Lương băn khoăn lắm. Gọi hai vợ chồng đến trao đổi lại, bác sĩ mới vỡ lẽ. Có những hôm chồng đang chuẩn bị thì vợ lại sốt sắng: “Thế nào, đã sẵn sàng chưa?”. Chồng lại càng áp lực, lại “không ra gì”. Vì thế về sau bác sĩ phải trao đổi nhiều hơn với người vợ để bớt tạo áp lực lên chồng. Hơn 3 tháng sau, mọi việc bắt đầu cải thiện dần, sau 7 tháng người vợ có bầu. Hôm người chồng quay lại khám thì vợ gọi điện khoe bác sĩ: “Dạo này tốt rồi đấy bác sĩ ơi”.

Vợ không hợp tác, chồng càng yếu hơn

Một nghiên cứu cách đây không lâu tại Hà Nội và TPHCM cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc xuất tinh sớm ở đàn ông Việt Nam là 31%, tức là cứ 3 quý ông thì có một ông “dính”. Điều đáng lưu ý là có tới 90% bệnh nhân xuất tinh sớm không đi khám. Còn đối với các trường hợp rối loạn cương dương, hiện chưa phát hiện nguyên nhân, nhiều người đổ lỗi cho tâm lý. Tuy nhiên thực chất 90% do thực thể, 10% do tâm lý. Dù vậy, đa phần đều cần tư vấn về tâm lý, nếu không việc điều trị sẽ thất bại. Nhiều bệnh nhân luôn sẵn tâm lý một lần “ngã ngựa” thì lần sau cố gắng tốt hơn nhưng càng "cố" càng khó khăn, cũng vì vợ không hợp tác, lại vô tình gây áp lực như trường hợp bệnh nhân Nam trên đây.

Bên cạnh đó, kiến thức về sức khỏe sinh sản của nam giới hiện còn kém hơn phụ nữ, cũng như ý thức đi viện khám của nam giới còn hạn chế. Nhiều người thay vì đi gặp bác sĩ lại tin tưởng tuyệt đối vào lời rỉ tai, truyền miệng của các quý ông khác trên bàn nhậu. Chỉ khi nào thực sự không còn cách nào khác, họ mới đi khám. Hoặc đi trong tình trạng “cưỡng bức” của vợ, tức không phải do các ông chồng chủ động mà từ chính nhu cầu, mong muốn của các bà vợ.

“Có người vợ đưa chồng đến khám rồi chốt ở ngoài cửa để “canh chừng”. Có ông chồng được vợ mua phiếu, đặt lịch bác sĩ, đến nơi chỉ đi đi lại lại, không dám bước vào phòng. Lại có ông được vợ đưa đến viện khám chỉ chờ vợ đi xong là cũng “chuồn”. Có ông bị rối loạn cương dương 6 - 7 năm không chịu đi khám. Đến lúc đặt lịch khám cho chồng là vợ; hộ tống chồng đi khám cũng vợ; gọi điện cho bác sĩ để kiểm tra “Chồng em đến chưa?”, “Kết quả như thế nào…” đều là người vợ chủ động, còn ông chồng thì mất tích”, BS Nguyễn Thế Lương kể.

Theo bác sĩ Nam khoa này, vấn đề bản lĩnh đàn ông nhiều khi rất nhạy cảm. Nếu vợ thiếu đi sự tế nhị, phối hợp, động viên chồng, lại tạo sức ép sẽ khiến tình trạng càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, một số nước trên thế giới đã hướng những nghiên cứu khoa học cũng như điều trị rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh vào đối tác của quý ông, thay vì chỉ tập trung chữa cho bản thân nam giới. Bởi suy cho cùng, phụ nữ thông minh, tế nhị trong câu chuyện nhạy cảm này cũng còn vì quyền lợi, lợi ích lâu dài của chính họ nữa.

Theo nhiều bác sĩ Nam khoa, không có một công thức chung nào để điều trị rối loạn cương dương hay rối loạn xuất tinh. Mỗi bệnh nhân có một hướng điều trị khác nhau. Do đó, tuyệt đối bệnh nhân không tự ý mua thuốc, dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, việc điều trị các bệnh nam khoa tiến triển tích cực hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tâm lý, sự cảm thông, hợp tác của nửa còn lại (vợ/bạn tình).

Let's block ads! (Why?)