Friday, January 27, 2017

Kẻ hãm hiếp giấu nạn nhân sau tủ lạnh suốt 50 năm

Michael Dunn, 57 tuổi, vừa bị tòa án ở thành phố Manchester, Anh kết tội vì hàng loạt hành động tấn công tình dục trong nhiều năm. Để qua mặt cảnh sát, Dunn đào một chiếc hốc bí mật đằng sau tủ lạnh và giấu các nạn nhân vào đây. Lẽ ra cảnh sát đã có thể ngăn chặn vụ việc này từ 24 năm trước nhưng màn ngụy tạo của Dunn quá tinh vi.

Tổng cộng, Dunn đã hãm hiếp và lạm dụng tình dục 4 phụ nữ trong hơn 5 thập kỷ qua. Có 2 nạn nhân bị hắn cầm tù như nô lệ trong một thời gian dài. Trong số 9 lần cảnh sát ghé thăm, Dunn đều đẩy nạn nhân 14 tuổi vào trong chiếc hốc khoét ở tường và dùng túi nilon lớn đậy bên ngoài. Ngoài ra, Dunn còn nuôi 1 con chó với nhiệm vụ cảnh giới.

Dunn che giấu tội ác suốt hàng chục năm mà không bị phát hiện.

Năm 1993, một cô bé 14 tuổi từng tố cáo Dunn tấn công em nhưng chính quyền địa phương không có bất kì hành động nào. Cảnh sát bị đặt nghi vấn về năng lực của mình khi Dunn lạm dụng các nạn nhân trong thời gian dài mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Báo chí Anh lo ngại rằng còn nhiều nạn nhân nữa chưa được phát hiện vì Dunn sống ở nhiều địa điểm trải dọc miền bắc và miền nam nước Anh. Một họ hàng của Dunn kể rằng ông từng nhìn thấy chiếc hốc này nhưng kẻ hiếp dâm khẳng định “đây là hốc tránh bom”.

Chiếc hốc dùng để giấu nạn nhân.

Dunn là một kẻ nghiện rượu nặng và sống bằng trợ cấp của chính phủ. Vụ việc chỉ được giải mã khi một nạn nhân bị hãm hiếp từ bé đã trưởng thành và cầu cứu cảnh sát.

Cô gái chia sẻ ngày 26.1: “Đó là kí ức tồi tệ mà tôi không muốn, là cơn ác mộng mà tôi không biết đã kéo dài bao lâu. Tôi không muốn nhắc lại nữa”.

Let's block ads! (Why?)

Rộn ràng không khí đón năm mới tại các quốc gia châu Á

Một phố ăn uống ở Đài Bắc, Đài Loan được thắp sáng bởi hàng trăm chiếc lồng đèn mừng năm mới. Ảnh: Reuters.

Khu chợ Tết ngập sắc màu đỏ tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Lifevancouver.

Chùa Thean Hou tại Kuala Lumpur, Malaysia treo lồng đèn để đón Tết âm lịch. Ảnh: Independent.

Đèn trang trí hình con gà – con giáp của năm 2017, tại một khu người Châu Á ở Houston, bang Texas. Ảnh: AP.

Một gia đình đang selfie trước một cây được trang trí bởi những lồng đèn tại Bắc Kinh. Ảnh: Independent.

5.500 chiếc lồng đèn cùng một chú gà cao 13 mét được trưng bày ở Phố người Hoa Singapore. Ảnh: Straits Times.

Hình ảnh một chú gà với mái tóc giống Tổng thống Donald Trump mới nhậm chức của Mỹ tại một trung tâm thương mại ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh: STR/AFP.

Đèn trang trí đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh chào đón năm mới. Ảnh: Zing.

Một ông đồ đang viết những câu đối Tết cho người dân ở cộng đồng người Hoa tại Indonesia. Ảnh: Dominion Post.

Một tiết mục múa lân và múa hình gà tại buổi văn nghệ mừng năm mới Phố người Hoa Singapore. Ảnh: Straits Times.

Những chiếc lồng đèn có hình ảnh chú gà tại Phố người Hoa Singapore. Ảnh: Straits Times.

Những du khách chụp hình với một người đóng vai nhân vật Thần Tài ở Phố người Hoa Singapore. Ảnh: Straits Times.

Lễ hội đường phố chào đón Tết Seollal – Tết âm lịch của người Hàn Quốc, tại Bảo tàng Dân tộc Quốc gia Hàn Quốc. Ảnh: Asia Holiday.

Một hội chợ Tết được trang trí bên trên bởi những chiếc lồng đèn tại Manila, Philippines. Ảnh: Reuters.

Những trẻ em vui chơi tại một quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên trong những ngày nghỉ của Tết âm lịch. Ảnh: Reuters.

Thực phẩm Tết truyền thống của Singapore được chế biến và đóng hộp sẵn tại một chợ Tết ở Singapore. Ảnh: Straits Times.

Những học sinh Việt Nam tại trường Lạc Hồng, thành phố Seattle, bang Washington đang tập diễn văn nghệ cho chương trình đón năm mới. Ảnh: The Seattle Times.

Một cô gái đứng chụp hình giữa phố lồng đèn tại Công viên Ditan, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Let's block ads! (Why?)

2 mẹ con bị móc túi hết sạch tài sản và hành động bất ngờ của người cảnh sát

Câu chuyện cảm động ngày cuối năm được bạn Anh Quân Nguyễn chứng kiến và kể lại. Theo Quân, chiều 29 Tết, khi đang dắt chó đi chơi chỗ bãi cỏ đường Kim Mã, Hà Nội, bạn thấy có 2 mẹ con bế nhau chân đi tập tễnh trên đường.

Sẽ không có gì đáng kể nếu như hai mẹ con này không gặp một chiến sĩ CSGT. Anh CSGT này ra hỏi chuyện thì được biết 2 mẹ con quê Cao Bằng bị móc túi mất sạch tiền nên không thể về quê. Bà mẹ đã đi bộ cả chiều và cũng chưa được ăn uống gì.

Không ngại ngần, chiến sĩ CSGT đã mời hai mẹ con sang quán đối diện ăn và sau đó gọi taxi cho hai mẹ con ra bến.

"Mình thấy anh ấy trả tiền taxi trước rồi còn cho tiền 2 mẹ con này về quê nữa", bạn Anh Quân kể lại.

CSGT cho 2 mẹ con bị móc túi ăn và bắt taxi cho ra bến xe.

Câu chuyện ấm lòng ngày Tết.

Let's block ads! (Why?)

Những bất lợi khi sử dụng mứt Tết không đúng cách

Những bất lợi khi sử dụng mứt Tết không đúng cách - 1

Mứt tết, món ăn không thể thiếu của người Việt Nam dịp Tết cổ truyền 

Mứt Tết là một món ăn cổ truyển của Việt Nam, không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày Tết. Tuy nhiên theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc chọn dùng mứt Tết cũng nên có nhiều điều lưu ý, bởi mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.

Cụ thể: Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, do mứt có nhiều đường nên tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi.

“Mứt Tết không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mối nguy hại cho sức khỏe từ những sản phẩm mứt Tết không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ những cơ sở sản xuất thủ công mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, hay tiềm ẩn dùng các loại phụ gia không được phép sử dụng trong ngâm, tẩm ướp hay tạo mầu sắc bắt mắt… đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Bà Lâm cho biết, trên thực tế “mứt ba không” (Không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng), vẫn len lỏi đi vào thị trường, và được bán ở khắp nơi.

Ngoài ra, vẫn còn những cơ sở chế biến mứt thủ công không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc của hàng mứt bàn lẻ trên thị trường online, hay offline. Với những cơ sở sản xuất tạm, không đủ đảm bảo an toàn thực phẩm: Nơi phơi nguyên liệu bụi bẩn, thùng xô chậu ngâm mứt cáu bẩn, rồi các loại phụ gia không được phép sử dụng như: Hóa chất tẩy trắng, phẩm mầu, đường hóa học, hàn the… đều có nguy cơ độc hại với sức khỏe.

Một số cơ sở sản xuất không hợp vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn dễ sinh nấm mốc làm ảnh hưởng hại nhiều cho sức khỏe hơn là có lợi.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, hiện nay cũng nhiều gia đình đã tự chế biến mứt cổ truyền cho ngày Tết, nếu không quá bận rộn. Điều này cần khuyến khích vì giữ được hương vị ngày Tết và chị em lại thêm được dịp nữ công gia chánh "khéo tay, hay làm".

Bên cạnh đó, nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Dưới khía cạnh dinh dưỡng PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hà lan, riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu không tốt cũng có hại cho sức khỏe.

Let's block ads! (Why?)

Bệnh nhi ung thư: “Mong đây không phải là cái Tết cuối cùng”

Bệnh nhi ung thư ước: “Mong đây không phải là cái Tết cuối cùng” - 1

 Đây là cái tết đầu tiên xa nhà của bệnh nhi Nguyễn Mai Phương.

Trái ngược với sự sôi động, rộn ràng sắc xuân của đường phố, không khí Tết ở Khoa bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương  lại là sự đìu hiu, lạnh lẽo, cô quạnh.

Tại đây, các em nhỏ bệnh nhẹ được bác sĩ cho về nhà ăn Tết vì thế nhiều giường bệnh trống vắng. Tuy vậy, ở một số phòng điều trị vẫn có bệnh nhi nặng phải nằm lại ăn Tết.

Tại phòng điều trị, dù bánh kẹo, đường sữa, đồ chơi trên giường bệnh không thiếu nhưng cũng không thể làm các em vơi đi cơn đau bệnh tật. Các em luôn phải nằm cùng những chai hóa chất và dây chuyền chằng chịt.

Không còn đủ sức dù chỉ nhếch một nụ cười, nằm đó thiêm thiếp, thỉnh thoáng cố nhướng đôi mắt như những đốm lửa nhỏ thèm khát hy vọng và sự sống, bé Hoàng Mai Phương, 7 tuổi, quê Thái Bình chỉ biết khóc khi phóng viên hỏi chuyện.

Chia sẻ về bệnh của cháu, bà ngoại bé Phương bảo: “Đây là cái tết đầu tiên xa nhà của Phương. Cháu mang bệnh ung thư máu đã 3 năm. Mọi năm bệnh nhẹ hơn nên cháu được về nhà ăn Tết. Năm nay, tôi và gia đình gác hết công việc lại ở lại bệnh viện với cháu. Thôi thì, “mặc kệ” Tết”.

Theo lời bà ngoại của bé Phương, từ khi biết cháu bị bệnh nặng, bố mẹ cháu cũng chẳng có tâm trí làm ăn. Tết đến, gia đình cũng không mua sắm gì nhiều. Một phần vì không có tiền, phần vì không có tâm trạng.

“Tết cũng chỉ còn vài ngày, cháu bệnh nặng nên gia đình cũng không thiết gì Tết nhất. Tôi chỉ mong những ngày nghỉ tết qua nhanh để cháu được điều trị suôn sẻ. Cháu có khỏe mạnh thì mình mới có Tết được”

Bà nói tiếp: Cháu 7 tuổi, mới đi học được mấy buổi đã phải vào viện nằm điều trị bệnh. Hai năm ở viện cũng là hàng chục đợt cháu phải truyền hóa chất. Cháu đau đớn, chỉ biết khóc.

Bệnh nhi ung thư ước: “Mong đây không phải là cái Tết cuối cùng” - 2

Mẹ cháu Thuật buồn bã khi con không được về nhà đón Tết.

Sang phòng bên cạnh, gặp em Nguyễn Bá Thuật, 12 tuổi, quê Nghệ An. Thuật nói, đây cũng là năm đầu tiên em ăn Tết ở bệnh viện.

Ngồi trên giường bệnh, tay cầm điện thoại vừa chơi trò chơi, thỉnh thoảng Thuật lại nhoẻn miệng cười.

Đến giờ điều dưỡng vào lấy máu nhưng cậu bé bản lĩnh này lại khá bình tĩnh với kim tiêm, ngoan ngoãn phối hợp, không khóc ré lên như những bạn khác. Khi được hỏi có đau không, Thuật trả lời: “Dạ, con đau lắm nhưng con quen rồi. Mấy ngày đầu con khóc nhiều nhưng giờ con không khóc nữa”.

Thuật nói: “Con mới vào viện được 2 tháng mà đã sút hơn 10 kg. Con truyền được 3 chai hóa chất. Những lúc đó con đau, mệt và buồn nôn lắm. Các bác sĩ nói bệnh của con rất nặn nên những ngày này con buồn lắm. Con thèm cảm giác sum vầy cùng ông bà và người anh trai học lớp 9. Dù đây là cái Tết đầu tiên ở bệnh viện nhưng con chỉ mong đây không phải là cái Tết cuối cùng của cuộc đời con”.

Bệnh nhi ung thư ước: “Mong đây không phải là cái Tết cuối cùng” - 3

Cháu Hà Biệt Thái 2 tuổi, quê ở Sơn La là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất phải ở lại bệnh viện ăn Tết.

Trong phòng bệnh, có lẽ cháu Hà Biệt Thái 2 tuổi, quê ở Sơn La là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất phải ở lại bệnh viện ăn Tết.

Mẹ của bé Thái cho biết, con bị bệnh ung thư máu rất nặng. Hiện tại, con đang bị liệt hai chân. Mỗi lần các bác sĩ vào lấy máu cho con là cả hai vợ chồng đều mím chặt môi, cố kìm đau xót vào lòng.

Nhắc đến Tết, mẹ bé Thái bảo: “Đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của cháu. Tôi chỉ mong con sẽ khỏe để sang năm được về ăn Tết cùng gia đình. Lúc đó, cháu sẽ không còn phải đau đớn bởi kim tiêm, không bị mệt phờ vì hóa chất và sẽ tạm quên nỗi đau trong mấy ngày được sum vầy.

Cùng cảnh ngộ, cô bé Trần Thị Huyền (11 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ) khiến ai nhìn cũng phải rớt nước mắt, quay đầu không dám nhìn lâu. Căn bệnh bạch cầu tủy tai ác khiến cơ thể Huyền chỉ còn da bọc xương, miệng lở loét, thường xuyên nôn ra máu, hồng cầu về O. Chứng kiến sức khỏe của con yếu dần, người mẹ này cứ héo hon ngày đêm. Chị mất ăn, mất ngủ và luôn cầu mong đây không phải là cái Tết cuối cùng của con.

Lãnh đạo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, căn bệnh ung thư máu quái ác khiến nhiều bệnh nhi không có cơ hội sum vầy cùng gia đình trong ngày xuân. Hiểu được nỗi buồn tủi của những bệnh nhân và thân nhân phải đón tết trong bệnh viện, các bác sĩ, điều dưỡng của Viện vẫn cố gắng bằng mọi cách để chia sẻ giúp họ tạm quên đi nỗi đau bệnh tật.

Let's block ads! (Why?)

Tâm sự ngày Tết ở nơi trẻ sinh ra chỉ nặng hơn nửa cân

Khẽ đặt ngón tay út của mình cạnh chân một em bé sơ sinh vừa cất tiếng khóc chào đời cách đây 2 ngày, BS Lê Minh Trác – Phó GĐ Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện phụ sản Trung ương) không khỏi xót xa khi ngón tay út của mình còn nhỉnh hơn cả chân của bé. Theo thông tin từ BS. Trác, em bé ấy chỉ nặng hơn nửa kg.

Và đó cũng là hình ảnh chúng tôi bắt gặp ở hầu hết các em bé sơ sinh đang nằm tại đây khi thời khắc giao thừa đang cận kề.

“Bé này lúc sinh ra được 0,7kg sau hai tháng nuôi dưỡng tại đây giờ đã nặng 1,2kg; bé bên cạnh sinh ra cũng được 0,7kg, sau gần 2 tháng cân nặng đạt 1,4kg... Các bé đang phát triển khá tốt”, BS. Trác cho biết.

BS. Lê Minh Trác khẽ bế một em bé sơ sinh trên tay và âu yếm nhìn em.

BS. Lê Minh Trác cũng đưa thêm thông tin, những trường hợp trẻ nặng từ 0,5kg – 1kg nằm tại Trung tâm lúc nào cũng dao động khoảng 20 – 30 trẻ. “Đa số những trẻ sinh thấp cân là do đẻ non, một số trường hợp khác vẫn đủ tháng nhưng kém cân nặng thì gọi là suy dinh dưỡng bào thai hoặc chậm phát triển.

Những đứa trẻ sinh thiếu tháng thì các bộ phận như: tim, não, phổi, hệ thống miễn dịch của trẻ đều non. Điều đó đồng nghĩa với việc đứa trẻ sẽ yếu, dễ bị các bệnh tấn công. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cho nên việc chăm sóc các bé khó khăn và yêu cầu phải đảm bảo cho các trẻ”, BS. Trác nói.

Mỗi lần đón các bé sinh non, cân nặng thấp chào đời, các bác sĩ đều rất buồn và luôn cố gắng hết mình để mang lại sự sống cho các em.

Chỉ cho chúng tôi các hộ lý, y tá, bác sĩ đang chăm sóc, làm vệ sinh cá nhân cho từng bé hay cho bé ăn... BS. Trác mỉm cười bảo rằng, để đảm bảo các bé khỏe mạnh và phát triển tốt trong điều kiện nuôi lồng kính, từ khi sinh ra các bé đã thiệt thòi khi thiếu đi sự chăm sóc, ẵm bồng của người mẹ nên các bé cần lắm bàn tay yêu thương của các y, bác sĩ ở đây.

“Và chúng tôi đã làm được điều ấy. Mỗi lần đón các bé có cân nặng chỉ dao động từ 0,5 – 1kg, chúng tôi thực sự rất ái ngại. Nhưng bằng mọi cách chúng tôi phải cấp cứu tới cùng để mang lại sự sống cho các bé.

Tư tưởng làm việc của chúng tôi luôn là đặt cấp cứu lên hàng đầu, thủ tục hành chính và giải thích với gia đình là giai đoạn tiếp sau đó.

Đặc thù của ngành chúng tôi là cấp cứu bệnh nhân bất kì lúc nào mà không có ngày nghỉ hay giờ nghỉ. Chính vì thế bác sĩ cấp cứu không có đêm giao thừa. Chỉ khi ca cấp cứu hoàn thành, bước ra ngoài phòng thấy không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi chúng tôi mới nhận ra mình đã bỏ lỡ thời khắc thiêng liêng nhất của năm.

Nhưng cảm giác nhận về những lời chúc Tết từ lãnh đạo bệnh viện, những cái nắm tay yêu thương nhưng rất đỗi chân thành của người nhà bệnh nhân, chúng tôi cũng thấy ấm lòng cho ca trực đầu tiên của mình trong năm mới”, khẽ bế một em bé non tháng trên tay, BS. Trác nhìn em âu yếm và chia sẻ với chúng tôi.

Hiện tại có rất nhiều bé sơ sinh thiếu tháng đón Tết cùng các bác sĩ BV Phụ sản Trung ương tại bệnh viện.

Nhớ lại lần đầu tiên bế trên tay trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1kg, BS. Trác ngậm ngùi:

“Tôi vẫn nhớ mãi cảm giác khi mới về công tác tại bệnh viện. Lần đầu tiên bế các bé nhỏ xíu nặng chưa được 1kg như vậy thật lạ lẫm, không thể tưởng tượng được tại sao con người lại nhỏ bé như thế này. Các cháu nhỏ, xương chưa cứng nên toàn thân cứ mềm nhũn, cảm giác các bé có thể lọt qua tay mình bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận. Sau một quá trình làm việc, giờ cũng đã quen với việc bế các cháu nhỏ”.

Dẫn chúng tôi qua phòng điều trị cách li, bác sĩ Trác dừng lại rất lâu trước 2 bé mới sinh bị phơi nhiễm HIV, bên cạnh là túi thuốc để các bé uống điều trị sau khi xuất viện.

Có những em bé sinh thiếu tháng, chân của các em chỉ bằng ngón tay út của bác sĩ.

Lặng nhìn các em rất lâu, BS. Trác tâm sự:

“Mỗi năm có khoảng 20 ca mẹ nhiễm HIV và tỉ lệ non tháng của trẻ phơi nhiễm HIV cũng như trẻ bị các bệnh truyền nhiễm khác qua đường lây từ mẹ sang con vào Trung tâm chúng tôi là 15%”.

Từ khi có chương trình phòng lây truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con, những trường hợp mẹ bị nhiễm HIV nếu được phòng lây nhiễm HIV sang con, tỉ lệ các cháu nhiễm HIV dưới 5% có nơi chỉ 1,9 – 2%. Điều ấy đồng nghĩa với việc có tới 98% các bé mẹ bị nhiễm HIV nhưng sinh con ra hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, các bà mẹ phải tuân thủ đúng phương pháp điều trị của các bác sĩ”.

Ở đâu đó trong Trung tâm, nơi các bé sơ sinh thiếu tháng, cân nặng thấp đang được nuôi dưỡng, chúng tôi thấy vắng đi những tiếng khóc, những tiếng khóc thường có mà chúng tôi vẫn bắt gặp ở các khu sơ sinh khác.

Nhưng các em vẫn đang từng giây, từng phút “chiến đấu” với “tử thần” để giành giật sự sống cho mình, để bước qua thời khắc giao thừa các em sẽ được thêm tuổi mới...

Let's block ads! (Why?)

Hà Giang: Đang cúng lễ bị xua đuổi 2 cha con ra tay giết người thân

Công an huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang vừa ra lệnh bắt khẩn cấp 2 bố con là Vàng Nhè Giàng (48 tuổi) và Vàng Nỏ Sình (26 tuổi) trú tại thôn Hạt Chả xã Mậu Long, huyện Yên Minh về hành vi giết người.

Nạn nhân là ông Vàng Dũng N. (42 tuổi) cùng trú tại địa phương. Điều đặc biệt nạn nhân N. là em ruột của Vàng Nhè Giang.

Theo thông tin mà báo Người Đưa Tin có được, tối 15/1, nghe tiếng chó sủa, ông Vàng Dũng N cầm đèn pin đi soi quanh nhà mình. Tuy nhiên, một hồi lâu, vẫn không thấy ông N. quay trở về nhà mình nên người thân của ông này, bủa đi tìm kiếm.

Đến chiều ngày 16/1, người thân của N. bất ngờ phát hiện nạn nhân đã tử vong. Địa điểm được phát hiện tại khu ruộng cạn cùng thôn (cách nhà nạn nhân khoảng 1km) trên người có nhiều thương tích.

Trước những dấu hiệu trên người nạn nhân, xác định đây là một vụ án mạng nên vụ việc lập tức được báo cáo lên chính quyền địa phương cũng như Công an huyện Yên Minh.

Nhận được tin báo, Công an huyện Yên Minh đã khẩn trương vào cuộc, kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cho thấy: Nạn nhân chết do bị nhiều vết chém gây thương tích nặng dẫn tới tử vong.

Ngay sau đó, sự việc cũng được cấp báo lên Công an tỉnh Hà Giang để điều tra theo đúng thẩm quyền của pháp luật.

Quá trình điều tra, Cơ quan công an nhận thấy, nạn nhân là người dân tộc thiểu số, nhân thân tốt và cho rằng nguyên nhân dẫn đến tử vong của ông N. nhiều khả năng do mâu thuẫn cá nhân.

Đối tượng Vàng Nhè Giang

Quá trình sàng lọc các đối tượng tại địa phương, CQĐT nắm được, ông N. và gia đình của Vàng Nhè Giang có mâu thuẫn đất đai âm ỉ từ bấy lâu nay.

Đặc biệt từ khi ông N. được người thân phát hiện thì Vàng Nhè Giang và con trai là Vàng Nỏ Sình đã không có mặt tại địa phương.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã tiến hành bắt khẩn cấp 2 bố con là Vàng Nhè Giàng và Vàng Nỏ Sình khi đang lẩn trốn.

Bước đầu tại CQQĐT, hai bố con Giàng đã thừa nhận hành vi giết người. Theo đó, tối 15/1, Giàng có mời thầy cúng đến đoạn đường gần nhà Vàng Dũng N. để làm lễ cúng bái.

Biết được sự việc trên, ông N. đã ra xua đuổi. Không thèm để ý đến em trai, bố con Giang và thầy cúng vẫn tiến hành nghi lễ. Cho rằng bố con Giang thuê thầy cúng “yểm bùa” tại khu đất đang ở nên ông N. đã dùng đá và dao đuổi bố con anh trai mình.

Tuy nhiên, hành vi của ông N. đã dẫn đến ẩu đả. Trong cơn điên cuồng, bố con Giàng đã dùng dao chém nhiều nhát ông N. tử vong. Sau khi gây án, bố con Giàng bỏ về nhà.

Sau khi gia đình ông N. phát hiện được người thân mình đã chết, bố con Giàng lập tức bỏ trốn.

Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Let's block ads! (Why?)