Monday, December 19, 2016

Vì sao mùa đông trẻ nhỏ, người lớn bị ngứa gãi đến chảy máu?

Theo bác sĩ Phạm Hồng Lãnh- Bệnh viện Da liễu Trung ương, có 3 bệnh ngoài da phổ biến cần đặc biệt lưu ý vào mùa đông đó là: mề đay do lạnh, ngứa ngoài da do lạnh và vảy nến. Theo đó, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu để nhận biết từng loại bệnh cũng cần được lưu ý để chăm sóc, điều trị da đúng cách.

Nổi mề đay- bệnh ngoài da phổ biến ở cả trẻ em và người lớn với triệu chứng là những mảng phù màu hồng, đỏ nổi sần rải rác trên khắp cơ thể gây cảm giác căng ngứa khó chịu.

Nổi mề đay là một bệnh khá nguy hiểm, có thể gây phù nề thanh quản, chèn ép khí quản khiến khó thở, thậm chí người bệnh dễ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong ngày, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh dễ chuyển thành mề đay mãn tính, rất khó chữa trị.

Vì sao mùa đông trẻ nhỏ, người lớn bị ngứa gãi đến chảy máu? - 1

Nổi mề đay khiến nhiều người ngứa "phát điên" (Ảnh minh họa).

Thông thường những người dễ bị nổi mề đay có cơ địa khá nhạy cảm, do vậy để phòng bệnh cần lưu ý: Giữ ấm cơ thể, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, tránh ăn đồ ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ….

Các chuyên gia da liễu cảnh báo, thời tiết lạnh, hanh khô, da sẽ tiết ít mồ hôi và các axit hữu cơ để bảo vệ da ít đi. Đặc biệt, lớp biểu bì da ngày càng mỏng, mất đàn hồi, nứt nẻ. Trong khi đó, thời tiết lạnh, nhiều người có thói quen sưởi ấm hoặc tắm nước quá nóng làm cho độ ẩm da đã ít lại càng bốc hơi nhanh, gây nên các bệnh về da.

Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ngứa ngoài da ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Biểu hiện bệnh thể hiện rất rõ khi trời lạnh, người bệnh từ ngứa lâm râm đến dữ dội. Với bệnh này, vào ban đêm khi ngủ, trời càng lạnh hơn thì người bệnh càng ngứa dữ dội, càng gãi thì lại càng ngứa, có người gãi đến chảy máu mà không đỡ.

“Trời lạnh, hanh khô mao mạch trên da co lại khiến lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axit hữu cơ có tác dụng giữ ẩm cho da bị giảm xuống”, bác sĩ Lãnh khuyến cáo.

Vì sao mùa đông trẻ nhỏ, người lớn bị ngứa gãi đến chảy máu? - 2

Mùa đông, cả trẻ nhỏ và người lớn đều dễ mắc các bệnh về da (Ảnh minh họa).

Để hạn chế bị ngứa vào mùa đông cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ, không dùng nước quá nóng, không chà xát da mạnh, không tắm lâu vì dễ khiến da mất hết chất nhờn, càng khô và nứt nẻ khiến càng ngứa hơn. Khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với da. Nếu bị ngứa dữ dội kéo dài cần đến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và dùng thuốc phù hợp, không tự ý dùng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước, nhiễm trùng da.

Bên cạnh hai căn bệnh điển hình mùa đông trên, vảy nến là một bệnh mãn tính được đặc trưng hay “nổi loạn” vào mùa đông. Bệnh vảy nến rất khó điều trị, có thể gây biến chứng viêm, biến dạng khớp xương.

Để tránh bệnh tái phát trong mùa đông, các bác sĩ khuyên, người mắc bệnh vảy nến cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng; uống đủ nước để da không bị khô, gây ngứa, đồng thời tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá).

Let's block ads! (Why?)

Chuyện lạ: Rước dâu bằng xích lô trong lũ ở Huế

Chú rể xắn quần, ngồi bên cô dâu trên xích lô trong ngày cưới

Chú rể Nguyễn Duy Thuận đeo cho cô dâu Lương Thị Kiều Oanh chiếc nhẫn cưới, thề hẹn trăm năm bên nhau.

Quan khách đi lại đám cưới, nước ngập quá đầu gối, phải đi bằng ghe thuyền đến tiệc mừng.

Họ đến trên một chiếc thuyền nhỏ, nhưng khuôn mặt ai cũng nở nụ cười rất rạng rỡ.

Trao cho nhau những đóa hoa tươi tắn, và cất cao giọng ca lạc quan, yêu đời hòa trong lũ lụt, trong niềm hân hoan của nội, ngoại hai bên.

Chú rể dìu cô dâu lên xích lô để về nhà chồng ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tâm sự của gia đình cô dâu trước ngày cưới, bà Lê Thị Bé, mẹ cô dâu cho biết: “Ngày giờ đã xem rồi, thiệp mời đã phát cả gần 300 khách nên không thể nào hoãn lại được, nước mỗi lúc mỗi lên tôi lo lắm, nhưng rất may cũng có ghe thuyền và xích lô để rước là hạnh phúc rồi”.

Đám cưới của cô dâu Lương Thị Kiều Oanh, 24 tuổi, ở đường Nguyễn Lộ Trạch (TP. Huế) và chú rể Nguyễn Duy Thuận, 32 tuổi ở Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế phải đi lại bằng xích lô trong sự ngỡ ngàng của du khách, người dân.

Giữa đêm 15/12, nước lũ trên sông An Cựu (TP. Huế) cuồn cuộn tràn về, dâng cao nhấn chìm nhiều đường xá tại thành phố Huế. Ngôi nhà của hai vợ chồng ông Lương Công Khanh và bà Lê Thị Bé (bố mẹ cô dâu, ở đường Nguyễn Lộ Trạch) cũng không ngoại lệ, nước ngập sân nhà. Bên trong đám cưới, hàng trăm vị khách mời vẫn đang ngồi nâng ly chúc mừng cho đôi vợ chồng.

Cô dâu hạnh phúc cầm dù, tay trong tay sánh vai bên chú rể, trên chiếc xích lô đáng yêu, hạnh phúc ngọt ngào. Kiều Oanh tâm sự, chị và chồng là nhân viên của công ty Dệt kim và may mặc Huế (Khu Công nghiệp Phú Bài). Đôi bạn trẻ gặp nhau và yêu nhau tại thành phố Huế, đến tháng 12 này tính chuyện trăm năm, trùng hợp gặp ngày lũ lớn, chị nói "hy vọng sẽ giàu to".

 Cô dâu và chú rể cười tươi trong ngày hạnh phúc trăm năm.

Trên chiếc thuyền nhỏ chở đầy những lễ vật cầu hôn, màn rước dâu ấn tượng, khó quên trong ngày vui hạnh phúc.

Nước lũ mỗi lúc mỗi dâng cao, quan khách tham dự đám cưới tất bật ra về bằng thuyền nhỏ.

Nhiều khách dự đám cưới chọn cách lội bộ cho an toàn, khi phải chọn lên chiếc ghe nhỏ

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

[unable to retrieve full-text content]

Thực đơn cuối tuần ngon thế này thì ai mà không mê mới lạ

Những món ăn đơn giản nhưng qua sự sáng tạo của bạn sẽ trở nên cuốn hút và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hãy vào bếp trổ tài với thực đơn cuối tuần hấp dẫn này nhé!

1. Ba chỉ bò áp chảo:

- Thịt ba chỉ bò ướp với dầu hào, dầu mè, chút xì dầu, hạt tiêu, tỏi, đường cho ngấm.

- Bạn bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn cho nóng già rồi cho từng miếng thịt bò vào áp chảo nhanh tay cho ra đĩa rồi cuộn lại. Khi ăn cuốn cùng xà lách.

2. Salad dưa chuột:

- Xếp xà lách, thái dưa chuột, trứng ngâm chua ngọt lên trên ăn kèm sốt mayonnaise.

3. Cá hấp xì dầu:

- Cá diêu hồng sơ chế sạch, sát 1 chút muối toàn bộ thân cả rồi rửa lại lần nữa cho hết mùi tanh, để ráo nước, khía vài đường dọc theo thân cá để cá nhanh ngấm gia vị khi ướp và hấp cũng nhanh chín hơn.

- Trộn xì dầu, đường và dầu hào thành nước sốt rồi cho vào ướp với cá 30 phút.

- Nấm hương và gừng rửa sạch thái sợi, bóc vỏ tỏi rồi đập dập. Ướp tỏi, gừng và nấm hương vào với cá, để 10 phút cho cá thấm gia vị.

- Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch bào sợi nhỏ, hành, thì là nhặt rửa sạch cắt khúc vừa ăn.

- Cho cá vào nồi to hấp cách thủy 20 phút, chờ cá gần chín thì cho cà rốt, hành và thì là vào hấp thêm 2 phút thì tắt bếp.

4. Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua:

- Thịt xay cùng hành khô, nấm hương, mộc nhĩ rồi ướp với mắm, gia vị, hạt tiêu, dầu ăn.

- Tách từng lá bắp cải rửa sạch chần qua nước sôi vớt ra rổ cho ráo.

- Lấy từng miếng lá bắp cải cuộn thịt như gói nem và buộc bằng hành lá.

- Phi thơm hành cho cà chua vào đảo đều, thêm chút gia vị, ít đường , ít nước và cho từng miếng bắp cải đã cuộn thịt vào.

- Bạn đun nhỏ lửa cho thịt chín và hòa hỗn hợp bột năng với nước đổ vào cho bắp cải sánh mượt.

5. Ngao xào sả ớt:

- Ngao rửa sạch hấp chín gỡ lấy thịt.

- Ớt xanh, đỏ, vàng thái hạt lựu.

- Phi thơm sả cho ngao, ớt vào xào chung, nêm gia vị vừa miệng.

Cuối tuần hãy trổ tài bày biện của mình để chuẩn bị một mâm cơm đặc sắc nhé. Những món ăn đơn giản nhưng qua sự sáng tạo của bạn sẽ trở nên cuốn hút và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trông chẳng kém gì một bữa thịnh soạn ở nhà hàng nhỉ?

Chúc cả nhà ngon miệng với thực đơn cuối tuần này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Bánh cupcake mặn cho bữa sáng

[unable to retrieve full-text content]

Thỉnh thoảng bạn thử đổi bữa sáng cho gia đình với món bánh cupcake mặn kiểu Tây này xem sao nhé!

Bà lão 30 năm bán vé số, xăng xe trong đêm nuôi cháu ăn học

Chúng tôi hẹn bà Ba nhiều lần nhưng bà bảo “Tôi chạy khắp nơi chú ơi, chú ở đâu rảnh tôi ghé chú!”. Sở dĩ bà bận vì công việc bán vé số từ tờ mờ sáng đến chiều tối rồi lại bán xăng xe đến 2h sáng ngày hôm sau mới về lại nhà.

Trong cơn mưa lất phất, không đợi mà chúng tôi cũng đã tìm gặp được bà Ba khi bà cùng đứa cháu Võ Văn Lộc (12 tuổi) ngồi bán xăng xe ngay ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh.

“Xin lỗi chú. Ngày nào cũng chạy liên miên cả. Đêm nào mà không ra ngã tư này để bán xăng xe là mình mất chỗ để kiếm thêm đồng tiền để hai bà cháu có cái ăn…”, bà Ba mở lời.

Bà Ba ngồi đợi bán xăng xe cho khách cùng cháu

Ngồi nhìn xa xăm về phía dòng xe đang hối hả trên đường, bà Ba nhớ lại về thăng trầm cuộc đời mình. Trong kí ức của bà Ba, năm 10 tuổi đã xa cha mẹ từ quê nhà một mình lên Sài Gòn mưu sinh với nghề bán quạt giấy, tăm tre.

Không có vốn, bà Ba phải đi mua chịu rồi bán lại, số tiền lời phải được chia nửa cho chủ. Sau 10 năm trời buôn bán như thế, bà Ba có được một ít tiền nên bắt đầu mua đôi quang gánh bán bún, bánh bột lọc.

Bà Ba nói: “Chắc chưa ai làm nhiều nghề như tôi, kể ra cũng mấy chục nghề từ khi bước chân lên đất Sài Gòn nhưng không có nghề nào cho tôi giàu cả, chỉ đủ sống”.

Trong những lần buôn bán, có một người đàn ông thấy bà Ba tháo vát nên hay giúp đỡ, sẻ chia. Từ những hành động, cử chỉ ân cần trong suốt thời gian dài của ông đã khiến bà Ba cảm động rồi nên duyên vợ chồng với nhau.

Hai vợ chồng làm lụng chắt chiu rồi cũng cất được căn nhà nhỏ 8m2 ở quận 1. Ba đứa con sau đó cũng chào đời trong niềm vui khôn xiết nhưng cũng bắt đầu những gánh nặng lo toan về cuộc sống đè lên lưng hai vợ chồng.

Mỗi đêm bà Ba thức bán xăng xe cho khách từ 19h tối đến 2h sáng ngày hôm sau lời được 50 ngàn đồng

Theo lời ba Ba, cuộc sống quá cực khổ nên người chồng đã rời mẹ con bà về Đồng Nai sinh sống. Chính vì thế, bà một mình quang gánh bán bún, dẫn theo các con nheo nhóc khắp ngóc ngách Sài Gòn mưu sinh.

Trong sự lam lũ đó, 3 đứa con của bà Ba cũng lớn lên, biết phụ giúp đỡ bà công việc rồi được dựng vợ, gả chồng cho. Nhưng theo bà Ba: “Có lẽ cái nghèo đã đeo bám vào cuộc đời bà nên đến đời con cuộc sống bây giờ cũng vất vả, thiếu thốn…”.

Người con thứ của bà trong một lần đi bán vé số đã té ngã chấn thương sọ não. Có bao nhiêu tài sản trong nhà bà đều bán đi để chữa bệnh cho con. Thương đứa cháu Võ Văn Lộc vì cha bị tai nạn như thế mà phải nghỉ học khiến bà Ba không đặng lòng…

“Đời tôi đã khổ quá nhiều rồi nên chịu khổ thêm vẫn còn được. Tôi đi bán vé số ban ngày rồi mua xăng lại bán thêm phụ tiền cho cháu học, có miếng ăn cho cả nhà”, bà Ba xúc động nói.

Mỗi ngày lúc 6h sáng, bà Ba thức dậy để nấu cơm cho cháu và mình ăn lót dạ. Sau đó, bà Ba đưa cháu đến trường rồi đi lãnh 50 tờ vé số của đại lý để dạo bán khắp Sài Gòn. Khi tấm vé số cuối cùng đến tay khách là bà lại lật đật về lại nhà nấu cơm tối cho cháu ăn.

Bà Ba chia sẻ: “Tôi bị cao huyết áp, tay cũng yếu run rồi nên dạo bán hết vé số là về nhà khi nào trời cũng đã tối. Lót miếng cơm cho bụng ấm, tôi đi mua xăng rồi ra ngã tư Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh bán xăng. Mới đó mà nhìn lại cũng đã gần 30 năm rồi!”.

Bà Ba bán xăng cho một khách hàng qua đường

Theo lời bà Ba, đêm nào bà cũng ngồi đợi bán xăng từ 19h tối đến 2h sáng ngày hôm sau. Nếu may mắn có khách bán hết 20 lít xăng thì lời được 50 ngàn đồng, còn nếu không bán được phải lủi thủi về nhà chờ đến ngày mai.

Gần 30 năm, bà làm việc gần 18 tiếng đồng hồ như vậy nhưng bà bảo: “Không than vãn mà chỉ biết cố gắng bởi xã hội còn nhiều người mưu sinh như mình, cực khổ hơn mình!”.

Số tiền kiếm được từ việc bán vé số, bán xăng mỗi tháng, bà Ba chia làm 3 để lo cho con chữa bệnh, cho cháu được đi học và mình có cái ăn.

Chúng tôi được biết, gần 30 năm bán xăng xe bà Ba cũng đã nhiều lần nhặt được của rơi trả lại người mất. Đã có 4 lần, số tiền bà nhặt được trong ví từ vài trăm đến cả chục triệu đồng nhưng bà đều trả lại.

“Người ta bảo tôi số tiền đó phải có ăn trộm đâu sao không lấy, mình nghèo mình lấy đi cũng như ông trời thương lúc đang cực khổ. Thế nhưng tổ nhủ lòng bảo, người ta mất đau khổ, tìm kiếm khắp nơi, nếu mình cầm đồng tiền mình tiêu có đáng sống làm người mấy chục năm trên đời. Đói cho sạch, rách phải cho thơm mà!”, bà Bà nói.

Khi được hỏi về mong ước của mình, bà Ba mong có sức khỏe để còn tiếp tục công việc bán vé số, bán xăng nuôi cháu ăn học nên người. Như lời bà Ba: Ai giàu ba họ ai khó ba đời có phải không chú! Đời tôi với đời con khổ nhiều rồi vì không được ăn học tới nơi tới chốn, tôi hi vọng đời cháu nó có con chữ mà nên người”.

Let's block ads! (Why?)