Tuesday, January 17, 2017

Tự làm mứt vỏ bưởi - món mứt "hot nhất" mùa Tết năm nay

Copyright © 2017 WebGiaDinh.org. All rights reserved.

Lưu ý: Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, trong mọi trường hợp phải theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Hosting được tài trợ bởi SUNDATA

Let's block ads! (Why?)

Cậu bé có gương mặt đáng sợ như đeo mặt nạ khiến hàng triệu người xót xa

Cậu bé Huikang, ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc sinh ra đã bị 2 vết lõm ở 2 bên má. Sự biến dạng này khiến cho cậu bé dường như có tới 2 khuôn mặt.

Sau khi hình ảnh của Huikang chia sẻ trên mạng, phương tiện truyền thông gọi em với tên gọi "Cậu bé mặt nạ". Cái tên này cũng đã theo suốt em trong 7 năm qua.

Huikang sinh ngày 4/3/2009 trong một gia đình làm nông ở thị trấn Trung Sa, thành phố Tương Đàm. Thay vì cảm giác vui vẻ như những bà mẹ khác lần đầu gặp con, mẹ của Huikang là cô Yi Lianxi đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Cậu bé 2 mặt nổi tiếng thế giới.

Bà  mẹ trẻ đã sốc khi nhìn thấy con.

Cô cho biết, lúc đầu các bác sĩ tỏ thái độ không muốn cho cô thấy Huikang sau khi sinh. Cô liên tục yêu cầu được gặp con, các bác sĩ mới mang cậu bé đến cho cô. "Toàn cơ thể tôi khi đó cảm thấy tái tê", bà mẹ trẻ cho biết. "Tôi nhìn thấy con khóc và tôi cũng khóc. Trái tin tôi như tan vỡ. Tại sao điều này lại xảy ra với tôi".

Khi đó cô Yi Lianxi 23 tuổi đã vô cùng bối rối khi nhìn thấy dị tật bẩm sinh của con trai. Điều đáng nói là trong quá trình mang thai, cô đã đi siêu âm 3 lần, 1 lần siêu âm Doppler màu. Tuy nhiên, tất cả những lần kiểm tra này đều không phát hiện được sự biến dạng.

Bà mẹ trẻ còn nói rằng, thậm chí rất nhiều người quen của gia đình đề nghị vợ chồng vứt bỏ đứa trẻ nhưng cô nhất quyết không chịu. "Làm sao mà chúng tôi có thể làm được điều đó", cô Yi kể lại.

Sống trong một ngôi làng nghèo khổ ở vùng nông thôn, gia đình Huikang đã bị trêu chọc rất nhiều từ ngày có sự xuất hiện của cậu bé.

Năm 2010, chuyện của Huikang đã được cả thế giới biết đến trong một lần cô Yi đưa con đến bệnh viện Quân y 163 điều trị. Báo chí và cộng đồng mạng bày tỏ sự cảm thông, an ủi cậu bé và gia đình. Thậm chí còn có những người sẵn sàng hỗ trợ gia đình những hóa đơn viện phí đắt tiền.

Tiến sĩ, Bác sĩ Wang Duquan cho biết, tình trạng của Huikang hiếm gặp và rất nghiêm trọng: "Không chỉ có các mô mềm của cậu bé bị vỡ và dịch chuyển, xương thái dương, xương gò má, xương bướm, xương hàm trên đều bị hư hỏng".

Với sự đóng góp từ cộng đồng, gia đình của em đã có đủ khả năng tiến hành phẫu thuật trong năm 2010 với số tiền 1,2 tỷ đồng.

Tiến sĩ Duquan, người trực tiếp phẫu thuật cho Huikang chia sẻ, 2 cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công. Tuy nhiên, Huikang cần phải chờ thêm 10 năm nữa để xem xét xương mặt phát triển bình thường hay không.

Huikang trải qua 2 cuộc phẫu thuật trong năm 2010.

Trong 7 năm qua, câu chuyện và hình ảnh của Huikang được chia sẻ rộng rãi và hầu hết mọi người đều bị sốc bởi gương mặt của em.

Tháng trước, cậu bé xuất hiện trở lại trên các trang tin tức Trung Quốc tuy nhiên không có nhiều thông tin của em được tiết lộ.

Let's block ads! (Why?)

Monday, January 16, 2017

Bé 1 tuổi bị thìa đâm vào họng

Bệnh nhi D. nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng và tràn khí quá nặng ở vùng cổ, ngực. Kết quả chụp CT cho thấy tổn thương tràn khí dưới da, tràn khí trung thất, tràn dịch màng phổi khá nặng. Tổng trạng bên ngoài của bệnh nhi khá ổn, tuy nhiên phần cổ phình to, tổn thương rộng, có chiều dài gần 7 cm. Bé D. được các bác sĩ chẩn đoán bị chấn thương ở hầu họng, tiên lượng xấu. Ngay lập tức, bệnh nhi được các bác sĩ cho mổ trong chiều hôm sau. 

Bé 1 tuổi bị thìa đâm vào họng - 1

Bé D. đang được theo dõi tại BV Nhi đồng 1. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

“Những ngày sau đó, bệnh nhi được gây mê, an thần để thay băng mỗi ngày. Rửa cổ bằng nước muối sinh lý trong vong 10 ngày. Sau đó, bệnh nhi được chuyển xuống khoa Ngoại đóng thực quản và may da, mở dạ dày nhằm hạn chế không cho ăn qua miệng để tránh kích thích tiêu hóa trên, chủ động được chế độ ăn" - BS Huy cho hay.

Cũng theo BS Huy, hiện tại tình hình sức khỏe của bé D. khá ổn định. Bé có thể tự ngồi được. Dự kiến nếu sức khỏe tiến triển tốt, bệnh nhi sẽ được về quê ăn tết trong vài ngày tới.

Bé 1 tuổi bị thìa đâm vào họng - 2

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc với các vật nhọn, nguy hiểm. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

Chị Nguyễn Thị Thảo (34 tuổi), mẹ bé D., cho biết gia đình gửi bé D. ở nhà trẻ tư (do hàng xóm tự mở) từ lúc bé mới được sáu tháng tuổi. “Sáng hôm đó, cô giáo cho bé cầm thìa chơi. Trong lúc chập chững đi, bé D. bị té làm thìa đâm vào họng. Thấy vậy, cô giáo rút thìa ra và không báo cho gia đình. Thấy bé không sao nên cô tiếp tục cho uống sữa nhưng bé ói ra, sau đó cô cho uống tiếp. Đến trưa bé được cho ăn, cho ngủ như bình thường" - mẹ bé D. kể lại.

Cũng theo chị Thảo, khoảng đến khoảng 2-3 giờ chiều cùng ngày, cổ họng bé D. bắt đầu sưng lên và bé có biểu hiện sốt. Lúc đó, cô giáo mới gọi cho gia đình. Bé D. được đưa đến BV Sản Nhi Phú Yên và BV tỉnh Phú Yên rồi được chuyển thẳng lên BV Nhi đồng 1 TP.HCM ngay trong đêm để mổ.

Theo đánh giá từ các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé D. bị nhiễm trùng nặng là do khi thực quản tổn thương nhưng bé vẫn được cho ăn và uống sữa làm tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Bác sĩ cũng khuyến cáo khi trẻ bị xóc, hóc các dị vật như trường hợp tương tự, người nhà không nên tự lấy dị vật ra. Cần đưa bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất để BV can thiệp sẽ đảm bảo an toàn, tránh làm rách họng khiến nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn.

Let's block ads! (Why?)

Bán hủ tíu, nhiễm bệnh liên cầu lợn

Thông tin này được Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) TP HCM công bố tại lễ tổng kết hoạt động của ngành YTDP tổ chức ngày 16-1. Theo đó, trong năm 2016, số người mắc liên cầu lợn trên địa bàn TP tăng 200% so với năm ngoái với 15 ca mắc tại 12/24 quận huyện và đa số là nam giới (chiếm hơn 73%), từ 50 tuổi trở lên. Bệnh nhân là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với thịt heo như người buôn bán thịt heo, bán cơm, hủ tíu, số còn lại là người già, nội trợ.

Bán hủ tíu, nhiễm bệnh liên cầu lợn - 1

Một ca nhiễm liên cầu lợn được cấp cứu cách đây chưa lâu.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, dù số người mắc liên cầu lợn tăng rất cao, không có trường hợp tử vong nhưng bi kịch đối với các bệnh nhân này là bị biến chứng nặng nề, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.Qua ghi nhận, đã có gần 67% trong số người mắc bệnh nói trên bị điếc, giảm thích lực. Dù là căn bệnh chết người nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh.

“Để có thể kiểm soát tốt nguồn bệnh cũng như hạn chế ở mức thấp nhất tỉ lệ mắc, tử vong, biến chứng do liên cầu lợn, cần kiểm soát bệnh trên lợn, hoạt động chăn nuôi, giết mổ. Đặc biệt, tăng cường truyền thông về nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người, kể cả những đối tượng nghỉ hưu”, ông Dũng nhấn mạnh.

Let's block ads! (Why?)

Bé 2 tháng tuổi chết cháy khi gia đình tổ chức tiệc tất niên

Trưa nay ngày 16/1, ông Nguyễn Văn Long, trưởng công an huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ trẻ bị chết cháy rất thương tâm. Nạn nhân là bé P.T.T mới 2 tháng tuổi.

Theo đó, ngày 15/1, gia đình anh Phạm Tấn T. (24 tuổi, khối phố 5, thị trấn Núi Thành) tổ chức tiệc tất niên. Bé T. được cho nằm trong phòng, bên cạnh đặt một cây đèn cầy trên tủ nhựa thắp sáng do trước đó cúp điện.

Gia đình lo tang lễ cho bé T. vào ngày hôm nay 16/1.

Khi mọi người đang ăn uống thì thấy có khói ở bên trong phòng cháu bé nằm nên chạy vào cứu. Lúc này lửa đã cháy lan ra khiến căn phòng bị thiêu rụi, bé bị bỏng nặng, tử vong trước khi đưa đến bệnh viện.

Nguyên nhân vụ cháy được xác định do cây đèn cầy đổ xuống gặp đồ dễ cháy như chăn, chiếu, tã trẻ em... rồi cháy ra khắp phòng nơi bé T. nằm.

Chính quyền thị trấn Núi Thành đã đến chia buồn và hỗ trợ gia đình anh Phạm Tấn T.  1,5 triệu đồng để lo hậu sự.

Let's block ads! (Why?)

Nhà tâm linh lên tiếng về quan điểm "năm Gà không được cúng gà"

Theo tôi, thờ cúng tâm linh là thiêng liêng với hầu hết chúng ta, nhưng hiện nay đang bị ghép, bị chụp mũ và đánh đồng là mê tín dị đoan, là lừa bịp... Văn hoá tâm linh còn bị bóp méo bởi những người thiếu kinh nghiệm thực tế, không hiểu thấu đáo vấn đề, và biến nó thành cái gì đó khó hiểu, hoặc hiểu mỗi lúc một kiểu, mỗi nơi mỗi khác.

Việc thờ cúng trong gia đình dòng tộc Việt Nam nói chung nhà nào cũng có ban thờ tổ tiên, và mỗi vùng miền, mỗi nhà có khác. Nhà có điều kiện thì làm hẳn phòng thờ, án thờ. Nhà thì dùng ban thờ, tủ thờ, ban thờ treo…

Người miền núi có thêm ban thờ ngoài sân (nhưng nhà có, nhà không). Từ miền Trung trở vào Nam thì ban thờ có cả trong nhà, ngoài sân, trên nóc với nhiều kiểu ban thờ...

Chất liệu thì nhà treo trên tường, nhà xây bệ thờ kiên cố bằng xi măng, ốp đá.... Việc bốc bát hương cũng khác nhau, nhà thì 3 bát , nhà thì 1 bát, nhà thì 5 bát, 7 bát hương...

Việc bài trí thì nhà có ảnh các cụ, có nhà không, có nhà có bài vị, có nhà chỉ có bát hương và đồ thờ đơn giản như chén đĩa, lọ hoa…

Chuyện thờ cúng là tự tâm, là điều ý nghĩa trong tâm, không có luật lề, ranh giới đúng sai.

Ảnh minh hoạ

Theo tôi thì văn hóa thờ cúng vùng miền hầu hết do các thầy cúng, thầy đồng, do các bậc cao niên, và do cái tâm chưa an của từng gia chủ đưa ra. Lâu dần người nọ học theo người kia, đời này học đời trước và nó trở thành chuẩn mực.

Vài trăm năm trước, khi hầu hết người dân không biết chữ thì các thầy đồ kiêm luôn thầy cúng. Các thầy đọc sách thánh hiền nên nói là dân nghe theo, mà sách thì do các thầy viết ra, truyền lại. Và đương nhiên, văn hoá thờ cúng mơ hồ hình thành như vậy.

Ngày nay nhiều bài báo mạnh dạn viết ra những luận điểm, thêm một câu chuyện nào đó về cúng gà, nào là do con gà gáy mới có mặt trời, nào là dũng sĩ bắn cung tên rụng mặt trời… Đó là truyện cổ tích dành cho trẻ em, không phải chuyện để người lớn đọc và thờ cúng. Nhưng nhiều báo và cư dân mạng đã copy lại những thông tin đó, và nhiều năm sau người dân vẫn coi đó là một sự thật dân gian, cổ truyền.

Truyện cổ tích chỉ hợp với trẻ thơ, như truyện bánh chưng, bánh dầy, như chuyện trái đất hình tròn, không phải hình cái bánh chưng. Còn xưa người ta cho rằng trái đất hình vuông, đi mãi sẽ gặp cột chống trời – đó là truyện cổ tích.

Cái gì thuộc về xa xưa chưa chắc đã đúng. Thế kỷ 21 rồi, sao chúng ta cứ lôi ra những thứ không có cơ sở thực tiễn để áp dụng trong thế giới hiện đại, rồi đôi khi phải suy nghĩ đắn đo, rồi hoang mang, lo lắng.

Cúng gà năm Dậu?

Năm nay là năm Đinh Dậu, và nhiều người bảo là “năm gà không được cúng gà”, năm Tỵ cũng không được cúng gà vì “sợ rắn nuốt gà”. Lý do là “thấy người ta bảo thế” - chắc do các ông bà thầy cúng đưa ra với những lý lẽ thuyết phục.

Vậy không cúng gà năm Dậu thì năm nay có kiêng ăn gà không, hay chỉ kiêng dịp Tết? Mà nếu kiêng thì cả gia đình kiêng luôn - thế mới hợp lý.

Theo tôi, năm Đinh Dậu chỉ là tên gọi theo cách tính lịch của người xưa, chứ nó không liên quan gì tới con gà (cách tính âm lịch dựa vào chu kỳ của mặt trăng, tính theo lục thập hoa giáp, và áp quy luật thiên can địa chi, hàng chi thì lấy tên 12 con giáp trong đó con gà đứng thứ 10 – năm Dậu).

Khi ta kiêng cúng gà năm Dậu vô tình lại đưa con gà thành linh vật, lâu dần nó lại thành “một nét văn hoá” thì không ổn. Bởi như thế một ngày nào đó, một thầy nào đó phán rằng: Năm Tý chúng ta không được giết chuột, năm Sửu không được giết trâu, năm Mùi không được thịt dê, năm Tuất các nhà hàng thịt chó đóng cửa… và câu chuyện lan truyền thì… nghe càng không ổn.

Tệ hại hơn là nếu không rõ điều gì thì hỏi “bác Google”, vậy là ra một loạt các thông tin copy của nhau, và chỉ một bài viết dù đúng, hay sai cũng có thể ảnh hưởng tới lối sống của cả một thế hệ. Nhất là chuyện tâm linh vốn không có quy chuẩn rõ ràng, nên rất dễ bị bóp méo và biến thành một cái gì đó khác thường.

Theo chủ quan của tôi, Tết đến cúng gì cũng được, tùy khả năng và điều kiện của từng nhà. Gia chủ cúng sao cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhõm, cảm thấy mãn nguyện là được.

Nhà Phật dạy: "Vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt", ý nghĩa dâng cúng là biết ơn trời đất, thần phật và những bậc tiền nhân cho ta cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay.

Let's block ads! (Why?)

Dùng cật nứa cắt dây rốn rồi mời thầy lang "đốt ngải" trẻ sơ sinh chết tức tưởi

Bệnh nhi Triệu Thị T. (4 ngày tuổi) được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cách đây 2 tuần, trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi nhiễm trùng huyết và uốn ván rốn. Dù đã được các bác sỹ Khoa Nhi tận tâm cứu chữa và chăm sóc đặc biệt tại phòng Đơn nguyên sơ sinh của Khoa Nhi, nhưng sức khỏe trẻ quá yếu nên không qua khỏi.

Gia đình bệnh nhi T. cho biết, trong quá trình mang thai sản phụ không tiêm phòng. Sau khi đẻ rơi trên đường đến cơ sở y tế, gia đình đã cắt rốn cho trẻ bằng cật nứa rồi đưa trẻ về nhà. 4 ngày sau thấy trẻ yếu đi, bỏ bú nên gia đình đã mời “thầy lang” đến “đốt ngải” toàn thân cháu rồi đưa cháu đến bệnh viện để khám và điều trị.

Cháu T. bị uốn ván, sau đó tử vong vì người nhà dùng cật nứa cắt dây rốn.

Các bác sỹ cho biết, nguyên nhân khiến trẻ tử vong là bị uốn ván rốn, không đảm bảo vệ sinh rốn sau sinh như thay băng, nước tắm không sạch… gây nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn uốn ván.

Từ trường hợp bệnh nhi trên, các bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh uốn ván, người mẹ khi có thai phải tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt, mũi 2 tiêm sau đó ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 15 ngày. Khi có thai, các thai phụ cần được khám và quản lý thai nghén (xét nghiệm, siêu âm thai và tiêm phòng đầy đủ).

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, cần đưa thai phụ đến cơ sở y tế gần nhất để đẻ. Trường hợp không kịp đến cơ sở y tế thì cần luộc kỹ dao, kéo trước khi cắt rốn, sau đó dùng chỉ, bông băng đã diệt khuẩn để băng, buộc rốn, hoặc giữ nguyên dây rốn giữa sản phụ và trẻ đến cơ sở y tế để cắt rốn đảm bảo vệ sinh.

Nếu bị đẻ rơi và đã dùng liềm, mảnh sành, que nứa, dao, kéo bẩn để cắt rốn cho trẻ sơ sinh, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý. Đặc biệt, cần phải chú ý giữ rốn sạch cho đến khi rốn rụng và khô sẹo. Khi thấy rốn ướt, có mùi hôi hoặc dịch mủ, máu chảy ra thì phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Let's block ads! (Why?)