Wednesday, January 18, 2017

Món ngon ngày Tết: Trà hồng quế và cách phơi hồng khô tại nhà

Hướng dẫn cách phơi hồng khô tại nhà và pha trà hồng quế, đãi cả nhà trong tiệc Xuân

Hướng dẫn cách phơi hồng khô tại nhà và pha trà hồng quế, đãi cả nhà trong tiệc Xuân

Gia vị

  • 1 lát hồng khô
  • 1 thanh quế
  • 1 lát chanh vàng
  • 2 nhánh bạc hà tươi

Cách làm chi tiết:

Trà hồng quế

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm trà. Châm nước nóng 80 độ C vào ấm, tráng qua một nước, sau đó thêm nước vào đậy nắp khoảng 8-10 phút là dùng được. Thêm đường phèn nếu thích.
tra-hong-que

Món ngon ngày Tết: Trà hồng quế và cách phơi hồng khô tại nhà

Tự phơi hồng khô tại nhà

  • Hồng để phơi nên chọn quả to chắc và cứng một chút, không chọn hồng quá chín vì khi phơi hồng sẽ chín dần.
  • Hồng sau khi mua về gọt vỏ, chừa lại phần cuống. Tiếp đến cột dây vào cuống hồng rồi đem hầm ngâm vào rượu trong 5 phút để hồng nhanh khô và giảm khả năng nấm mốc.  Làm lần lượt đến hết, sau đó treo hồng lên, phơi ở nơi có nắng, thoáng gió và khô trong 7 – 10 ngày, tùy điều kiện thời tiết.
  • Khi hồng đã khô và hơi quắt lại thì bắt đầu n nắn bóp đều quả hồng, một ngày 2-3 lần. Làm như vậy trong vòng khoảng 1 tháng hoặc cho đến khi hồng khô cứng lại là được.
  • Nếu muốn nhanh bạn có thể cho hồng vào lò sấy ở khoảng 60-70 độ C, trong 6 tiếng hoặc tùy thuộc vào độ khô của hồng.

Let's block ads! (Why?)

[Infographic] Những điều cần phải nhớ khi cúng ông Công, ông Táo

Let's block ads! (Why?)

Tình mẫu tử trong trại giam

Sinh ra ở buồng giam

Là một trong số những phạm nhân có con nhỏ được chăm sóc ở Trại giam Quyết Tiến, chị Nông Thị Hường (SN 1985, người Tày ở Hòa An, Cao Bằng) đang cho con bú. Cháu gần 9 tháng tuổi. No sữa, bé lim dim ngủ trên tay mẹ. “Tôi vào đây do lỗi lầm, nhưng con nó không có tội nhưng vẫn phải ở tù với mẹ thương lắm”, chị Hường quệt nước mắt bắt đầu câu chuyện.

Hường bị án 7 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra trong gia đình nông dân, chị học hết lớp 9, ở nhà theo bố, mẹ làm rẫy. 18 tuổi, Hường kết hôn với một thanh niên trong xã và sinh hạ con trai đầu lòng. Chồng Hường xuống TP Cao Bằng làm ăn và bị nghiện ma túy.

“Các bé ở trại giam cùng mẹ cũng vì bất đắc dĩ. Các cháu được trại chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ Nhà nước. Nhưng nhà trẻ trại giam không thể bằng bên ngoài, bởi dù gì cũng là nơi thi hành án. Theo quy định các cháu chỉ ở đây đến đủ 3 tuổi, nếu khi đó mẹ của các cháu vẫn tiếp tục cải tạo mà các cháu không được đưa về nhà thì trại giam sẽ chuyển các cháu đến trung tâm bảo trợ xã hội”.

Thiếu tá Đỗ Quang Hạnh, Phó giám thị Trại giam Quyết Tiến

Bập vào thuốc phiện, bao đồ đạc có giá trị trong gia đình, chồng bán sạch. Hường kể, thường chồng yêu thương vợ con, nhưng lên cơn là như quỷ dữ, bắt vợ vay mượn tiền, mua thuốc. Cuối 2015, Hường bị bắt khi đang mua ma túy cho chồng. Lúc này, chị đã có bầu 3 tháng. Không lâu sau, chồng Hường cũng bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. “Ông bà nội mất cả rồi. Cháu lớn 2 tuổi tôi gửi ông bà ngoại trông. Còn cháu thứ 2, bất đắc dĩ phải theo mẹ ngồi tù thế này”, chị Hường nói.

Hằng ngày, chị Hường lao động cải tạo ở trại, con gửi nhà trẻ được các bảo mẫu (người được cán bộ trại giam cắt cử trông trẻ - PV)  trông. Giờ nghỉ trưa, tối chị được bên con. “Khi biết có bầu gia đình đấu tranh tư tưởng nhiều. Bỏ đi thì có tội, nhưng giữ con lớn lên trong tù cũng thiệt thòi nhiều. Sau nghĩ trời sinh trời dưỡng, sinh trong tù nhưng cháu lớn lên sẽ không như bố mẹ nó”, chị Hường nói. 

Em bé con tù nhân Giàng Thị Dinh mới được 6 tháng tuổi. Ảnh: Quang Lộc

Dính phải “nàng tiên nâu”, chị Vũ Thị Hiền (SN 1988, người dân tộc Mông ở Bắc Quang, Hà Giang) phải thụ án 3 năm vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bế trên tay con nhỏ hơn 9 tháng tuổi, bé cười tít mắt mỗi khi thấy ai xòe tay với nó. Khuôn mặt Hiền hốc hác, gầy còm vì sử dụng ma túy nhiều. Sinh ra trong gia đình nghèo, 17 tuổi Hiền lập gia đình. Bất hạnh ập đến với người vợ trẻ khi mang bầu đứa thứ 2, chồng đột ngột lâm bệnh qua đời. Gặp cú sốc tinh thần quá lớn, Hiền tìm đến ma túy đá giải sầu và nghiện lúc nào không hay. “2 đứa con giờ là động lực và là hi vọng để mình tiếp tục sống. Mình cố gắng cải tạo tốt để được giảm án, đưa con sớm trở về với gia đình”, Hiền nói, mắt rơm rớm.

Những giọt nước mặt ân hận, thương con của những người mẹ khoác áo tù. Ảnh: Quang Lộc

Ở cùng nhà trẻ với các cháu nhỏ, phạm nhân Giàng Thị Dinh (SN 1995, dân tộc Mông ở Bát Xát, Lào Cai) đang thi hành án vì tội buôn bán người. Có ngoại hình xinh xắn, làn da trắng, tuổi đời còn trẻ nhưng Dinh đã là mẹ đơn thân. Dinh sinh ra trong gia đình nghèo có 2 chị em, mẹ mất sớm khi cô còn bé.

Học hết lớp 7, Dinh ở nhà làm ruộng. Cuộc sống khó khăn, qua mạng Dinh quen biết một nhóm người chuyên “kiếm vợ cho đàn ông Trung Quốc”. Dinh kể, nếu đưa được một cô gái trẻ nào qua cửa khẩu gặp mặt, nhóm người kia sẽ trả vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tháng 11/2015, khi đang cùng đồng bọn dẫn 1 cô gái trẻ qua biên giới, Dinh bị cơ quan chức năng bắt giữ và tuyên án 6 năm 6 tháng tù giam. Vào trại tạm giam, Dinh mới biết đang mang bầu với một sinh viên ở gần nhà. Khi gia đình cô đặt vấn đề qua lại bị gia đình người yêu ngăn cấm.

Tháng 7/2016, Dinh một mình trở dạ rồi vượt cạn sinh bé trai đầu lòng trong trại giam. Không có bố, đứa trẻ mang họ mẹ. Đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên Dinh được ưu tiên hơn so với những phạm nhân khác là chưa phải lao động cải tạo để dành thời gian chăm con.

Rưng rưng đón Giao thừa

Giàng Thị Dinh cho biết, ngày Tết ở trại giam cũng có hoa đào, gói bánh chưng cho phạm nhân. Nhưng Tết đến, nỗi nhớ nhà, khát khao hoàn lương lại dâng lên. “Những đứa trẻ khác chắc giờ này đang cùng bố, mẹ, người thân đi chợ Tết, mua sắm quần áo, đồ chơi… còn con mình lủi thủi cùng mẹ trong buồng giam. Tuổi thơ của con chỉ quanh mấy bức tường, những bộ quần áo phạm nhân sọc đen trắng”, Dinh ôm con nước mắt lưng tròng.

Con gái là động lực để chị Nông Thị Hường cố gắng cải tạo tốt.

Dinh còn nhớ như in Tết giao thừa năm 2016, bởi đó là lần đầu tiên cô gái trẻ mơ mộng đón Tết ở trại. Bụng bầu bí, cô nhớ gia đình, nhớ những Giao thừa theo chị đi mừng tuổi, cùng người yêu đi chợ tình. “Nghe vọng tiếng pháo hoa năm mới, sờ bụng thấy con đạp chân mình khóc to hơn. Những mùa Xuân đầu đời của con là phải cùng mẹ đón Tết ở buồng giam”, Dinh kể.

Cũng như Dinh, Tết vừa rồi Vũ Thị Hiền bụng bầu bí đón Tết ở buồng giam. Hiền kể, tối giao thừa, cả buồng những người phạm các tội khác nhau, quấn lấy nhau khóc. “Thương đứa con lớn hơn 1 tuổi đang phải đón Tết với ông bà mà không có mẹ. Đứa nhỏ nằm trong bụng mẹ đón Tết ở buồng giam. Mình khóc nhiều quá, đến khi các chị ở cùng buồng phải cấm rơi nước mắt sau Giao thừa vì sợ có một năm xui xẻo...”, Hiền kể.

Sự hồi sinh…

Đi cùng phóng viên, Đại úy Hoàng Văn Thành, cán bộ giáo dục Trại giam Quyết Tiến cho biết, cách đây 1 tháng trại giam có 10 cháu nhỏ theo mẹ vào tù. Có những cháu phải cùng mẹ đón 2-3 cái Tết trong buồng giam. Trong đợt ân xá vừa rồi, 6 cháu nhỏ mẹ được giảm án, mãn tù về với gia đình. “Tết ở đây không có lì xì bởi phạm nhân không được dùng tiền mặt. Bên cạnh việc tổ chức cho phạm nhân ăn Tết, lãnh đạo trại, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các cán bộ quản giáo, cán bộ y tế đều tặng quà cho bé bánh kẹo, sữa, quần áo”, anh Thành nói.

Một nữ cán bộ quản giáo trại giam cho biết, các em nhỏ ở đây giống như mang yêu thương, sự hồi sinh, khát khao hoàn lương trở về. Đặc biệt là hầu hết các bé sinh ra ở trại giam đều rất ngoan, ít ốm đau, rất kháu khỉnh. “Các bà mẹ mang tội nhưng các cháu bé không có tội. Các bé cũng có quyền được yêu thương, chăm sóc. Và chính những người quản giáo nơi đây, những người mẹ lầm lỗi, bằng tình thương, bằng trách nhiệm phải bù đắp cho những thiệt thòi của các bé”, nữ quản giáo nói. 

Phạm nhân Nguyễn Thị Liên (SN 1982, ở Vị Xuyên, Hà Giang) đang phải thi hành án 3 năm, 2 tháng vì tội đánh bài. Con Liên mới hơn 2 tháng tuổi. Liên chia sẻ, những người cùng cảnh ngộ có con nhỏ thường động viên nhau cố gắng cải tạo tốt vì con. Mỗi người một hoàn cảnh, có phạm nhân có con và được gia đình chăm nom, gửi thêm sữa cho bé ăn, nhưng cũng có bà mẹ chẳng ai ngó ngàng. “Ai được gia đình gửi thêm quà, sữa cho các bé đều chia cho những mẹ không có một ít, người này thiếu có thể lấy của người kia cho con mình ăn, ốm đau nhờ cán bộ y tế chăm sóc”, Liên nói.

Let's block ads! (Why?)

Làm đẹp cấp tốc: Coi chừng khỏi ăn tết!

Mùa tết là mùa làm đẹp của phái nữ. Tại TP.HCM, ngoài những trung tâm giải phẫu thẩm mỹ hiện đại, nhiều spa sang trọng thu hút giới chị em có tiền thì cũng có những “trung tâm thẩm mỹ” bình dân dành cho giới có thu nhập thấp. Điều đáng nói là chất lượng dịch vụ tại các nơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tắm trắng giá bèo!

Gần 21 giờ, sau giờ tan ca cuối cùng, chúng tôi theo chân chị Lê Thị Hoa, 32 tuổi, công nhân làm việc tại KCN Sóng Thần, Bình Dương, đến một “trung tâm thẩm mỹ” mà theo chị và các đồng nghiệp của chị thì đây là một địa chỉ đáng tin cậy. “Trung tâm thẩm mỹ” này thật ra chỉ là một căn nhà nhỏ nằm trên đường Tam Bình, quận Thủ Đức, được bà chủ tên Cúc thuê lại để làm dịch vụ hớt tóc, massage.

Tuy mặt bằng khá hẹp nhưng tại đây có hơn 10 nhân viên làm việc. Các loại hình thẩm mỹ đang trong xu hướng thịnh hành đều có ở đây như làm trắng da cấp tốc, bơm vòng 1, vòng 3 nhanh gọn lẹ hay giảm cân cấp tốc… Giá cả các dịch vụ ở đây cũng rẻ bất ngờ. “Ở đây tắm trắng rất lẹ, một tiếng đồng hồ là xong mà chỉ mất 150.000 đồng. Nếu muốn rẻ hơn thì mua bột tắm trắng về nhà tự làm mất 100.000 đồng nhưng thôi ở đây nhờ các nhân viên làm đảm bảo hơn” - chị Hoa cho biết.

Đợi không lâu, chị Hoa được đưa vào giường khuất sau bức màn che. Tại đây, cô nhân viên pha một gói sữa non và một gói bột màu trắng được cho là có tác dụng làm trắng da, rồi thêm vào vài giọt hương bên ngoài chai ghi tinh chất dưỡng da hương bưởi. Hỗn hợp được trộn đều trong một thau nhỏ. Sau năm phút, cô nhân viên bôi hỗn hợp này lên người chị Hoa. “Chị nằm yên đợi hỗn hợp này ngấm trong vòng 30 phút thì sẽ có hiệu quả” - cô nhân viên nói.

Hôm sau, chúng tôi đến một cơ sở thẩm mỹ mang tên ĐD nằm trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức. Tại đây số lượng chị em đến làm đẹp khá đông. Ngồi ở phòng đợi, chị Tô Thị Bích Duyên, 28 tuổi, công nhân KCX Linh Trung, quận Thủ Đức, tâm sự: “Tết này tôi về quê nên mới tới đây làm trắng mặt, nối mi để về nhà cho cha mẹ vui. Do thời gian gấp quá nên phải chọn nơi nào làm đẹp nhanh, rẻ”. Tại cơ sở thẩm mỹ này, khách hàng có thể lựa chọn các kiểu làm đẹp nhanh như làm trắng da với kem tắm trắng tại nhà trong vòng 15 phút, gắn mi giả chỉ 20 phút… Giá các dịch vụ cũng rẻ như bơm vòng 1, vòng 3 chỉ mất hơn 2 triệu đồng.

Làm đẹp cấp tốc: Coi chừng khỏi ăn tết! - 1

Đẹp vài ngày, ân hận cả đời

Tuy nhiên, đằng sau các dịch vụ thẩm mỹ giá rẻ đó là nguy cơ tai biến rình rập. Mới đây, Bệnh viện (BV) Nhân dân 115, TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân NTAQ, 42 tuổi với các triệu chứng sốt cao, mặt sưng, toàn bộ vùng má bên phải lan đến vùng cổ bị đỏ tấy. Chị Q. cho biết trước đó chị đi xóa nếp nhăn tại một cơ sở thẩm mỹ bình dân. Bác sĩ cho biết chị bị thương tổn vùng da ngoài do xóa nếp nhăn không đúng kỹ thuật, đồng thời bị dị ứng các chất kem bôi da không đảm bảo chất lượng.

Cũng tại BV này, các bác sĩ vừa khắc phục vòng 1 cho bệnh nhân ĐLH, 38 tuổi, ở quận 7, sau khi đặt túi ngực dỏm. Sau khi đặt túi ngực khoảng một tuần, chị cảm thấy đau tức ngực, khó thở, còn ngực thì chảy xệ… Các bác sĩ phải phẫu thuật lấy túi ngực dỏm ra, đồng thời làm thẩm mỹ lại bộ ngực.

BS Nguyễn Văn Thanh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ BV Nhân dân 115, nhấn mạnh trước khi đi làm đẹp, các chị em cần được khám và tư vấn kỹ về vấn đề dị ứng của bản thân với thuốc hay hóa chất. Các hoạt động thẩm mỹ như hút mỡ bụng, bơm mông phải được thực hiện đúng quy trình vô khuẩn tại các cơ sở y tế được cấp phép.

Rất dễ gặp rủi ro

Để bảo đảm sức khỏe, mọi người nên đến các cơ sở làm đẹp an toàn, chất lượng, có uy tín. Tránh ham rẻ, ham nhanh mà coi thường đến sức khỏe của mình vì rất dễ gặp rủi ro trong quá trình làm đẹp. Mà những rủi ro này có thể để lại hậu quả đáng tiếc, ân hận cả đời. Với các bệnh nhân sau khi làm đẹp mà cảm thấy trong người khó chịu cần được theo dõi sát nhằm phát hiện sớm các biến chứng để xử lý kịp thời.

TS-BS PHẠM TRỊNH QUỐC KHANH,
 Trưởng khoa Bỏng-Tạo hình thẩm mỹ BV Trưng Vương, TP.HCM

Let's block ads! (Why?)

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần "thủ" sẵn cho mùa Tết năm nay

Mâm cỗ ngày Tết với nhiều đạm, đồ chiên rán làm cả nhà phát ngán, những món dưa góp ăn kèm sau đây chắc hẳn không thể thiếu trong những ngày Tết rồi.

1. Dưa hành muối

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 1.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Dưa hành là một trong những món ngon không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều gia đình mỗi độ Tết đến xuân về. Món này làm không khó, tuy nhiên để có món dưa hành giòn, ngọt và ngon thì không phải ai cũng biết bí quyết. Dưa hành ăn cùng thịt kho, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.

2. Su hào muối

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 2.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Ngày Tết, bên cạnh các món như canh măng, bóng xào, thịt đông, bánh chưng... thì dưa góp luôn đóng vai trò không thể thiếu trên mâm cơm nhà mình. Món dưa góp thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn ngày Tết vốn đã quá nhiều chất đạm.

3. Dưa cải bẹ muối chua

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 3.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Cách muối dưa này cho bạn món dưa muối chua ngọt có vị chua cay, mặn ngọt vừa miệng lại thơm mùi dứa khiến vị giác bị kích thích làm bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Món này có thể dùng làm món khai vị hoặc ăn kèm với thịt luộc cũng rất ngon. Với cách muối dưa này, không những giữ được độ giòn cho dưa mà dưa lại rất thơm nữa. Bạn hãy thử nhé!

4. Súp lơ muối

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 4.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Vị chua ngọt thanh của súp lơ muối chua ăn kèm với món mặn hay các món chiên làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Đây là món ăn cực dễ làm, không mất nhiều thời gian, làm 1 lần có thể dùng trong 2 hoặc 3 tuần. Nhà mình mỗi khi làm món này chỉ hơn một tuần đã hết veo vì cả nhà đều thích, bạn hãy cùng thử nhé!

5. Dưa món

Dưa món là món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu trong thực đơn của hầu hết các gia đình miền Trung - Nam bộ. Do phải phơi trước nên bạn cần lưu ý làm dưa món sớm rồi để trong tủ lạnh, những ngày Tết chỉ việc lấy ra ăn thôi để tránh việc cận Tết quá bận rộn mà quên mất nhé!

6. Kim chi cải thảo

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 6.

Click vào ảnh để xem cách làm chi tiết

Kim chi cải thảo tuy không phải món ăn truyền thống trong ngày Tết, nhưng nó lại là món dưa rất ngon và hợp để ăn kèm với nhiều món đồ chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ trong mâm cơm ngày Tết. Vì thế nếu bạn muốn điểm thêm một món "ngoại" vào mâm cơm truyền thống thì đừng bỏ qua kim chi cải thảo này nhé!

7. Dưa chuối xanh

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 7.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Dưa chuối xanh hay còn gọi là dưa chuối chát là một trong những món đặc sản của xứ Quảng, ăn chua chua ngọt ngọt lại có chút vị chát trên đầu lưỡi. Tết có hũ dưa chuối xanh ăn kèm với các món nhiều đạm, nhiều mỡ để bớt ngấy hay làm mồi nhắm rượu đều ngon!

8. Dưa món kiểu Huế

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 8.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Dưa món sau 2 ngày để số đồ khô nở ra, thấm gia vị là có thể sửa dụng được. Để ăn kèm với bánh chưng hay bánh tét, người miền Trung dùng chung với dưa món được làm từ những loại củ quả sấy khô. Cùng trổ tài để làm món ăn giản dị nhưng lại vô cùng ngon miệng này nhé!

9. Sung muối

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 9.

Click vào hình để xem cách làm chi tiết

Sung muối là món ăn rất dân dã và ngon miệng, những món ăn ngày Tết nhiều đạm chỉ cần 1 bát sung thì các món ăn của bạn sẽ không còn cảm giác ngấy ngán gì cả. Ngoài ra sung còn có rất nhiều vitamin và tốt hơn cà muối rất nhiều, vậy nên những người bị viêm khớp hay trẻ em, bà bầu đều có thể ăn thay cà mà không lo gì hết. Thêm vào đó sung còn có ý nghĩa cho 1 năm sung túc đủ đầy nên các rất hợp để "điểm danh" trong mâm cơm đầu năm của gia đình.

10. Hành tím muối xổi

Tuyển tập các công thức làm dưa góp bạn cần thủ sẵn cho mùa Tết năm nay - Ảnh 10.

Click vào hình để biết cách làm chi tiết

Nếu quá bận bịu mà không thể chuẩn bị sớm món hành muối chua bạn có thể thay bằng món hành muối xổi này nhé! Sau một đêm bạn sẽ có món hành tím muối xổi tuyệt ngon, hành giòn, vị chua ngọt vừa ăn sẽ là món ăn chống ngán hữu hiệu cho ngày tết của gia đình bạn.

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Tăng Thanh Hà lộ rõ bụng bầu trong tiệc sinh nhật của ông xã Louis Nguyễn

Cách đây ít giờ, ông xã Tăng Thanh Hà đã chia sẻ hình ảnh hai vợ chồng vui vẻ trong ngày sinh nhật của Louis Nguyễn. Buổi tiệc có sự tham gia của bạn bè, gia đình của hai vợ chồng Hà Tăng, Hoa hậu Thu Thảo và bạn trai doanh nhân cũng góp mặt.

Đáng chú ý là hình ảnh "ngọc nữ" Tăng Thanh Hà khoe rõ bụng bầu ở những tháng cuối của thai kỳ. Nữ diễn viên "Bỗng dưng muốn khóc" diện váy trắng dáng rộng, cô nở nụ cười tươi rói trong tiệc sinh nhật đón tuổi mới của chồng. Đây cũng là hình ảnh hiếm hoi Hà Tăng để lộ rõ bụng bầu, cô dự sinh con gái vào tháng 2 tới. 

Năm 2016 là một năm thành công của Tăng Thanh Hà trong lĩnh vực kinh doanh, bản thân người đẹp cũng dừng mọi hoạt động showbiz và rất hiếm hoi tham gia các sự kiện của làng giải trí. Bản thân nữ diễn viên "Mỹ nhân kế" đã giải nghệ nên truyền thông liên lạc với mỹ nhân họ Tăng cũng rất khó. Người hâm mộ vẫn luôn chờ đợi sự tái xuất của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Tăng Thanh Hà. 

Tăng Thanh Hà khoe bụng bầu trong bữa tiệc sinh nhật của Louis Nguyễn, đông đảo bạn bè của cả hai đã đến dự tiệc. Thu Thảo và bạn trai thiếu gia (ngoài cùng bên phải) cũng góp mặt.

Mang bầu ở những tháng cuối của thai kỳ nhưng Tăng Thanh Hà vẫn giữ được vóc dáng thon gọn. Kinh nghiệm làm mẹ lần thứ 2 giúp nàng "ngọc nữ" vẫn luôn xinh đẹp dù bầu bí.

Từ ngày vợ có bầu lần 2, Louis Nguyễn rất dành thời gian để chăm vợ con.

Quý tử đầu lòng nhà họ Nguyễn nay đã được hơn 1,5 tuổi. Cậu nhóc thường xuyên được bố mẹ cho đi du lịch ngay từ khi còn nhỏ.

Vốn là người kín tiếng chuyện đời tư và dù không còn tham gia nghệ thuật, Tăng Thanh Hà vẫn chưa một lần khoe con hay rõ bụng bầu với công chúng. 

Let's block ads! (Why?)

2 học sinh tử vong do bạch hầu: Bộ Y tế ra khuyến cáo khẩn cấp

2 học sinh tử vong do bạch hầu: Bộ Y tế ra khuyến cáo khẩn cấp - 1

Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh bạch hầu 

Sở Y tế Quảng Nam cho biết, ngày 17/1, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang tiêm vắc-xin cho toàn bộ học sinh và giáo viên Trường THPT Tây Giang, nơi có hai học sinh tử vong vì bệnh bạch hầu trước đó.

Theo đó, 2 ca đã tử vong là em Bhling Boong (17 tuổi, trú tại thôn Aur, xã A Vương, học sinh lớp 11C4) và em Zơrâm Sáo (17 tuổi, trú thôn Agrầng, xã A Xan, học sinh lớp 11C3), cả hai đang cùng học tại trường THPT Tây Giang.

Trong đó, em Bhling Boong khởi bệnh từ ngày 24/12/2016, đến ngày 4/1/2017 bệnh trở nặng, được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tây Giang trong tình trạng khó thở, phải đặt nội khí quản và chuyển viện nhưng bệnh nhân tử vong trên đường chuyển viện.

Còn em Zơrâm Sáo khởi bệnh từ ngày 2/1/2017, đến ngày 7/1/2017 được chuyển xuống Bệnh viện Hoàn Mỹ, sau đó chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và tử vong ngày 9/1/2017.

Qua lấy mẫu xét nghiệm, hai em có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, qua giám sát, phát hiện, theo dõi tại thực địa đã ghi nhận thêm 11 bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu và tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu; 20 người khác đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Tây Giang.

Đến chiều 17/1, số ca mắc/nghi ngờ mắc bệnh sức khỏe đã ổn định và chưa phát hiện thêm ca mắc/nghi mắc bệnh bạch hầu mới.

Trước tình hình này, tối 17/1, Bộ Y tế ra khuyến cáo cảnh báo, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. 

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Lịch tiêm chủng vắc-xin phòng bạch hầu

Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi

Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Let's block ads! (Why?)