Thursday, January 26, 2017

Bi kịch tình yêu tại phiên xử vụ hiếp dâm ngày cuối năm

Sáng 25/1, một chiếc xe thùng từ trại Hỏa Lò đi ra hòa vào dòng người tấp nập mua sắm, chúc Tết. Trên xe là bị cáo Ngô Văn Hiếu (SN 1993, ở Tân Yên, Bắc Giang). Hôm nay, Hiếu phải tới TAND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với tư cách bị cáo trong vụ án hiếp dâm, bắt giữ người trái pháp luật.

Bị hại trong vụ án là người yêu cũ của Hiếu tức chị Nguyễn Thị Yến (SN 1995). Hai người quen biết, yêu nhau từ năm 2011 nhưng chị Yến cho rằng Hiếu là người không tốt nên đòi chia tay.

Đáp lại, chàng trai si tình không đồng ý và đe dọa nếu chia tay sẽ tung clip yêu đương của 2 người lên mạng. Ngoài ra, Hiếu còn gửi nhiều tin nhắn đe dọa giết, làm hại Yến và gia đình. Thậm chí đã có cả nải chuối, nén hương được đặt trước cửa nhà Yến nên chị đành tiếp tục mối quan hệ.

Năm 2015, chị Yến có thai nhưng quyết định bỏ đứa bé và chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ. Còn Hiếu cho rằng hai người vẫn yêu nhau nên chàng trai quyết tâm theo đuổi, tìm kiếm người yêu dù Yến đã chuyển trọ và cố tình tránh mặt.

Phiên tòa xét xử Ngô Văn Hiếu.

Bi kịch xảy ra vào chiều 9/5/2016 khi chị Yến đi thi hết môn tại trường Đại học. Hiếu tới trường, ép chị Yến lên xe rồi đưa vào nhà nghỉ quen thuộc của hai người để quan hệ.

Hai người sau đó về quê nhưng tới địa phận huyện Sóc Sơn thì Hiếu đổi ý. Chàng trai yêu cầu bạn gái vào nhà nghỉ để tiếp tục quan hệ và ở cùng nhau tới hôm sau mới về. Gần tới nhà, hai người gặp ông nội Hiếu thì được khuyên bảo nên về nhà, đừng để bố mẹ hai bên phải tìm kiếm.

Thấy vậy, Hiếu nói với Yến không về nữa mà đi sang Trung Quốc ở nhà người quen. Cả hai tiếp tục di chuyển sang địa phận tỉnh Quảng Ninh thuê nhà nghỉ ở và tiếp tục quan hệ. Ngày 11/5/2016, được gia đình khuyên bảo nên Hiếu chở chị Yến về nhà.

Tại tòa, gia đình hai bên giữ thái độ hòa thuận thậm chí còn chia hàng ghế: “Nhà trai bên này, nhà gái bên kia”. Gia đình bị cáo cho biết con trai họ rất hiền, từng đi bộ đội về và sắp đi xuất khẩu lao động ở Nhật.

Trước cáo trạng của VKS, Hiếu cho rằng mình bị oan bởi không bắt giữ hay ép chị Yến đi theo mình, những lần quan hệ đều được chị Yến đồng ý. Đặc biệt, Hiếu cho biết lúc vào nhà nghỉ chị Yến còn chủ động nói với chủ nhà: “Chỉ thuê phòng theo giờ”.

Tuy nhiên, phía bị hại cho biết mình buộc phải đi theo vì bị Hiếu đe dọa giết mình hoặc người thân. Lúc vào nhà nghỉ, chị không thể chạy trốn bởi Hiếu để quần áo của chị dưới đệm rồi nằm lên. Việc quan hệ tình dục cũng là ngoài ý muốn của chị.

 Luật sư Trần Viết Hưng

Luật sư Trần Viết Hưng, người bào chữa cho Hiếu nêu quan điểm bị cáo không hề bắt giữ Yến bởi lời khai nhân chứng cho thấy hai người không hề cãi nhau tại trường Đại học. Tại đó, chị Yến ra cổng trường chờ Hiếu đi lấy xe, vay tiền nên nếu bị ép thì hoàn toàn có thể trốn thoát. Đặc biệt, ở trường Đại học lúc đó rất đông người nên nếu chị Yến không đồng ý thì không ai có thể ép chị di chuyển hoặc lên xe máy…

Bên cạnh đó, hành vi hiếp dâm của Hiếu rất cần xem xét lại bởi lễ tân tại 2 nhà nghỉ mà Hiếu đưa Yến vào đều khai không có gì bất thường. Trong quá trình ở nhà nghỉ, chị Yến có rất nhiều cơ hội trốn thoát nhưng đã không bỏ đi. Thậm chí, chị Yến còn có hành động cụ thể hưởng ứng hành vi quan hệ của Hiếu.

Vụ án cũng có nhiều vi phạm tố tụng khi Hiếu bị bắt lúc cùng mẹ đẻ xuống bệnh viện 198 để thăm Yến. Việc này vi phạm Hiến pháp Việt Nam cũng như Bộ luật tố tụng Hình sự…

Trên cơ sở đó, luật sư Hưng đề nghị tòa trả tự do cho Hiếu nhưng HĐXX bác yêu cầu trên. Sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Kim Thúy tuyên phạt Hiếu 7 năm tù về tội hiếp dâm và 3 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật.

* Tên bị hại đã được thay đổi.

Let's block ads! (Why?)

Gặp chiến sĩ duy nhất sống sót sau vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc trước thềm năm mới 2017

Ăn Tết ở nhà sau nhiều năm giành lại sự sống

Đến thăm thượng úy Đinh Văn Dương những ngày giáp Tết Nguyên Đán 2017, chứng kiến sự hồi phục thần kỳ của anh, đặc biệt khi nhìn anh tươi cười, thể hiện tình yêu thương với hai người con kháu khỉnh, những người chứng kiến đều thấy hạnh phúc và ấm áp biết nhường nào.

Chia sẻ với chúng tôi về những ngày kiên cường giành giật mạng sống, anh Dương gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các bác sĩ, cán bộ y tế đã luôn đồng hành cùng anh trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, anh Dương chia sẻ từ tận đáy lòng: “Các con tôi chính là động lực sống giúp tôi chiến thắng tử thần và nhất là Hải Anh (vợ anh Dương), đây là ký ức không thể nào quên trong cuộc đời tôi”.

Vợ và các con là động lực giúp anh Dương chiến thắng tử thần.

Anh Dương nhớ lại ngày mình cùng các đồng đội gặp nạn: “Thời điểm đó là ngày vận hạn liên tục ập vào gia đình tôi, tôi gặp nạn, con gái thì bị gãy tay... rồi vợ sinh. Hai bên nội ngoại phải ngược xuôi chăm sóc cho hai vợ chồng tôi. 4 tháng sau gặp nạn tôi mới tỉnh dậy thì lúc đó con trai cũng đã được 4 tháng, và thời điểm đó cũng đã gần cuối năm, đó là lần đầu tiên tôi ăn Tết ở bệnh viện”.

Cái Tết đầu tiên ở bệnh viện, khi đó anh vẫn còn phải điều trị cách li đặc biệt và rất ít người được vào thăm, cũng như chăm sóc. “Tết năm 2015, tôi còn ở khoa liền vết thương (Viện Bỏng Quốc gia). Khi đó thật sự tôi rất buồn vì phải nằm một chỗ, vợ khi đó mới sinh nên cũng không có nhiều thời gian ở bệnh cạnh.

Tôi phải dần hồi phục âm thanh, giọng nói rồi việc cử động. Tất cả với tôi đều rất khó khăn, lật người cũng phải tập luyện mất 3 tháng, tập ngồi mất 6 tháng... và năm ấy là cái Tết đáng nhớ và buồn vô cùng đối với tôi”, anh Dương kể lại.

Thế rồi, những ngày Tết đáng buồn ở bệnh viện cũng qua đi, và rồi cả năm 2015 anh nỗ lực cố gắng để vượt qua những khó khăn, vất vả. Đền đáp lại những cố gắng của bản thân, đến Tết năm 2016 dù vẫn phải ăn Tết ở bệnh viện, nhưng anh Dương khi đó có thể ngồi trên xe lăn và đi lại được. Niềm vui lớn nhất đối với anh Dương năm đó chính là được cùng vợ con ăn Tết trong viện.

“Năm đó, tôi đi chúc Tết tất cả các khoa phòng tại bệnh viện và cũng có duy nhất mình gia đình tôi ở đây đón Tết. Các trường hợp nhẹ hơn họ về nhà đón Tết cùng gia đình. Đón xong Tết cùng tôi ở lại bệnh viện, vợ phải đưa con về nhà nhờ người trông để đi làm”, anh Dương xúc động.

Anh Dương vui mừng khi năm 2017 được ăn Tết tại gia đình.

Riêng năm 2017, niềm vui của anh được nhân lên gấp bội khi anh được về đón Tết cùng với đại gia đình, cũng như hàng xóm làng giềng sau nhiều năm xa cách. “Lần này về quê tôi gặp được mọi người trong gia đình, được sum vầy sau bao năm xa cách, được gặp lại những người bạn cũ mà khi gặp nạn họ cũng đã tìm đến thăm động viên mình, gặp để có thể kể chuyện cho nhau nghe, đó là niềm vui lớn đối với tôi”, anh Dương tâm sự.

Đau đáu nơi đồng đội đã ngã xuống

Để được như ngày hôm nay, thượng úy Đinh Văn Duơng đã phải trải qua 891 ngày nằm viện với 24 ca phẫu thuật, cấy ghép da. Hiện trí nhớ của anh Dương đã minh mẫn, nhưng thân thể không còn lành lặn. Anh Dương không còn hai bàn tay, hai chân, nhiều phần da trên cơ thể biến dạng, phần mũi, tai và nhiều phần da trên khuôn mặt co lại.

Trở về cuộc sống đời thường, anh Dương sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng để kết nối với bên ngoài. Để có thể làm những việc tưởng chừng đơn giản như ngồi, đọc báo, lướt web, uống trà,… anh Dương phải trải qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng gian khó với sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Những việc khác anh phải nhờ sự giúp đỡ từ mẹ già hoặc vợ con. 

Để sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng anh Dương phải trải qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng gian khó.

Nói về nơi tai nạn đã xảy ra với mình, anh Dương cho biết, ngay sau khi xuất ngũ, ra viện dù rất muốn đến từng nhà các đồng đội để thăm hỏi động viên gia đình, nhưng do điều kiện không cho phép nên anh đã trở lại nơi chiếc trực thăng rơi năm xưa để thắp hương cho đồng đội, đó là nguyện ước đau đáu của anh từ suốt hơn 2 năm qua.

Những trăn trở về 20 chiến sĩ đã hy sinh khiến anh Dương ấp ủ ước nguyện xây dựng nhà tưởng niệm cho đồng đội tại chính địa điểm trực thăng rơi. Tuy nhiên, sức khỏe và kinh phí là nỗi lo lớn của người thương binh trong quá trình hiện thực hóa nguyện ước của mình.

Những ước nguyện trên có thể là lớn lao đối với một người thương binh như anh, nhưng chúng tôi tin rằng, bằng sự quyết tâm, nghị lực của một người lính can trường, hy vọng một ngày không xa anh sẽ làm thực hiện được những dự định mà anh đang hướng tới. Đúng như lời nói trước khi chia tay chúng tôi: “Dù tôi cụt chân tay và phía trước cuộc sống còn khó khăn biết nhường nào nhưng tôi không bao giờ tôi lùi bước và gục ngã vì trước tôi còn tương lai của các con. Tôi muốn nhìn các con được khôn lớn từng ngày”.

Let's block ads! (Why?)

Tự chế phong bao lì xì năm Đinh Dậu đầy bất ngờ và may mắn

Thay cho những mẫu phong bao lì xì bằng giấy quen thuộc, bạn hãy làm mẫu phong bao lì xì bằng vải vừa đẹp, vừa bền mang lại may mắn cho cả năm này nhé!

Để làm phong bao lì xì, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:

- 1 tấm vải cotton hoa văn caro đỏ

- 1 tấm vải cotton màu đỏ

- 2 chiếc cúc áo đỏ (1 lớn, 1 nhỏ)

- Tấm mếch vải có 2 mặt keo

- Chỉ thêu màu vàng

- Dụng cụ: kéo, kim, chỉ, bàn là, máy khâu

Cách làm

Bước 1

Đầu tiên, bạn vẽ hình phong bao lì xì trên tấm giấy trắng. Phong bao gồm 2 hình chữ nhật lớn có kích thước lớn hơn kích thước của tờ tiền một tí. Và 3 mép giấy gấp nằm bên hình chữ nhật bên phải của phong bao lì xì để làm mép gấp của túi.

Bước 2

Cắt vải đỏ 1 tấm hình chữ nhật có kích thước bằng với kích thước hình chữ nhật (A) của mẫu phong bao lì xì cộng thêm 1cm đường chỉ khâu. Cắt vải hoa văn caro đỏ 1 tấm có kích thước bằng với kích thước hình chữ nhật (B) của mẫu phong bao lì xì cộng thêm 1cm đường chỉ khâu. Cắt vải hoa văn đỏ 3 tấm có kích thước bằng với kích thước 3 mép giấy gấp (C, D, E) trên phong bao lì cộng 1cm đường chỉ khâu xung quanh.

Bước 3

Tiếp đến, bạn khâu hình đầu con gà lên trên tấm vải đỏ theo mẫu.

Bước 4

Bạn khâu ráp 1 tấm vải đỏ đã thêu hình đầu gà với 4 tấm vải hoa văn đỏ thành tấm phong bao lì xì như mẫu giấy. Dùng bàn là là phẳng miết các nếp vải vừa khâu cho đẹp. Tiếp theo, bạn cắt mếch vải 1 tấm hình cả phong bao lì xì mẫu và là phẳng lên tấm vải hoa văn caro đỏ rồi cắt. Khi cắt tấm mếch vải, bạn nhớ cắt chừa mép vải khâu 1cm. Bạn úp mặt phải của hai tấm vải hình phong bao lì xì vào nhau rồi khâu, chừa trống một đoạn để lộn mặt phải ra ngoài, khâu kín khe hở, là phẳng. Tấm mếch vải giúp 2 tấm vải bám dính vào nhau phẳng đẹp.

Bước 5

Sau đó, bạn dùng bàn là là phẳng theo các nếp gấp của phong bao lì xì. Bạn gấp các mép túi vào trong khâu cố định 2 mép túi, chừa lại 1 mép túi để làm khóa đặt tiền vào bên trong.

Hoàn thành

Chiếc phong bao lì xì với hình ảnh đầu con gà được thêu chỉ vàng nổi bật trên nền đỏ của túi thật đẹp. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn kết hợp với hình ảnh con vật của năm Đinh Dậu chắc hẳn sẽ làm món quà năm mới mang lại nhiều bất ngờ.

Tự chế phong bao lì xì năm Đinh Dậu đầy bất ngờ và may mắn - Ảnh 6.

Chúc bạn thành công với cách làm phong bao lì xì đơn giản mà đẹp này nhé!

Nguồn: monetui

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Tất tần tật cách làm các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này!

Dưới đây là công thức những món giò chả tự làm bạn có thể chuẩn bị cho ngày Tết vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại chuẩn vị của gia đình.

1. Giò lụa gà

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 1.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Ngày Tết đã đến, bàn tiệc lúc nào cũng có một đĩa chả để mọi người ăn vã nhưng ngày nay ai cũng lo lắng bởi chất lượng an toàn thực phẩm vì vậy chị em chúng mình hãy dành ra 30 phút làm những cây giò lụa gà trắng, dai, ngon cho cả nhà thưởng thức vào Tết này nhé!

2. Chả quế

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 2.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Món chả quế thơm lừng sẽ là món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Với cách làm chả quế này, Tết năm nay chắc chắn bạn và gia đình có món chả quế thật đỉnh mà lại an toàn vệ sinh thực phẩm!

3. Giò lụa

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 3.

Click vào hình để xem công thức nhé!

Với các làm giò lụa này đảm bảo bạn sẽ thành công 100% đấy. Thay vì mua ngoài hàng không tin tưởng vì vậy các bạn có thể tự làm cho an toàn. Tranh thủ dịp cuối tuần làm vài cây giò lụa vừa để nhà ăn và có thể mang biếu người thân bạn bè nữa.

4. Giò xào

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 4.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

Với cách làm giò xào này bạn sẽ có những miếng giò giòn sần sật, béo ngậy lại đậm đà để thưởng thức dịp Tết năm nay!

5. Lạp xưởng

Cách làm lạp xưởng tươi siêu ngon

Ngày nay, cùng với sự cải thiện cuộc sống, lạp xưởng đã trở thành một món ăn đơn giản hàng ngày. Nhưng trước kia, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, đây là một trong những món ngon chỉ được dùng để đãi khách quý trong các dịp lễ Tết. Đối với văn hóa Á Đông, màu đỏ luôn mang lại may mắn, thịnh vượng. Chính về thế, một đĩa lạp xưởng óng ánh rực sắc đỏ sẽ góp phần vun đắp nên không khí ngày Xuân tươi vui rộn ràng cho cả gia đình bạn.

6. Chả bò

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 6.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

Chả bò làm theo công thức này thơm phức mùi tiêu và thì là, chả ngọt đậm đà mà dai ngon. Tranh thủ chút thời gian rảnh trong ngày cuối cùng của năm, bạn có thể làm ít chả bò tiếp khách mấy ngày Tết vừa tiện vừa ngon nhé!

7. Giò hoa

Tất tần tật các món giò chả truyền thống tới hiện đại bạn có thể tự làm cho Tết này! - Ảnh 7.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Mùa xuân đến là dấu hiệu của sự sinh sôi nảy nở, phát triển rực rỡ của muôn loài. Cũng chính vì thế mà từ ngàn xưa, đưa hoa quả vào mâm cỗ ngày Đầu năm đã trở thành một phong tục. Món Giò Hoa với nguyên liệu chính là giò quết từ thịt heo và lòng đỏ trứng muối cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau tạo thành đoá hoa rạng rỡ với nhuỵ hoa là lòng đỏ trứng muối đỏ tươi. Đoá hoa xinh đẹp và vô cùng ngon miệng sẽ mang đến cho gia đình bạn ngày Tết ấm áp tràn đầy hanh phúc. Hoa nở muôn nơi, hoa nở cả trên mâm cỗ đón Xuân về.

8. Giò bì hoa

Cách làm giò bì hoa siêu ngon

Không lo mua phải giò có chứa hàn the, hoá chất ngoài tiệm nữa vì giờ bạn đã biết thêm một cách làm giò ngon, nhanh lại an toàn rồi. Giò bì hoa vừa cắn đã thấy thích cái sực sực của lớp bì, phần giò nêm vừa phải kết hợp thêm rau củ có vị ngọt, chấm thêm nước tương và ớt ngon ơi là ngon. Đây chắc hẳn sẽ là món bì độc nhất mà bạn không thể tìm mua ở đâu được. Mâm cơm ngày Tết sẽ thêm phần hấp dẫn với món giò bì hoa độc đáo mới lạ này.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cái chết của người vợ nói chuyện điện thoại lúc nửa đêm

Tin tức, hình ảnh, video về

© Copyright 2004-2013 EVA.VN, all rights reserved. Sử dụng phần mềm EVA OCM 5.1. Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H. Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804. VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, P2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519.
Giấy phép số: 351/GP-TMĐT ngày cấp 5/2/2015. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm trang tin: Nguyễn Thị Hồng Yến
HOTLINE: 0903 288 624

Let's block ads! (Why?)

Phiên tòa cuối năm, người cha và hai đứa trẻ...

Buổi sáng 27 Tết ở Tòa án êm dịu và lặng lẽ. Dường như đó là một thế giới khác, khác hẳn với không khí rộng ràng cuống quýt ngoài kia, nơi mà bên kia dòng kinh Tàu Hủ tàu ghe chở hoa ngược xuôi lên xuống, chợ búa náo nhiệt đông vui, người người đang tất bật tay xách nách mang háo hức quay về quê nhà đoàn tụ gia đình…

Trước giờ tòa xử, phạm nhân tay chưa tháo còng, quýnh quáng vội vàng ôm lấy đứa con gái bé nhỏ, nước mắt cha nước mắt con quyện vội vào nhau trong cái dụi đầu của con bé con vào má người cha, cái níu tay chới với của đứa con trai chưa kịp ấm tay cha đã vội buông nhanh trong tiếng nhắc nhở nghiêm khắc của anh công an dẫn phạm.

Hôm nay Tòa xử cha của hai đứa nhỏ. Hai đứa bé ăn mặc sạch sẽ, mặt mũi sáng sủa và rất lễ phép, dù biết nội quy của tòa án là không được cho trẻ con vào dự, nhưng biết làm sao đây, đã mấy tháng rồi kể từ ngày cha bị bắt giam, chúng nó đã không được gặp cha. Mẹ thì đã bỏ chúng từ lâu...

Tôi xin phép các anh công an cho cha con họ được ôm nhau một chút. Thoáng ngần ngừ rồi các anh quay đi, 2 đứa bé lao vào ôm cha, tiếng người cha nấc lên nghẹn ngào, tôi chỉ nghe thấy tiếng anh hực lên trong lồng ngực. Tôi quay đi, chạm vào ánh mắt thông cảm của anh công an dẫn giải, chúng tôi cũng thấy nghẹn lòng.

Buổi xử kéo dài, nhiều tình tiết cần làm rõ, nhiều tình huống khó chịu từ phía bị hại đưa ra. Tôi biết thân chủ của tôi phạm tội, nhưng tôi không thấy sự côn đồ trong con người anh, tôi chỉ thấy một người cha, một người đàn ông cô đơn nuôi dạy 2 đứa con chít chiu kể từ ngày vợ bỏ, và sự cô đơn đã đưa anh đến với một phụ nữ không xứng đáng, để rồi hôm nay anh phải đứng trước vành móng ngựa bởi nguyên nhân đến từ chính người phụ nữ này.

Buổi xử đã không có một bản án hay hình phạt nào đưa ra. Vị thẩm phán chủ tọa đã ngừng phiên tòa. Có thể với ai đó thì là nợ nần còn để qua năm, nhưng với tôi, tôi lại thấy nhẹ nhõm dù biết khó khăn chồng chất khó khăn. Tôi không muốn hai đứa bé con tha thẩn ngoài cửa phòng xử án kia phải nghe tòa tuyên cha chúng phải thụ án bao lâu, và tôi thật lòng không muốn nghe tuyên một bản án nào trong buổi sáng cuối năm này.

Xe chở phạm nhân đã chạy về hướng Bà Lài trong ánh mắt ngơ ngác trông theo của bọn trẻ…

Bên kia dòng kinh Tàu Hủ, Tết đã thực sự đến và dường như đã bước qua cái gia đình nheo nhóc kia, với bà mẹ già chỉ có thể lết mà không thể đi, với 2 đứa trẻ bơ vơ và người chị gái thương em chạy theo tất bật để giúi gửi em đòn bánh tét…

Tôi ứa nước mắt. 

Let's block ads! (Why?)

Chuyện những người trực Tết trong… nghĩa trang

Người sống lo việc người chết

Nghĩa trang Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), một chiều se se lạnh. Từng tia nắng yếu ớt len lỏi qua kẽ lá sưởi ấm hàng ngàn nấm mồ vô danh nằm san sát bên triền đồi. Men theo con đường nhựa, tôi tìm gặp ông Phùng Quýt – Phó Ban quản lý nghĩa trang. Ngót gần 30 năm kể từ ngày rời quân ngũ (1886), ông tình nguyện ở lại chăm lo, quản lý hơn 120 nghìn ngôi mộ nơi đây.

Ông Phùng Quýt thăm viếng khu mộ vô chủ chiều cuối năm.

Ngồi trầm ngâm trong căn phòng cấp 4, ông Quýt không giấu được nỗi ưu tư khi kể về những ngày đầu thích nghi với công việc. Ông bảo nhiều người thường nói ông “hết việc làm, suốt ngày đi lo cho người chết. Họ nói mặc họ, việc mình thì mình làm thôi”, ông mỉm cười. Thoáng đó mà đã 30 năm ông gắn bó với cái nghề canh giấc ngủ cho người quá cố.

Nghĩa trang Hòa Sơn xây dựng từ năm 2001, rộng 280 ha, chia làm 7 đồi, từ A1 đến A7. Mỗi đồi dành cho những đối tượng khác nhau, như khu người theo đạo Cao Đài, Công giáo, khu mộ thai nhi, mộ vô chủ, người có công Cách mạng…Số mộ phần ngày càng nhiều khiến công tác quản lý và chăm lo nghĩa trang càng không đơn giản. Ngay như những ngày áp Tết này, từ 28 đến 30 Tết, mỗi ngày vẫn có từ 13-14 linh cữu được đưa đến an táng tại nghĩa trang. Mỗi khi nhận tin báo có đám, anh em trong Ban lại tất bật chuẩn bị các vật dụng để thực hiện nghi lễ “cúng đường - nhập trang”.

Cùng làm việc với ông Quýt còn có 5 cán bộ khác, độ tuổi trẻ có, trung niên có. Theo chân ông cùng với cán bộ quản trang đến với khu mộ thai nhi và khu mộ vô chủ, tôi không khỏi cảm giác rợn ngợp, hàng nghìn mộ nằm thành từng dãy nối nhau chạy đến lưng chừng núi. Ông vừa lom khom thắp hương vừa trò chuyện: “Hiện tại, có hơn 20 nghìn mộ không có thân nhân đến nhận. Họ nằm hiu quạnh ở đây, quanh năm không ai thăm viếng, lạnh lẽo lắm. Cỏ xanh cứ thế leo lên, rêu phong phủ kín những ngôi mộ. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, tui đều vận động an hem trong Ban vào thắp nén hương, thay cát lư hương, nhổ chân hương cũ, dọn cỏ khuôn viên mộ để họ đón Tết”. Nói rồi, ông loay hoay thắp nốt nén hương còn dang dở trong tay.

Anh Nguyễn Thanh Duy, cán bộ trẻ mới vào “nghề” kể rằng, lúc đi rà soát, phát hiện nhiều mộ nằm trong bụi cây um tùm, có mộ nằm bên vách đá, cả năm trời không ai hay biết. Thấy thương, anh em phát dọn cây cỏ. Việc mình làm nhỏ thôi nhưng thấy vui lắm.

 Viếng mộ người thân ngày Tết.

Nghĩa tử nghĩa tận

Từ Ban quản lý, con đường dẫn vào Trung tâm Hỏa táng An Phước Viên dài khoảng 300m. Hai bên đường toàn hoa cảnh và cây kiểng, sạch sẽ thoáng đãng. Thật khó có thể hình dung đây là nơi hỏa tảng người chết.

Trong căn phòng rộng lớn, anh Trần Thiện Khoa (31 tuổi, quê ở tận Tây Ninh) ngồi bên bàn làm việc tranh thủ kể cho tôi nghe về cái nghề hỏa thiêu, khâu cuối cùng để đưa người chết trở về với cát bụi. “Công việc của tôi gắn liền với việc thiêu xác người chết và trao hài cốt cho người thân của họ, nên quanh năm suốt tháng tôi làm việc với những cổ quan tài…”, giọng anh trầm buồn.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Khoa chọn một lối đi khác với bao người bạn đồng trang lứa, gắn tuổi xuân của mình với công việc hỏa táng. Một nghề thầm lặng  không mấy ai chọn lựa. “Thật tình mà nói, khi mới vào làm, cũng sợ lắm, khi ngửi mùi khen khét của tro cốt. Sau rồi cũng quen dần, mình làm bằng cả cái tâm nên chắc họ cũng không trách gì…”, anh Khoa tâm sự.  

Tuy đã có thâm niên, nhưng mỗi lần đứng bên lò thiêu, anh luôn tự nhủ với người quá cố, đây là lần đầu cũng như lần cuối nên anh sẽ cố gắng hết lòng với công việc. Giọng anh xúc động: “Chẳng có ai ăn đời ở kiếp, ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi...”. Anh luôn nói với mọi người, đừng nghĩ nghề hỏa táng là ghê gớm và đáng sợ bởi vì người chết luôn “hiền” với người làm nghề như anh.

Ở trung tâm, có tất cả 8 nhân viên, thay phiên nhau trực. Số lượng các ca  hỏa táng cũng tùy theo ngày. Anh nhớ lại, cách đây 3 tháng, có một trường hợp quê ở tận Gia Lai, khi đưa thi hài đến trung tâm thì trời đã chạng vạng tối, nhưng anh em vẫn ở lại làm giúp họ. “Cái nghề này là vậy đó, dù có nửa đêm cũng phải làm, không làm thì thẹn với lương tâm lắm”, anh bộc bạch. Được biết, một ca hỏa táng như thế kéo dài 4-5 tiếng đồng hồ. Có một điều ít ai biết, đó là do tính chất đặc trưng của công việc, anh em ở trung tâm mỗi năm chỉ đi phép về quê khoảng 4 lần, nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn thường trực.

Thời khắc thiêng liêng bước sang năm mới, ai nấy quây quần bên gia đình, nhưng các cán bộ Ban quản lý Nghĩa trang Hòa Sơn, họ chia nhau túc trực để giải quyết những trường hợp khẩn cấp. Phút giao thừa là lúc họ sum vầy, hàn huyên ôn lại chuyện cũ và cùng cầu chúc cho một năm mới suôn sẻ, anh lành. Đơn giản chỉ là một mẻ bánh mứt, hạt dưa cùng nhâm nhi ly trà nóng cũng đủ ấm lòng. 

Let's block ads! (Why?)