Friday, January 27, 2017

[unable to retrieve full-text content]

[unable to retrieve full-text content]

10 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để cả năm không bị xui

Vào ngày đầu năm, tùy từng vùng miền mà người dân có những tục lệ kiêng kỵ khác nhau. Tục kiêng kỵ được chi phối bởi nhiều quan niệm, hệ thống tín ngưỡng chồng chéo lên nhau. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ vào ngày mùng 1 bạn có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân mình.

1. Kỵ cho lửa, nước

Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong những ngày Tết thì cả năm đó gia đình sẽ không giữ được tiền bạc, gặp nhiều điều xui rủi, các thành viên ra đường hay gặp tai vạ.

Tương tự, xưa vẫn có câu “tiền vô như nước”, việc cho đi nước đầu năm giống như cho đi nguồn tài lộc, tiền bạc, trong năm không giữ được tiền bạc, của cải.

Xuất phát từ quan niệm này mà ngay từ những ngày cuối năm, dân gian luôn chủ động đưa nước đầy ắp lu vại, lửa hồng trong bếp để tránh phải đi xin mấy ngày đầu năm.

2. Kiêng vay mượn, xuất tiền, trả tiền

Người Việt thường không vay hay trả tiền vào ngày mùng 1 đầu tháng. Bởi theo quan niệm dân gian, việc xuất tiền của tháng sẽ bị “dông”, hao tiền của. Do đó, việc vay tiền, trả nợ đều kiêng thực hiện đầu tháng.

3. Không đổ nước, đổ rác, quét nhà

Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Nên người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mùng 1 thì cũng hết tài lộc của gia đình.

Quan niệm dân gian cho rằng, nếu quét nhà, đổ rác trong 3 ngày đầu năm là quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, cả năm đó sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất nên những ngày này, việc dọn dẹp nhà cửa thường được “miễn”. 

Ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu, các gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ. Những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi; nếu có quét nhà, rác cũng được gom gọn để ở các góc nhà hoặc ở sân.

Ở Nam bộ, sau khi quét dọn, người ta còn cất hết chổi vì tin rằng ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.

4. Không làm đổ vỡ đồ dùng

Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

5. Kỵ đánh thức người khác sáng mùng 1

Nếu đi chúc Tết sáng mùng 1, gặp người đang ngủ, khách không nên đánh thức họ dậy mà người đó tỉnh táo mới được chúc. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ khiến người ta bị “trù ẻo” cả năm phải nằm trên giường.

Người nhà cũng không giục nhau dậy vào mùng 1 vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịu sự thúc giục về công việc, cuộc sống suốt năm.

6. Con gái đã lấy chồng không nên về nhà mẹ đẻ

Theo quan niệm xưa, ngày đầu tiên của năm mới, nếu như con gái đã lấy chồng quay về nhà mẹ đẻ, ý chỉ sẽ khiến nhà mẹ đẻ nghèo khó. Do vậy, chỉ có thể trong ngày mùng 2 hoặc mùng 3 quay về. Hơn nữa ngày đầu năm mới bên nhà chồng cũng có nhiều người đến chúc Tết, do vậy con dâu nên ở nhà giúp gia đình bưng trà tiếp khách. Điều này cũng phù hợp với câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. 

Tuy vậy, ngày nay trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã rút gọn bớt về thăm cả nhà bố mẹ chồng và bố mẹ vợ vào mùng 1 Tết để những ngày sau dành thời gian riêng cho gia đình đi thăm thú bạn bè cũng như du lịch.

7. Kỵ mai táng

Ngày mùng 1 là ngày vui của mọi người nên nhà nào có tang sẽ cất khăn tang trong 3 ngày. Nếu người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ không phát khăn tang mà để đến sáng mùng 2.

Những gia đình có tang đều tránh đi chúc Tết, thăm hỏi gia đình người khác.

8. Kỵ chúc Tết người đang ngủ

Mùng 1 không nên chúc Tết người đang ngủ, đợi người đó dậy rồi chúc Tết sau. Phạm phải cấm kỵ này sẽ khiến cho người được chúc Tết cả năm phải nằm trên giường bệnh.

9. Kiêng một số món ăn

Các món ăn như thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, cua… thường bị kiêng trong những ngày đầu năm vì người ta tin rằng chúng sẽ mang lại vận “đen”. Một số vùng còn không ăn tôm vì sợ công việc cả năm sẽ… giật lùi như tôm chứ không thể thăng tiến.

Ở miền Trung và miền Nam, một số loại hoa quả cũng bị kiêng trong năm mới như cam (cam chịu), lê (lê lết), sapôchê – hồng xiêm (chê bai), chuối (chúi). Trong mâm trái cây, người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam vì sợ rằng “quýt làm cam chịu”.

Kiêng nói bậy, chửi tụcNói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

10. Kiêng nói bậy, chửi tục

Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

Let's block ads! (Why?)

Thursday, January 26, 2017

Làm bánh cookie tạo hình cún con dễ thương cho bé

Tết đến trong nhà có một vài hộp cookies cún con dành tặng cho trẻ con thì chắc trong nhà sẽ càng thêm rộn ràng lắm. Bánh thoang thoảng hương sữa, mềm tan trong miệng bạn đã thử chưa?

Tết đến trong nhà có một vài hộp cookies cún con dành tặng cho trẻ con thì chắc trong nhà sẽ càng thêm rộn ràng lắm. Bánh thoang thoảng hương sữa, mềm tan trong miệng bạn đã thử chưa?

Gia vị

  • 250gr bơ lạt
  • 250gr bột khoai tây
  • 160gr bột mì
  • 80gr đường bột
  • 40gr sữa bột
  • 1 ít muối

Tạo hình cún con

  • Kẹo trái tim cắt làm hai ( tạo hình lưỡi)
  • Chocolate chip ( mũi)
  • Chocolate rice hoặc mè đen ( mắt)
  • Bánh kokokrunch ( lỗ tai)

Cách làm chi tiết:

Cookies cún con dễ thương!

Banh cookie

Tạo hình bánh cookie hình cún con

  • Đầu tiên cân đong nguyên liệu.
  • Cho bột mì, sữa bột, bột khoai tây, muối tất cả rây qua ray.
Banh cookie 1

Rây bột cho mịn

  • Bơ để nhiệt độ phòng đánh cùng đường bột đến khi đường tan.
Banh cookie 2

Bơ đánh cùng đường cho tan

  • Thêm hỗn hộp bột sữa đã rây vào bơ trộn đều.
Banh cookie 4

Rây bột vào bơ

  • Dùng tay trộn thành khối bột mịn.
Banh cookie 5

Trộn khối bột mịn

  • Chia từng viên bột nhỏ sau đó vê tròn để tạo hình.
Banh cookie 5

Nặn bột thành từng viên

Tạo hình cún con 

  • Chuẩn bị nguyên liệu tạo hình
Banh cookie 6

Nguyên liệu tạo hình cún con

  • Đầu tiên gắn phần lỗ tai (bánh kokokrunch), sau đó đến mắt (chocolate rice) và đến mũi (chocolate chip), cuối cùng là lưỡi (kẹo hình trái tim).
Banh cookie 7

Gắn hình cho từng bộ phận trên mặt cún con

  • Mở lò trước 15 phút
  • Nướng bánh ở nhiệt độ 160 độ C, 20 phút canh lò đến khi bánh chín để thật nguội cho vào hộp kín bảo quản.
Banh cookie 8

Nướng bánh chín thơm

  • Thành phẩm bánh thơm sữa, ngọt dịu và mềm tan trong miệng
  • Chúc mọi người thành công với công thức làm bánh cookie đáng yêu cho trẻ này!

Let's block ads! (Why?)

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền

Những ngày cuối cùng của năm cũ, ai cũng vội vã, tất bật nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền để ăn Tết.

Trao đổi với PV, bác Nguyễn Văn Thanh (trú tại Hưng Yên) cho biết: "Mãi đến trưa ngày 29 Tết mới được nghỉ nên đã đến cửa hàng giò chả, bánh chưng trên phố Hàng Bông để mua 3 cây giò về ăn Tết. Dù xếp hàng gần 1 giờ mới đến lượt mua nhưng vẫn vui mừng vì không khí Tết đến gần lắm rồi. Mua xong chỗ giò này tôi về Hưng Yên ngay với con cháu".

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 1.

Từ 28 Tết, cửa hàng kinh doanh bánh chưng, giò chả gia truyền trên phố Hàng Bông luôn đông kín khách. Đặc biệt, vào khoảng 11 giờ trưa ngày 29 Tết hàng trăm người đã xếp hàng dài để mua sắm.

Trong khi đó, nhiều người Hà Nội cũng đã nhẫn nại xếp hàng, không quản phải chờ đợi từ 50 - 60 phút mới đến lượt mua. Mặt hàng người dân lựa chọn chủ yếu nhất vẫn là bánh chưng và giò chả.

Theo đó, bánh chưng tại tiệm này có 3 mức giá gồm: 50 - 60 - 70 ngàn đồng/chiếc. Riêng với giò lợn giá 200 ngàn đồng/cây/1kg hoặc 100 ngàn đồng/cây/500gram.

Người dân thường mua với số lượng vừa phải, thường thì mỗi người mua 2 cặp bánh chưng, 2 cây giò mỗi cây 1kg về ăn trong dịp Tết.

Đến khoảng 12 giờ trưa 29 Tết cửa hàng thêm phần đông đúc, nhân viên liên tiếp phải tiếp giò chả, bánh chưng từ nơi sản xuất về. Chủ cửa hàng cùng các nhân viên hoạt động hết công suất và họ cho biết sẽ bán hàng đến đêm ngày 30 Tết để phục vụ người dân.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 2.

Không chỉ xếp hàng trên vỉa hè mà nhiều người còn đỗ xe dưới lòng đường để tranh thủ mua bánh.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 3.

Phía bên ngoài, các mặt hàng liên tiếp được tiếp tế tới địa chỉ để phục vụ người Thủ đô.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 4.

Bánh chưng có giá từ 50-70 ngàn đồng/chiếc, giò lợn giá 200 ngàn đồng/cây/1kg.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 5.

Đến trưa, dòng người xếp hàng vẫn đông đúc, người dân phải mất từ 50-60 phút mới mua hàng được.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 6.

Xếp hàng khá lâu nên cũng khiến một số người cảm thấy sốt ruột nhất là phía trước đang còn rất nhiều việc chuẩn bị cho Tết.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 7.

Mỗi người dân mua với số lượng vừa phải, đủ để thưởng thức trong những ngày Tết.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 8.

Một cô gái trẻ cũng tranh thủ xếp hàng thay cha mẹ để mua bánh.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 9.

Bên trong cửa hàng chủ cùng các nhân viên bán hàng không xuể.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 10.

Người dân vào đến sát gian hàng nhưng cũng phải đợi chờ từ 10-15 phút.

29 Tết, người Hà Nội xếp hàng mua bánh chưng, giò chả gia truyền - Ảnh 11.

Bác Thanh quê Hưng Yên mua xong những chiếc bánh, cây giò sẽ về quê đón Tết cùng con cháu.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Bài văn cúng khấn giao thừa trong nhà và ngoài trời đúng nhất mọi nhà nên biết

Theo quan niệm của người xưa, lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch là để gạt đi những muộn phiền năm cũ, đón một năm mới với một tâm trạng hân hoan, lạc quan hơn.

Các chuyên gia lưu ý, lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

Cúng đêm Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên, với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành năm mới. Mâm cỗ này có thể được cúng sớm hơn, lễ vật tùy từng điều kiện gia đình.

(Ảnh minh họa)

Dưới đây là bài cúng đêm giao thừa (Trích theo: Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin):

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

- Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan

- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm … với năm …, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn giao thừa trong nhà

Là lễ cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn.

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ … với năm mới …

Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …………………

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Let's block ads! (Why?)

Những tai nạn đau lòng trong ngày cận tết

Dập nát bàn tay vì cố làm thêm giờ

Nằm trên giường bệnh với bàn tay phải băng kín, bệnh nhân TMH (24 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) thỉnh thoảng thở dài.

H. kể: “Tôi hiện đang làm trong cơ sở đúc gạch, tiền lương gói ghém cũng đủ nuôi mẹ già. Gần tết, vì muốn có thêm chút tiền để mua thêm ký thịt, chục trứng, hộp mứt… nên tôi ráng làm thêm ngoài giờ”.

BS Trương Việt Thông đang xem bàn tay dập nát của H. Ảnh: TRẦN NGỌC  

Quay mặt vô tường để giấu những giọt nước mắt trực trào, H sụt sùi: “Trong một giây sơ ý, bàn tay phải của tôi bị máy đúc gạch dập nát. Nhìn bàn tay đầy máu me và lộ cả xương, tôi khóc hết nước mắt. Tôi khóc không phải vì đau, mà là xót mẹ già đang ở nhà ngóng đợi tôi về. Khi hay tin tôi gặp nạn và chuyển vô bệnh viện (BV), mẹ già ngất lên xỉu xuống”.

Sau khi xem kết quả chụp X quang, BS Trần Đăng Khoa cho biết: “Trường hợp này phải mổ cấp cứu. Chúng tôi cố gắng giữ lại ngón cái và ngón trỏ cho H. vì hai ngón này giữ chức năng quan trọng trong việc cầm, nắm. Ba ngón tay còn lại buộc phải tháo khớp. Tiếc cho H. quá, còn trẻ mà phải mang tật”.

Bị đánh liệt chân

Nhìn người con trai TTB (30 tuổi, ở tỉnh Phú Yên) nằm trên giường bệnh với hai chân bị liệt, bà NTBN (62 tuổi) nước mắt ngắn dài.

“B. nghiện rượu nặng nên thường lên cơn co giật, tinh thần bất ổn. Hơn một tháng nay, tôi đưa B. vào BV địa phương điều trị chứng nghiện rượu. Nghe bác sĩ (BS) nói bệnh tình B. có chiều hướng cải thiện nên tôi rất mừng” – bà N. trải lòng.

Cách đây độ hai ngày, chứng co giật và tinh thần bất ổn tái diễn nên B. ôm mùng mền từ lầu ba xuống khu tầng trệt. Lúc đó đã khuya, tôi ngủ quên nên không biết B. bỏ đi từ lúc nào.

Các bác sĩ đang mổ một nạn nhân vị gãy chân. Ảnh: TRẦN NGỌC

“Nghe tiếng xầm xì, ồn ào khu tầng trệt tôi liền chạy xuống thì thấy B. nằm dưới đất. B. vén áo cho mọi người thấy vết bầm ở sóng lưng do bị đánh. Mọi người dìu nhưng B. không thể đứng được. Tôi thật sự hoảng loạn khi nghe ai đó nói B. đã bị liệt. Hiện công an đang phối hợp với BV địa phương truy tìm người đã đánh B.” – bà N. nghẹn ngào.

BS Trương Việt Thông cho biết, B. bị gãy lõm cột sống thắt lưng 1, tổn thương tủy sống nên bị liệt. “Trước mắt chúng tôi can thiệp chống phù nề tủy để giảm nguy cơ biến chứng cho B. Sau đó chúng tôi hội chẩn với BS cột sống để đưa ra hướng điều trị. Tuy nhiên khả năng hai chân của B. bị liệt sẽ rất cao” – BS Thông nói.

Chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

BS Võ Hòa Khánh, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng-Vi phẫu tạo hình BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho rằng những tai nạn đau lòng nói trên hầu như ngày nào cũng xảy ra. Đặc biệt những ngày gần tết thì nhiều hơn.

“Đang lành lặn, lại là trụ cột gia đình bỗng dưng bị thương tật, trở thành gánh nặng gia đình nên người bị nạn dễ rơi vào trạng thái buồn chán” – BS Khánh cho biết.

Tất cả bệnh nhân sẽ được mổ sớm để về ăn tết với gia đình. Ảnh: TRẦN NGỌC

Theo BS Khánh, ngày thường BV chỉ mổ những trường hợp gãy xương có vết thương đi kèm. Các bệnh nhân gãy xương kín, không có vết thương thì xếp lịch mổ chương trình. “Tuy nhiên trong những ngày cận tết, để chia sẻ một phần mất mát cho người bị nạn và gia đình, BV cố gắng phẫu thuật tất cả trường hợp có chỉ định để bệnh nhân được về nhà ăn tết với người thân” – BS Khánh nói.

BS Phan Quang Trí, Giám đốc BV Chấn hình chỉnh hình TP.HCM, cho biết BV đã lên danh sách BS ứng trực trong những ngày nghỉ tết.

“Khi có quá đông bệnh nhân cần được phẫu thuật, BV sẽ huy động lực lượng BS ứng trực. BV cũng sẽ tăng cường thêm hai phòng mổ để bệnh nhân không phải chờ đợi lâu và sớm về sum họp cùng gia đình. Trong những ngày xuân, có ai muốn ăn tết trong BV đâu” – BS Trí nói.

Let's block ads! (Why?)