Saturday, December 10, 2016

Bản án gây bi thương, tranh cãi

Người cha đó là ông Nguyễn Việt Bửu (SN 1942; ngụ B33, khu Đại An, phường 9, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - BR-VT). Ông Bửu tìm đến cái chết bằng cách nhảy lầu.

Kháng cáo trong nước mắt

Trước khi chết, ông Bửu đã để lại thư tuyệt mệnh, trong đó nói rõ lý do tự tìm đến cái chết để phản đối TAND tỉnh BR-VT.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lyn (con ông Bửu) cho biết ngoài bức thư tuyệt mệnh, ông Bửu còn viết một bức thư khác dài 5 mặt giấy nói lại chi tiết toàn bộ quá trình mua, bán đất xảy ra giữa gia đình ông và nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu Hiệp (SN 1957, ngụ TP Vũng Tàu) và mong được làm rõ nhiều tình tiết để đòi lại công bằng cho gia đình.

Chị Lyn kể trong nước mắt: “Ngày 17-11, sau khi kết thúc phiên tòa, chúng tôi trở về nhà và báo với cha rằng mình đã thua kiện, tòa tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng đất, tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại số tiền hơn 3,5 tỉ đồng cho người đã mua căn nhà, lúc đó cha tôi dường như suy sụp. Ông cứ nhắc đi nhắc lại với tôi rằng tại sao như vậy, nhà mình có đầy đủ giấy tờ mua bán đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người làm chứng. Tại sao có thể thua kiện?”.

Theo chị Lyn, trưa 25-11, khi các con gái đi làm, vợ cùng con trai ở lầu dưới, ông Bửu một mình ở phòng trên và viết thư tuyệt mệnh với những dòng chữ nguệch ngoạc rồi gọi điện cho con gái từ biệt lần cuối. Bà Loan (vợ ông Bửu) nghẹn lời: “Tôi đang ngồi ở dưới thì con gái vừa gọi điện vừa khóc nói lên coi cha bị sao mà gọi nói từ biệt. Khi tôi lên lầu thì không thấy ông đâu. Tôi chạy xuống gọi con trai lên tìm lần nữa, lần này thì con trai hét lên nói rằng ông đã nhảy từ trên lầu xuống. Cả nhà tôi cho đến giờ vẫn chưa hết đau thương”.

Chị Lyn thông tin rằng sau khi đám tang cho cha xong, gia đình đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm lên TAND Cấp cao tại TP HCM yêu cầu xét xử phúc thẩm với lý do “Bản án của tòa sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, đồng thời tòa án không xem xét toàn diện các tài liệu, chứng cứ một cách khách quan nên đã đưa ra quyết định không đúng pháp luật”.

Hiện trường ông Nguyễn Việt Bửu tìm đến cái chết

Lá thư tuyệt mệnh

Quan điểm khác nhau

Theo bản án của TAND tỉnh BR-VT, sau nhiều lần hoãn, ngày 17-11, TAND tỉnh xét xử công khai vụ án dân sự về tranh chấp “Đòi lại tài sản; yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà, đất vô hiệu; yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại căn nhà số 281 và 281/1 Nguyễn An Ninh, phường 6, TP Vũng Tàu giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu Hiệp và bị đơn là ông Nguyễn Viết Bửu, ông Nguyễn Quốc Cường, bà Nguyễn Thị Mỹ Lyn.

Theo đơn khởi kiện, phía ông Hiệp trình bày nguồn gốc đất, nhà đang tranh chấp là của bố mẹ ông Hiệp tạo lập từ năm 1975 và cho gia đình ông Bửu thuê, trả tiền hằng tháng. Đến năm 1982, ông Bửu không trả tiền thuê nhà nữa mặc dù đã nhiều lần gia đình ông Hiệp yêu cầu trả.

Năm 2000, ông Hiệp nhiều lần yêu cầu trả nhà nhưng ông Bửu cứ khất lần. Sau một thời gian, ông Bửu nói bà Vân (em gái ông Hiệp) đã bán căn nhà trên cho ông Bửu từ năm 1980. Tuy nhiên, ông Hiệp hỏi thì bà Vân nói rằng mình không hề bán căn nhà trên.

Về phía bị đơn trình bày rằng tháng 12-1980, ông Bửu đã mua lại căn nhà trên từ bà Vân (theo phía ông Bửu thì thời điểm trên, ông Hiệp vượt biên trái phép nên không có mặt ở địa phương), việc mua bán có giấy tay và người làm chứng.

Đến năm 1982, sau khi ông Bửu trả hết tiền mua nhà, bà Vân tiếp tục làm giấy mua bán chính thức có xác nhận của UBND phường Thắng Nhì. Sau đó, mảnh đất trên được chính quyền địa phương xác nhận chủ quyền. Quá trình sử dụng, gia đình ông Bửu có sửa lại nhà, cho con gái một phần nhỏ và chuyển nhượng toàn bộ nhà, đất cho ông Cường.

Theo đại diện UBND TP Vũng Tàu, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Cường là đúng pháp luật bởi ông Bửu chính là người đứng tên mảnh đất trên. Đại diện UBND tỉnh BR-VT cũng cho biết về nguồn gốc đất trên trước đây là quyền sử dụng của bà Vân. Ngày 30-10-1982, bà Vân lập hợp đồng chuyển nhượng căn nhà, đất trên cho ông Bửu. Căn cứ vào hồ sơ và luật đất đai quy định, UBND tỉnh BR-VT đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bửu là đúng luật.

TAND tỉnh BR-VT lại cho rằng sau khi nghiên cứu các tài liệu, căn cứ vào lời khai của những người liên quan, HĐXX quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hiệp vì nhận thấy bố mẹ ông Hiệp chết không để lại di chúc nên ông Hiệp là người đồng thừa kế với bà Vân; ông Bửu xác định ông Hiệp đã vượt biên nên giao dịch mua bán nhà với bà Vân thì giao dịch trên cũng không hợp pháp vì thời điểm trên ông Hiệp vẫn còn sống và không đồng ý, bà Vân không có quyền thực hiện giao dịch...

Đợi phúc thẩm mới biết đúng - sai

Ông Phan Đức Phương, Chánh Văn phòng TAND tỉnh BR-VT, cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của gia đình ông Nguyễn Việt Bửu và đang làm các thủ tục để chuyển hồ sơ lên cấp phúc phẩm giải quyết theo quy định pháp luật.

Theo ông Phương, giả sử sau này TAND Cấp cao tại TP HCM sửa bản án hoặc hủy bản án sơ thẩm vì lỗi chủ quan do thẩm phán, do HĐXX sơ thẩm thì TAND tỉnh BR-VT mới họp xem lỗi ở đâu, trách nhiệm thế nào.

Let's block ads! (Why?)

Giết vợ rồi dùng đao dài 2m lên sân thượng cố thủ

Ngày 9/12, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết đã bắt giữ Lê Văn Tùng (SN 1986, ở xã Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh) để điều tra hành vi giết người. Theo đó, khoảng 22h ngày 7/12, Tùng bế con là Lê V.G.B (5 tháng tuổi) vào phòng trọ nhỏ của gia đình rồi chốt cửa lại.

Đối tượng Lê Văn Tùng tại cơ quan công an.

Sáng 8/12, Tùng gọi cho vợ là chị Trần Thị Huyền, SN 1986 vào cho con bú. Chị Huyền vào phòng thì Tùng đóng chặt cửa rồi kê giường sát cánh cửa để không cho ai vào.

Thanh đao của Lê Văn Tùng.

Các nhân chứng cho biết, họ nghe thấy tiếng chị Huyền khóc, van xin và mẹ đẻ của Tùng có khuyên can nhưng Tùng không nghe. Gia đình sau đó báo cơ quan công an.

Khoảng 8h sáng cùng ngày, người trong gia đình Tùng đã giằng lại bé trai G.B và đưa ra ngoài. Sau đó, Tùng mở cửa cầm theo thanh đao dài gần 2m dính nhiều máu chạy lên sân thượng cố thủ.

Sau đó, cơ quan công an đã thuyết phục rồi bắt giữ Tùng đồng thời thu giữ thanh đao có dính nhiều máu. Chị Trần Thị Huyền được phát hiện có nhiều vết thương, tử vong trên đường đi cấp cứu.

Lê Văn Tùng từng bị TAND huyện Tiên Du tuyên phạt 2 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy vào năm 2005.

Let's block ads! (Why?)

Sau bữa ăn tập thể, hàng chục người phải cấp cứu

Vụ việc xảy ra sau bữa ăn trưa ngày 9-12, tại Công ty TNHH Hung Way (nằm trong Khu Chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP HCM).

Sau khi được nhập viện điều trị, đến tối 9-12, sức khỏe của nhiều công nhân đã tương đối ổn định.

Trước đó, vào gần 16 giờ, bạn đọc thông tin qua đường dây nóng của Báo Người Lao Động với nội dung nhiều công nhân thuộc công ty trên sau khi dùng cơm trưa (chủ yếu là những người ăn đồ chay) tại khu C, lô R ở Khu chế xuất Tân Thuận thì gặp triệu chứng nôn ói.

Tình trạng này bắt đầu xảy ra vào khoảng 13 giờ 30 phút, ban đầu chỉ vài trường hợp nhưng sau đó liên tiếp có người bị triệu chứng giống nhau nên tất cả được chuyển vào Trung tâm Y khoa Phước An 1 (quận 7) khám trước khi chuyển lên Bệnh viện quận 7.

Sau bữa ăn tập thể, hàng chục người phải cấp cứu - 1

Một số trường hợp tối 9-12 còn đang được điều trị tại Bệnh viện quận 7

Tối cùng ngày, khoa cấp cứu tại Bệnh viện quận 7 thông tin bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp công nhân bị triệu chứng như trên. Những người này được xác định bị ngộ độc thực phẩm nhẹ nhưng may mắn không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ Bệnh viện quận 7 cũng cho hay tính đến tối cùng ngày, một số công nhân đã ổn định sức khỏe và được xuất viện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số người khác đang tiếp tục phải điều trị và dự kiến có thể xuất viện trong ngày mai (10-12).

Let's block ads! (Why?)

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày ‘cà kheo’

Tham gia trình diễn bộ sưu tập chốt show, dàn mẫu sải bước chậm rãi vì trang phục hình khối cầu kỳ. Giày cao gót hơn 30 phân cản trở bước đi của họ trên đường băng 200 m.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Show thời trang thu đông 2016 mang tên Huyền thoại những chiếc đầm đen của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường diễn ra vào tối 9/12, tại TP.HCM. Chương trình có 4 phần giới thiệu 134 bộ cánh tông đen với nhiều chất liệu, phom dáng được thay đổi linh hoạt phù hợp với chủ đề show diễn thứ 9 của nhà tạo mốt 8X.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

134 thiết kế được trình diễn bởi 110 người mẫu, cùng sải bước trên nền nhạc live của nghệ sĩ piano Phó An My, nghệ sĩ trống Trần Xuân Hòa, contrabass Đỗ Hải Nam. Trên nền nhạc đậm chất cổ điển, từng người mẫu bước đi chậm rãi vì trang phục có cấu trúc cầu kỳ, giày cao gót hơn 30 phân khiến bước chân của họ trở nên nặng nề.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Các thiết kế thuộc bộ sưu tập ấn tượng mang đậm chất Avant – Garde, vốn là phong cách yêu thích của cựu giám khảo Vietnam's Next Top Model. 

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Các thiết kế mang ý tưởng không gian với hình khối lạ mắt đưa khán giả đến với thế giới của tương lai, nơi con người ăn mặc theo trí tưởng tượng.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Nhà tạo mốt đã phá vỡ mọi quy tắc của phom dáng trang phục bình thường để tạo nên cái nhìn mới bằng kỹ thuật dựng phom, xử lý chất liệu.   

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Người mẫu không chỉ bị thử thách bởi sự phức tạp của trang phục mà còn với những đôi giày cao như "cà kheo".

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Kết hợp cùng trang phục là những chiếc vương miện tượng trưng cho sức mạnh của nữ quyền. Nhà thiết kế tái khẳng định sức mạnh, tầm ảnh hưởng của thời trang, cái đẹp và giá trị của người phụ nữ.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Chủ nhân show diễn cho hay trang phục ở phần thứ 4 chủ yếu là hình khối, được hình thành từ trí tưởng tượng, nơi hướng đến là tương lai với những điều mới mẻ, lạ lẫm chưa được khám phá.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Khai thác chủ đề tương lai, các thiết kế đều mang âm hưởng của sự mới mẻ, độc đáo và đôi khi "khó hiểu", nhưng tất cả đều hướng đến vẻ đẹp của sự cá tính và độc đáo.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Một trong những thiết kế làm khó người mẫu khi họ di chuyển. Những đôi giày "cà kheo" thử thách bản lĩnh và sự chuyên nghiệp của dàn chân dài tham gia trình diễn bộ sưu tập thứ 4.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Quán quân Vietnam's Next Top Model 2013 – Nguyễn Oanh – gặp khó khăn khi sải bước vì bộ cánh ôm sát phần chân. 

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Trang Khiếu sải bước với thần thái lạnh lùng. Trang phục có kết cấu độc lạ giúp chân dài trở thành điểm nhấn đặc biệt khi di chuyển trên đường băng dài 200 m.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Lê Thúy làm vedette chốt màn bộ sưu tập thứ 4 của show diễn. Cô trình diễn thiết kế chất liệu ren bao phủ trang phục hình khối tròn.

Dàn mẫu nặng nề di chuyển vì trang phục và giày cà kheo

Đỗ Mạnh Cường cho biết anh kỳ vọng show thu đông The Black Little Dress – Huyền thoại những chiếc đầm đen sẽ trở thành một điểm nhấn thú vị trong sự nghiệp 9 năm làm nghề.

Minh Tâm

Ảnh: Kiếng Cận

Theo Zing

Let's block ads! (Why?)

Kinh hoàng kết quả khảo sát nạn quấy rối tình dục

Bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH, cho biết bà cùng đoàn làm việc đã có cuộc khảo sát tại Khu chế xuất Tân Thuận. Bà nói: “Đó là buổi làm việc đầy nước mắt. Dù trong các khu chế xuất có nhiều bảo vệ nhưng một số công nhân nữ đã bị quấy rối nghiêm trọng. Kẻ quấy rối đã tìm thời điểm thích hợp để ra tay. Có kẻ đã xô nữ công nhân ngã xuống đất và khoe “của quý”, bắt buộc họ phải nhìn. Nhiều cô gái đã rất sốc. Nhưng họ im lặng vì xấu hổ. Đến khi được bày tỏ, họ cho thấy đã rất tổn thương”.

Cố tình đụng chạm trên xe buýt

Cũng trong cuộc khảo sát này đối với đối tượng làm nghề mại dâm, mức độ bị quấy rối tình dục nghiêm trọng hơn nhiều, thậm chí họ còn bị bạo lực tình dục. Bà Kim Thanh cho biết nhiều cô gái đã bị khách làng chơi dụ dỗ sử dụng ma túy, xúc phạm, đánh đập và quỵt tiền. Nhưng họ không dám báo công an, họ chỉ im lặng chịu đựng.

Chị NHAL, hiện đang công tác tại Trung tâm Giới ĐH Hoa Sen, cho biết chị thường xuyên đi làm bằng xe buýt. Chị đã nhiều lần bị kẻ xấu cố ý đụng chạm, quấy rối tình dục trên xe buýt và chị cũng chứng kiến người khác bị tương tự. Chị nói: “Tuy rất bức xúc nhưng tôi không biết báo cho tài xế như thế nào, không biết báo cho cơ quan nào để kẻ xấu bị xử lý. Nhiều người chọn cách im lặng vì sợ gặp rắc rối, sợ bị trả thù”.

Đồng ý với chị NHAL, bà Tôn Nữ Ái Phương (khoa Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á, Trường ĐH Mở TP.HCM) nêu ý kiến: “Nhiều tài xế xe buýt khi được phản ánh, họ sợ đối tượng xấu trả thù nên đã…đuổi nạn nhân xuống xe. Phải nâng cao năng lực cho chính nhóm đối tượng bị quấy rối và gia đình họ để xử lý. Hầu hết nạn nhân im lặng khiến vấn nạn này khó giải quyết”.

Những ý kiến trên được trình bày tại hội thảo tham vấn về Chương trình Can thiệp thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái (gọi tắt là chương trình) tại TP.HCM do tổ chức UN Women (Cơ quan của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức ngày 9-12 về vấn đề này.

Đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến cho chương trình. Ảnh: HỒNG MINH

Không buông tha trẻ em

Một sinh viên đã kể cho bà Tôn Nữ Ái Phương biết chuyện một thầy giáo trên 50 tuổi thường xuyên quấy rối, sờ soạng những em học sinh nhỏ, trong đó có bé gái mới 10 tuổi. Sinh viên này đã tiếp cận bé gái nhưng em sợ hãi và không dám nói cho người thân biết. Cô cũng lúng túng không biết nên xử lý như thế nào.

Bà Ái Phương khuyên gia đình tố cáo hành vi này, đồng thời tác động để chính quyền địa phương làm việc với kẻ quấy rối. Tuy nhiên, ông thầy giáo này đã đưa mẹ già hơn 70 tuổi đến nhà nạn nhân năn nỉ, thương lượng bỏ qua. Sau đó, gia đình nạn nhân rút lại đơn tố cáo để “làm phước” cho thầy giáo và cũng để bảo vệ danh dự cho gia đình. Công an phường cho biết không thể xử lý được vì gia đình đã rút đơn tố cáo. Bà Ái Phương đề nghị: “Pháp luật cần lấp đầy những khoảng trống trong vấn đề xử lý tình trạng này. Ngay cả khi nạn nhân rút đơn khiếu nại, tố cáo cũng cần phải có cơ chế xử lý các đối tượng quấy rối”.

Bà Ái Phương cũng đã tìm đến nhiều khu nhà trọ và biết nhiều bé gái bị quấy rối. Nhưng khi báo cho địa phương, họ trả lời các gia đình này không đăng ký tạm trú tại địa phương nên chính quyền không thể quản lý hết. Bà nói: “Cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng còn lỏng lẻo nên người dân chưa lên tiếng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, có thể địa phương cho rằng vấn đề không nghiêm trọng và cần phải giữ điểm thi đua nên họ cho chìm xuồng luôn”. Bà đề nghị chương trình này cần có sự tham gia của nhiều ngành chức năng, đặc biệt là ngành LĐ-TB&XH cần tác động để những khoảng trống trong chính sách phải được điều chỉnh.

UN Women đã hợp tác với trên 20 TP trên thế giới. Chương trình này đã được hợp tác thực hiện ở TP.HCM từ năm 2014 với sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành.

Các TP tham gia chương trình cam kết: Xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách nhằm ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực tình dục ở các không gian công cộng; thay đổi quan niệm và hành vi để thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái được tận hưởng các không gian công cộng không có bạo lực…

_____________________________

Tại sao Chương trình can thiệp TP an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái mà lại có rất ít nam giới tham gia? Nam giới phải tham gia để nâng cao nhận thức xã hội. Tôi cũng đã thấy có nhiều đàn ông Việt Nam hay đi nhậu, đi hát karaoke, họ có thể có hành vi quấy rối hoặc bạo lực tình dục. Nhưng thái độ chung của nhiều người là xem chuyện này bình thường.

Ông BENJAMIN STWANTON, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Úc

Let's block ads! (Why?)

Vì sao phụ huynh tha thứ cho cô giáo dán băng dính vào miệng 6 học sinh?

Hành động bộc phát

Nhiều ngày qua, sự việc cô giáo trẻ Phùng Hồng A ( SN 1992, giáo viên thử việc, đồng thời chủ nhiệm lớp 3A8, Trường Tiểu học Hoàng Liệt) dán băng keo vào miệng 6 học sinh khiến dư luận đặc biệt xôn xao. Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Một bên cho rằng, hành động của nữ giáo viên trẻ tuổi trên là hết sức phản cảm, đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức của một nhà giáo. Phía còn lại có một cái nhìn bớt gay gắt hơn khi cho rằng, việc làm trên của cô giáo tuy sai, nhưng không tới mức quá đáng. Mọi người không nên dựa vào một hành vi nhỏ để đánh giá bản chất của một con người.

Theo báo cáo mà Trường Tiểu học Hoàng Liệt gửi tới Sở GD&ĐT TP Hà Nội và các đơn vị liên quan cho biết, vụ việc đáng tiếc trên xảy ra vào tiết học cuối chiều ngày 23/11. Vào thời điểm trên, do nhiều học sinh trong lớp học gây mất trật tự, nên trong giây phút không kiềm chế được hành vi, cô A đã dùng băng keo dán vào miệng 6 học sinh với mục đích răn đe, cảnh cáo. Khoảng vài phút sau đó, khi cô giáo trẻ trấn tĩnh lại, nhận thức được hành vi của mình là sai nên đã xin lỗi 6 học sinh trước cả lớp. Ngay buổi tối ngày xảy ra vụ việc, cô A đã điện thoại cho Trưởng ban phụ huynh lớp 3A8 cùng phụ huynh của 6 học sinh kể trên để nói lời xin lỗi.

Trường tiểu học nơi xảy ra sự việc đáng tiếc. Ảnh: Xuân Thắng

Mặc dù nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ phía cha mẹ học sinh trong lớp, nhưng sau vụ việc trên, cô A nhận thấy việc làm của mình không đúng mực nên đã chủ động gửi đơn xin thôi việc lên Ban Giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học Hoàng Liệt vào sáng ngày 24/11. Tới buổi chiều cùng ngày, BGH nhà trường đã tổ chức cuộc họp khẩn yêu cầu cô A rút ra bài học cho bản thân, nghiêm túc thực hiện quy chuẩn đạo đức nhà giáo. Kết thúc buổi họp, BGH nhà trường cũng đồng ý với nguyện vọng xin nghỉ việc dạy thử của nữ giáo viên này.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt thông tin, cô Phùng Hồng A tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hải Dương, bắt đầu thử việc tại trường từ tháng 9/2016. Trong số 9 giáo viên trẻ đang thử việc tại trường, cô A được đánh giá có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp khá ổn.

Do đặc thù của nhà trường, học sinh cũng như số lớp năm học 2016 - 2017 tăng đột biến, đội ngũ giáo viên biên chế của trường không đáp ứng đủ, nên đã phân công cô A tạm thời chủ nhiệm lớp 3A8. Trong quá trình công tác tại trường, cô A nhận được rất nhiều cảm tình từ các bậc phụ huynh bởi sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc, phong cách ăn mặc lịch sự, chuẩn mực. Nói về sự việc xảy ra vào chiều 23/11, bà Hạnh cho rằng đấy là hành động bộc phát, nhất thời của cô A do còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Phụ huynh cùng ký đơn đề nghị tha thứ cho cô giáo trẻ. Ảnh: Xuân Thắng

Cần một cái nhìn cảm thông hơn từ dư luận

Là phụ huynh của một trong 6 học sinh bị cô A dán băng keo vào miệng, chị Lưu Hằng Nhung đã chia sẻ hết sức nhân văn: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, phụ huynh học sinh bàn bạc đã thống nhất phương án giải quyết tốt nhất là bỏ qua cho hành động bộc phát của cô A. Nhưng đồng thời, Ban phụ huynh học sinh cũng đã có những lời nhắc nhở cô, cái gì nên và không nên khi đứng ở cương vị của mình. Khi nghe những lời góp ý qua điện thoại của phụ huynh, cô A cũng đã bật khóc và hứa sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc để không bao giờ tái phạm những hành động tương tự như thế nữa.

Chia sẻ về những ấn tượng đối với cô A, chị Nhung cho biết rằng cô hết sức quan tâm tới học sinh, nhiệt tình trong mọi hoạt động của lớp.

Theo chị Nhung, ấn tượng về cô A trong mắt các bậc phụ huynh lớp 3A8 là rất tốt. Chính vì vậy, khi sự việc trên xảy ra, mọi người cũng hiểu phần nào, thông cảm và chia sẻ cho những áp lực mà nữ giáo viên này đã gặp phải trong hoàn cảnh đó. Đã là con người, ai cũng có thể mắc phải những khuyết điểm. Điều quan trọng là sau những lần vấp ngã đấy, họ biết đứng lên để sửa chữa hành vi của mình. Chúng ta không nên có một cái nhìn quá nặng nề, chỉ dựa vào một việc làm cụ thể để đánh giá bản chất của một con người. Bởi khi đó mình vô tình đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Vẫn theo chị Nhung, sau khi thống nhất, cuối giờ chiều 8/12, Ban phụ huynh học sinh lớp 3A8 tới Trường Tiểu học Hoàng Liệt để gửi lên BGH bức tâm thư liên quan tới trường hợp của cô giáo Phùng Hồng A. Nội dung chính của bức tâm thư là tha thứ cho hành động bộc phát của nữ giáo viên trẻ. Tạo điều kiện để cô A có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình. Mong muốn lớn nhất của các phụ huynh là nữ giáo viên trẻ được quay trở lại trường để tiếp tục công việc giảng dạy.

Thông tin thêm với PV Báo GĐ&XH, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt cho biết: Sau khi vụ việc xảy ra, BGH nhà trường cũng đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ cũng như nguyện vọng của các bậc phụ huynh lớp 3A8 là mong cô giáo Phùng Hồng A quay lại trường tiếp tục công tác. Tuy vậy, quan điểm của nhà trường vẫn là đồng ý cho nữ giáo viên này xin nghỉ thử việc. Bà Hạnh nói: “Bản thân cô A còn quá trẻ. Chúng ta nên cho cô ấy một khoảng thời gian để nhìn nhận lại bản thân, tìm cách khắc phục những hạn chế mà mình còn tồn tại. Trong tương lai, Trường Tiểu học Hoàng Liệt vẫn sẽ mở rộng cửa đối với cô A nếu cô thực sự biết sửa chữa bản thân mình”.

Let's block ads! (Why?)

Hàng chục công nhân KCX bị ngộ độc sau bữa cơm trưa

Thông tin ban đầu, sau bữa ăn trưa tại công ty TNHH H. W., trong khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) ngày 9-12, nhiều công nhân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Nhiều người có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; món ăn những công nhân này sử dụng chủ yếu là món chay.

Sau quá trình theo dõi, điều trị tích cực, nhiều công nhân đã ổn định sức khỏe.

Ngay sau đó, các công nhân nói trên đã được đưa vào Trung tâm Y khoa Phước An 1 gần đó sơ cấp cứu và tiếp tục được chuyển lên bệnh viện quận 7 để điều trị.Theo khoa cấp cứu bệnh viện quận 7, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 công nhân trong tình trạng ngộ độc nhẹ với triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, không nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện sau quá trình điều trị tích cực, trong chiều và tối ngày 9 tháng 12, nhiều công nhân đã ổn định sức khỏe, được xuất viện ra về. Hiện vẫn còn hơn 10 công nhân đang được điều trị, có thể xuất viện trong tối nay và ngày mai.

Let's block ads! (Why?)