Sunday, December 4, 2016

Cô gái miền Tây bị chồng câm, điếc bạo hành ở Trung Quốc đã trở về

Ngày 4/12, bà Đào Thị Ngọc Trang (SN 1967, ngụ ấp Điền Hòa, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) cho biết, con gái út của bà là chị Liêu Thị Mộng T. (23 tuổi) đã được giải cứu trở về quê an toàn đoàn tụ cùng gia đình.

“T. đã lén trốn thoát khỏi nhà chồng và được một số người Việt sống ở Trung Quốc giúp đỡ bắt xe đò sang biên giới trở về nước”, bà Trang rưng rưng.

Ảnh cưới giữa chàng trai Trung Quốc bị câm, điếc với T. được tổ chức vào ngày 4/2/2016.

Như báo Người Đưa Tin phản ánh trước đó, bà Trang trình bày với PV, vào ngày 4/2/2016, qua mai mối, T. chấp nhận làm vợ người đàn ông Trung Quốc 28 tuổi, người đàn ông này bị câm, điếc bẩm sinh và nhận được 50 triệu đồng. Lúc đầu, mọi người thân trong gia đình đều phản đối, nhưng vì nghèo khó nên T. đành nhắm mắt làm liều.

Căn nhà lá lụp xụp của gia đình T.

Tuy nhiên, khi rước T. về Trung Quốc làm dâu là kể từ đó T. phải nhận lấy những trận đòn vô cớ đến thừa sống thiếu chết. Việc T. thường xuyên bị chồng này bạo hành đều được T. điện thoại về quê nhà kể lại cho cha mẹ nghe và mong được về nước nhưng không biết phải làm cách nào.

Được biết, T. chỉ được học đến hết cấp 2 rồi nghỉ, sau đó đi làm thuê. Hiện ngành chức năng tại địa phương đã tìm đến động viên T. và gia đình.

Let's block ads! (Why?)

"Nữ quái" giả bệnh nhân tốt bụng để trộm tài sản ở bệnh viện

Ngày 4.12, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đang điều tra làm rõ hành vi trộm cắp tài sản đối với Phùng Thị Bình Minh (32 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội).

Theo điều tra ban đầu của Công an quận Đống Đa, ngày 28.11, Minh lang thang ở Hà Nội tìm việc làm nhưng không được. Người phụ nữ 32 tuổi nảy sinh ý định vào Bệnh viện Nhi Trung ương (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) nhằm mục đích tìm người sơ hở để trộm cắp tài sản.

Minh vờ làm người đi khám bệnh rồi vào khu chờ chụp X-Quang của bệnh viện ngồi quan sát, tìm "con mồi".

Đối tượng Phùng Thị Bình Minh.

Sau đó, chị Đỗ Thị Mai (28 tuổi ở quận Đống Đa) bế con nhỏ, tay xách 1 túi nilon, bên trong có một số đồ vật có giá trị tới khoa X-Quang khám.

Chị Mai nhờ Minh vào phòng giữ con giúp để chụp X-Quang. Minh nhận lời và nhiệt tình giúp đỡ.

Tuy nhiên, khi xong việc, lợi dụng lúc chị Mai mặc quần áo cho con, Minh thò tay lấy trộm chiếc điện thoại iPhone 5 trong túi đồ của chị Mai.

Cuỗm được tài sản, Minh nhanh chóng lẻn ra khỏi phòng. Nhưng khi vừa chạy được vài bước, Minh bị lực lượng 142, Công an TP.Hà Nội bắt giữ cùng tang vật.

Let's block ads! (Why?)

Sao Việt nói gì về những cuộc hôn nhân siêu ngắn ngủi của mình

Ngay sau khi lên tiếng đã kết thúc cuộc hôn nhân với chồng già chỉ sau 2 tuần sau đám cưới diễn ra linh đình, hoành tráng tại một khách sạn 5 sao ở TP.HCM, Thu Vân đã khiến mọi người thực sực sốc. Có thể nói đây là cuộc ly hôn ngắn ngủi nhất trong lịch sử showbiz Việt.

"Tôi và chồng mâu thuẫn từ cách ứng xử đến suy nghĩ. Sau đám cưới một tuần, tôi đã nảy sinh ý định muốn chia tay. Đến bây giờ, tôi mới cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân" - cô tâm sự.

Ưng Đại Vệ vừa trở lại showbiz sau một thời gian dài vắng bóng với một cô con gái nhỏ đáng yêu.

Nam ca sĩ cho biết anh và vợ cũ đến với nhau vào năm 2010 và chia tay không lâu sau đó (năm 2011) khi con gái vừa chào đời. Suốt 3 năm qua, anh đã sống trong cảnh gà trống nuôi con, tự mình lên mạng tìm kiếm, học hỏi những kiến thức chăm sóc con cái. Cũng nhờ vậy mà những công việc hàng ngày của bé như pha sữa, thay tã, ru con ngủ,.. đều được nam ca sĩ làm thuần thục.

Vụ ly hôn giữa Kim Hiền và DJ Hoàng Phong có thể nói là gây sốc nhất trong làng giải trí. Sau 6 năm yêu nhau và có một cậu con trai, cặp đôi mới chính thức làm lễ cưới. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau đám cưới, Kim Hiền buồn bã công bố thông tin vợ chồng cô đã chia tay. Lý do là DJ Hoàng Phong công khai ngoại tình với một cô gái khác.

"Khi ở vào hoàn cảnh này, tôi thấy thông cảm hơn với mẹ mình. Ai cũng ao ước có cuộc sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long với người đàn ông mình chọn làm chồng, nhưng mỗi người một hoàn cảnh. Nếu không còn yêu thương nhau thì tìm sự chia tay là lối thoát tốt nhất cho cả hai" - người đẹp chia sẻ về hôn nhân tan vỡ.

Yêu nhau trong thời gian khá lâu và cùng trải nhiều qua sóng gió thì cặp đôi quyết định kết hôn và có một đứa con chung. Tuy nhiên, cuộc tình nhiều năm chia ngọt sẻ bùi của Thái Hòa và Cát Phượng nhanh chóng kết thúc sau 2 năm sống chung mái nhà.

Chị khẳng định: “Giữa tôi và Thái Hòa có điều gì đó khiến chúng tôi không thể chung sống được. Tôi biết rằng bé Gấu là người phù hợp với Thái Hòa. Cuộc sống của tôi bây giờ rất tốt nên khi nhìn lại cuộc ly hôn với Thái Hòa, tôi không buồn. Tôi còn thấy đó biết đâu lại là điều may mắn nữa, chứ sống chung tới bây giờ chắc gây lộn hoài vì mỗi người một tính”.

Nữ danh hài cũng cho biết tuy đã cảm thấy mọi chuyện nhẹ nhàng hơn, nhưng cuộc ly hôn đó đã trở thành 1 bước ngoặt lớn trong cuộc sống của chị, khiến chị không bao giờ muốn lặp lại 1 lần nữa.

Đan Lê và Xuân Tùng nhận được nhiều lời chúc phúc và sự ngưỡng mộ khi gắn bó với nhau bằng đám cưới hạnh phúc. Thế nhưng Đan Lê và Xuân Tùng cũng chỉ gắn bó với nhau được 2 năm sau khi kết hôn.

"Khi đến với nhau ai cũng muốn dài lâu và những điều tốt đẹp nhưng có rất nhiều lý do khiến hai người không còn phù hợp. Cách tốt nhất là thẳng thắn đối diện với thực tế để tìm ra con đường sáng hơn. Tôi nghĩ đến giờ cả hai đều đạt được mục đích đó và giữ được cho nhau sự tôn trọng cần thiết" - Đan Lê chia sẻ về cuộc hôn nhân ngắn ngủi.

Năm 21 tuổi khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, thời điểm còn quá sớm để lấy chồng với một ca sỹ thì Hiền Thục tuyên bố kết hôn với trưởng nhóm Sài Gòn Boys Tuấn Thăng. Một thời gian không lâu sau cô mang bầu nhưng tình cảm giữa cô và Tuấn Thăng tan vỡ.

Một thời gian sau khi sinh con xong Hiền Thục quay trở lại showbiz với biết bao điều tiếng người hâm mộ vẫn tò mò muốn biết thực hư của cái nguyên nhân khiến cô phải một mình vật lộn với cuộc sống để nuôi con. Cô tâm sự: "Một mối tình dù đẹp cũng đến lúc phải kết thúc. Tôi dám yêu, dám chấp nhận. Bây giờ tôi không còn non trẻ nên suy nghĩ cũng khác. Giữa tôi và Tuấn Thăng đã kết thúc. Tôi không thuộc tuýp người kể lể, nhưng cũng biết mình không hẳn đã đúng hoàn toàn".

Ngày 21/9/2007, đôi trai tài gái sắc Quang Dũng - Jennifer Phạm đã chính thức tổ chức đám cưới. Chàng là một ca sĩ nổi tiếng còn nàng là Hoa hậu Châu Á tại Mỹ, được xem là “Đám cưới đình đám nhất làng giải trí Việt” năm 2007. Tuy nhiên sau gần 3 năm chung sống sống hạnh phúc và có với nhau cậu con trai Bảo Nam thì cặp đôi đã đường ai nấy đi.

Trả lời trên báo chí chỉ duy nhất có một câu Jennifer Phạm thừa nhận: "Có thể quyết định kết hôn với Quang Dũng là vội vã. Tôi và Dũng quen nhau một thời gian khá ngắn đã đi đến hôn nhân...".

Let's block ads! (Why?)

Vung dao đoạt mạng đồng nghiệp vì bị chê chậm chạp

Tin tức an ninh hình sự ngày 3/2, Công an tỉnh Cà Mau vừa bắt tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Vũ Trường Giang (17 tuổi, ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) để điều tra về hành vi "Giết người".

Nạn nhân là Cao Văn Vũ (25 tuổi, ngụ huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) - đồng nghiệp, hành nghề đánh bắt thủy sản trên biển chung tàu với với đối tượng.

(Ảnh minh họa)

Theo nguồn tin trên, tối 28/11, trong lúc đang phân loại thủy sản trên ghe cào, do thấy Giang làm chậm nên Vũ nói vui với nội dung chê Giang làm việc chậm chạp nhưng đối tượng bực tức trả lời lớn tiếng dẫn đến cãi nhau. Trong lúc đang cự cãi, Giang bất ngờ rút dao định đâm đối phương nhưng được đồng nghiệp khác can ngăn.Tưởng đâu mọi việc đã êm xuôi nên ai vào việc nay. Tuy nhiên, một lúc sau, Giang dùng hung khí bất ngờ lao tới đâm vào ngực anh Vũ khiến nạn nhân thiệt mạng ngay trên biển.

Các ngư phủ cùng tàu cho biết, sau khi gây án mạng, đối tượng bị các bạn đi cùng tàu khống chế đưa vào đất liền báo công an. Lập tức, đối tượng bắt tạm giam.

Sau khi hoàn tất các thao tác nghiệp vụ điều tra, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho người nhà lo hậu sự.

Let's block ads! (Why?)

Người tâm thần nhăm nhe gây họa

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có gần 6.000 trường hợp mắc bệnh tâm thần. Thế nhưng, chưa đầy 20% trong số này được điều trị tại các trung tâm, bệnh viện (BV) tâm thần.

80% người tâm thần ở cộng đồng

Trong khi đó, theo thống kê của BV Tâm thần tỉnh Quảng Nam, gần 7.500 người ở tỉnh này mắc bệnh tâm thần. Bác sĩ (BS) Võ Quang Thiều, Giám đốc BV Tâm thần tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh dù số lượng nhiều như vậy nhưng BV chỉ có thể điều trị nội trú thường xuyên cho khoảng 100 người. Ngoài 200 người bệnh khác đang được chăm sóc ở Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần của tỉnh thì số còn lại hiện điều trị ngoại trú ở cộng đồng.

Dù nói là điều trị ngoại trú nhưng hầu như các bệnh nhân ở cộng đồng không được sử dụng thuốc thường xuyên. Nếu không có thuốc, các bệnh nhân rất dễ tái phát bệnh nên tình trạng người tâm thần gây họa cho cộng đồng trong thời gian qua là điều dễ lý giải.

Theo BS Thiều, trước đây, các bệnh nhân ở cộng đồng được cấp thuốc theo chương trình mục tiêu quốc gia nhưng gần đây, chương trình này không còn trong khi BV không có kinh phí. Việc duy trì mạng lưới cộng tác viên ở cộng đồng và cấp thuốc cho người bệnh cũng gặp khó.

Ở Nghệ An, toàn tỉnh có gần 14.000 đối tượng liên quan đến các dạng khuyết tật thần kinh tâm thần đang được điều trị ngoại trú. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ thảm sát do người tâm thần gây ra. Từ tháng 10-2015 đến tháng 7-2016, tỉnh này xảy ra gần 20 vụ trọng án liên quan đến người tâm thần.

Riêng tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), ông Bùi Thế Hùng, giám đốc viện, cho hay hiện nơi đây có gần 400 bệnh nhân là can phạm đang phải điều trị bắt buộc dưới sự quản lý của cả công an, viện kiểm sát. Đây là nơi điều trị bệnh bắt buộc và cũng là cơ sở giám định tâm thần, làm rõ hành vi của bị can trong quá trình gây án.

Người tâm thần nhăm nhe gây họa - 1

Hiện trường vụ án mạng tại Hà Giang

Người tâm thần nhăm nhe gây họa - 2

Nghi phạm Phù Minh Tuấn bị lực lượng chức năng bắt giữ Ảnh: Đoàn Tuấn

Chưa quy trách nhiệm cụ thể

Gần đây, nhiều vụ trọng án đã xảy ra, không ít người bỗng mất mạng chỉ vì đối tượng thực hiện hành vi đang mắc bệnh tâm thần.

Mới đây nhất, ngày 1-12, Công an tỉnh Hà Giang đã bắt giữ Phù Minh Tuấn (SN 1984; trú tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình). Nghi phạm đã sát hại bố ruột và 3 người thân trong gia đình. Đáng chú ý, nghi phạm Tuấn có tiền sử mắc bệnh tâm thần nặng. Cuối năm 2014, Tuấn đã ra tay giết chính con ruột của mình. Sau đó, cơ quan chức năng đã đưa Tuấn đi điều trị bắt buộc tại BV Tâm thần trung ương (Hà Nội). Ngày 7-7, Tuấn được BV kết luận đã khỏi bệnh nên cho xuất viện về địa phương và tiếp tục gây ra án mạng.

Trước hàng loạt vụ thảm sát do người tâm thần gây ra, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, cho biết ông đã gặp nhiều trường hợp các bị can, bị cáo là người bị bệnh tâm thần hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, gây ra hậu quả chết người hết sức đau lòng và thương tâm. Tuy nhiên, đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cá nhân, cơ quan nào có trách nhiệm đưa người mắc bệnh tâm thần đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị khi họ chưa phạm tội.

Theo luật sư Thơm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2011/NĐ-CP về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Việc bắt buộc chữa bệnh này chỉ áp dụng trong phạm vi tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

“Như vậy, trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám điều trị phải dựa trên sự tự nguyện của gia đình. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, sự e ngại không muốn cho mọi người biết có người nhà bị bệnh tâm thần. Điều này khiến nhiều người hết sức lo lắng về việc quản lý người bị bệnh tâm thần trong xã hội, đặc biệt sau các vụ trọng án gần đây” - luật sư Thơm băn khoăn.

Trong khi đó, BS La Đức Cương - Giám đốc BV Tâm thần trung ương, Trưởng Ban Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu y tế quốc gia - khẳng định Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo về quản lý bệnh nhân tâm thần. Dự thảo sẽ quy định cụ thể về các dấu hiệu nguy hiểm bắt buộc phải nhập viện điều trị. Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc tham gia đưa người tâm thần đi điều trị bắt buộc. Chính vì không có quy định cụ thể về trách nhiệm nên có thể chính quyền địa phương cũng “không dám” ép người tâm thần đi BV khi họ tái phát bệnh.

“BV cũng đã một vài lần giúp gia đình đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trị theo yêu cầu. Tuy nhiên, mẹ đồng ý mà vài người trong gia đình hoặc chính bệnh nhân không đồng ý. Sau đó, họ quay sang kiện BV về việc lấy văn bản nào, quy định nào để cưỡng ép họ đi điều trị…” - BS Cương dẫn chứng.

Với khoảng 80% bệnh nhân tâm thần mạn tính được quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng thì vẫn có tới 50% hay tái phát, 25%-30% thỉnh thoảng tái phát. Vì vậy, theo BS Cương, các gia đình khi thấy người thân có dấu hiệu phát bệnh tâm thần hoặc đã bị bệnh và tái phát bệnh thì cần sớm đưa người bệnh đi khám, điều trị. Càng sớm điều trị, người bệnh càng chóng ổn định và tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn càng cao, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Người giám hộ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường

Khi người tâm thần gây ra án mạng, theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, thì căn cứ điều 104 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sau đó, cơ quan chuyên môn sẽ đưa nghi can đi giám định về thần kinh để xác định năng lực điều khiển hành vi. Kết luận giám định sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Thứ nhất, nếu nghi can bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”. Tuy nhiên, hành vi phạm tội sẽ được giảm nhẹ một phần hình phạt do bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức điều khiển hành vi.

Thứ hai, nếu nghi can bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra và chuyển hồ sơ cho VKSND cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh rồi bàn giao cho gia đình và địa phương.

Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự đã quy định rõ: Khi người bị bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì phải được tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó trở thành người giám hộ và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra theo điều 606 Bộ Luật Dân sự.

Thượng tá Đặng Văn Nam, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi:

Án mạng xảy ra, khó xử lý

Thời gian qua, có nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến người tâm thần ở Quảng Ngãi. Do chưa có quy định, chế tài bắt buộc người bị tâm thần đi chữa bệnh khi chưa gây án nên nhiều vụ án dù nghiêm trọng nhưng khó xử lý. Người thân cứ để người bệnh tâm thần sống chung với cộng đồng, rất nguy hiểm đối với người xung quanh.

Ông Lê Tấn Phùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa:

Thiếu một chỉ huy

Ngành y tế sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để điều trị những trường hợp bị bệnh tâm thần lang thang cơ nhỡ. Điều quan trọng là tổ chức nào đứng ra tập hợp những người này lại để đưa đi chữa trị? Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp với ngành lao động - thương binh - xã hội, các trung tâm bảo trợ trẻ em, người lang thang cơ nhỡ và nhất là sự quản lý của chính quyền địa phương có người tâm thần sinh sống.

Bác sĩ Võ Quang Thiều, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam:

Lỗi của gia đình

Khó khăn nhất đối với người bị tâm thần chính là sự bỏ mặc không chỉ của xã hội mà của cả gia đình. Nhiều bệnh nhân được đưa đến BV rồi bỏ mặc, không ai quan tâm; đến khi điều trị đỡ bệnh thì không có người thân đến nhận, họ đành phải đi lang thang ngoài xã hội rồi lại tái phát. Ngoài những bệnh nhân gây án bắt buộc phải điều trị thì chưa có luật nào bắt buộc các bệnh nhân phải điều trị. Bởi vậy, nhiều trường hợp điều trị chưa đến đâu thì gia đình xin về nhà, BV có thuyết phục cũng chẳng được

Bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP Đà Nẵng:

Bệnh viện cũng khổ sở

Hiện tại, các cơ sở điều trị người tâm thần gặp nhiều khó khăn. Đối với các bệnh nhân này thì việc chăm sóc và điều trị rất phức tạp do họ hung hãn, không hợp tác. Không ít lần bệnh nhân gây thương tích cho cán bộ y tế. Đưa ra ngoài xã hội thì các bệnh nhân này gây nguy hiểm cho cộng đồng, ở BV thì phá phách, đánh cán bộ y tế nên chúng tôi điều trị rất khổ sở.

Let's block ads! (Why?)

Con có nguy cơ tật nguyền, sản phụ tố do bác sỹ chủ quan

Ngày 2/12, PV báo Người Đưa Tin nhận được phản ánh của người nhà chị Trần Thị Thảo Tâm (SN 1995), trú ở khóm Ngã Tư, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) về việc con chị đang nguy kịch và có nguy cơ bị tật nguyền suốt đời, do sự chủ quan của một số y bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị.

Theo đơn thư, sáng sớm ngày 14/11 vừa qua, gia đình đưa chị Tâm đến BVĐK tỉnh Quảng Trị để sinh con. Đến 8h cùng ngày, chị Tâm được đưa vào phòng khám Sản của Khoa Phụ sản và được bác sĩ Lê Thị Tú Linh (BS.CK1) khám. Tại đây, chị Tâm có trình bày với bác sĩ rằng trước đó đã khám tại cơ sở và kết quả thai nhi lớn, nặng khoảng 4 kg trở lên, được tư vấn nên sinh mổ, sinh thường sẽ nguy hiểm. Do vậy, gia đình xin được sinh mổ để tránh rủi ro.

Tuy nhiên, theo lời chị Tâm, sau khi nghe chị trình bày, bác sĩ Linh liền phản ứng: “Sao mà mổ, đẻ thường được thì cứ đẻ, chưa biết chi mà xin mổ”. Ngay sau đó, bác sĩ Linh làm bệnh án và hướng dẫn gia đình đến gặp bác sĩ Trần Đình Lực.

Người nhà sản phụ Trần Thị Thảo Tâm trình bày sự việc với PV.

Cũng theo lời người nhà sản phụ Tâm, tiếp đó, bác sĩ hướng dẫn chị Tâm vào phòng siêu âm, kết quả thai nhi nặng 4,3 kg. Lúc này, gia đình tiếp tục xin bác sĩ cho sản phụ sinh mổ nhưng bác sĩ Lực nói: “Thai thuận đẻ được, gia đình yên tâm”.

Cũng theo lời của gia đình, khi lên bàn đẻ, chị Tâm nói: “Cho em được mổ, em yếu, đẻ thường không được”, nhưng bác sĩ không hề để ý. Đến 12h cùng ngày, chị Tâm đau bụng và được 4 cô nữ hộ sinh đỡ đẻ. Khoảng 15 phút sau, các hộ sinh lúng túng chạy đi gọi bác sĩ đến. Bác sĩ Lực và bác sĩ Linh lúc ấy mới chạy tới, tiến hành hô hấp, tiêm thuốc cho sản phụ rồi tiếp tục đỡ đẻ.

Lúc sau, bé gái được sinh ra nặng 4,8kg nhưng bị các biến chứng rất nghiêm trọng: gãy xương đòn, tràn dịch màng phổi (xẹp phổi), viêm phổi, liệt cơ hoành, gan đẩy lên cao, tổn thương thần kinh cánh tay phải và không cử động được. Cháu bé lập tức được chuyển đến phòng cấp cứu, phải thở bằng máy, được chăm sóc, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

“Trước khi nhập viện để sinh, tôi không có biểu hiện bất thường nào nhưng sinh xong thì hậu quả như vậy. Giờ nhìn cháu là không thể kìm lòng, không biết tương lai sau này của con tôi sẽ thế nào. Gia đình rất sợ hậu quả để lại di chứng, tàn tật, khi ấy ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự việc này?”, chị Tâm bức xúc nói.

Sự việc xảy ra, gia đình chị Tâm đã 2 lần gửi đơn kiến nghị lên Ban Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Trị, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của y bác sĩ trong việc trẻ sơ sinh bị nhiều biến chứng nghiêm trọng, đang rất nguy kịch nhưng mãi đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, nơi xảy ra sự việc.

Theo trình bày của mẹ chồng chị Tâm, ngày 30/11, đại diện y bác sĩ Khoa Phụ sản đã đến hỗ trợ gia đình chị Tâm 30 triệu đồng để lo chi phí, ăn ở nếu phải chuyển cháu bé đến bệnh viện tuyến trên để điều trị.

Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, BS.CKII Trương Xuân Nhuận, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Trị cho biết: Ban Giám đốc bệnh viện đã nhận được đơn của người nhà sản phụ Trần Thị Thảo Tâm. Giám đốc bệnh viện đã cho thành lập hội đồng chuyên môn để tìm ra nguyên nhân.

“Tuy nhiên, hội đồng chưa họp được là vì trước mắt, chúng tôi đang dồn hết sức lực, tâm huyết tập trung cứu chữa cho cháu bé”, bác sĩ Nhuận cho hay.

Bác sĩ Trương Xuân Nhuận thông tin thêm: Theo báo cáo và xác minh ban đầu, sự việc có thể là do xảy ra tai biến sản khoa. Cụ thể là tai biến kẹp vai. Bình quân trên thế giới cứ 100 ca có 1 ca kẹp vai. Nếu xảy ra biến chứng này thì nguy cơ xảy ra biến chứng cho cả mẹ lẫn con và bác sĩ có thể xử lý bằng cách chỉ định cho sinh mổ hoặc sinh thường.

Trường hợp của sản phụ Tâm, thai to nhưng xương chậu không bất thường nên bác sĩ đã cho sinh thường. Lúc đẻ, thấy đầu thai nhi dễ dàng lọt nên bác sĩ nghĩ sẽ suôn sẻ nhưng sau đó bị kẹp vai dẫn đến hậu quả trên.

“Về việc y bác sĩ tham gia ca đỡ đẻ hôm đó đúng hay sai, sau khi hội đồng chuyên môn họp sẽ biết kết quả. Nếu có sai sót chuyên môn, nghiệp vụ, y đức, bệnh viện chúng tôi sẽ có hướng xử lý kỷ luật những người liên quan”, bác sĩ Nhuận khẳng định.

Let's block ads! (Why?)

Tiến Dũng giúp Lê Hoàng cầu hôn Việt Huê

Những hình ảnh đầu tiên trong MV "Anh muốn" của boyband hàng đầu Việt Nam đã được hé lộ. Đây cũng là ca khúc mà thành viên The Men - Lê Hoàng cầu hôn nữ diễn viên Việt Huê. 

"Anh muốn" là một sáng tác mới của nhạc sĩ Bảo Thạch, được Lê Hoàng lựa chọn làm ca khúc cầu hôn Việt Huê sau nhiều năm yêu và gắn bó cùng nhau. Anh chia sẻ: "Những gì Bảo Thạch viết trong "Anh muốn" cũng là mong muốn của tôi bấy lâu nay. Tôi luôn muốn có thể đưa Huê đi khắp nơi, khám phá những miền đất mới, thử những món ăn mới, cùng chia sẻ những khoảnh khắc bên nhau. Điểm cuối cùng của hành trình chính là đám cưới và tổ ấm của hai đứa". 

Khi những thông tin đầu tiên về MV "Anh muốn" xuất hiện, người hâm mộ vẫn đinh ninh Lê Hoàng và Việt Huê sẽ đảm nhận vai chính. Tuy nhiên, những hình ảnh đầu tiên lại cho thấy Lê Hoàng chỉ xuất hiện với tư cách một ca sĩ còn Tiến Dũng mới là người đảm nhận tuyến vai chính của MV. Anh sánh đôi cùng một nữ diễn viên rất xinh đẹp.

Hình ảnh hậu trường còn cho thấy Tiến Dũng không ngại làm bạc tóc, đeo râu giả... hóa trang thành một ông già trong MV ca khúc cầu hôn của Lê Hoàng. 

Tiến Dũng là bạn thân và cũng là người đồng hành cùng Lê Hoàng suốt nhiều năm qua trên con đường ca hát. Anh hiểu và chứng kiến toàn bộ cuộc tình của bạn thân cùng nữ diễn viên Việt Huê. Thế nên chắc chắn, Tiến Dũng sẽ có nhiều cảm xúc khi thể hiện vai chính trong MV "Anh muốn" - ca khúc rất đặc biệt đối với Lê Hoàng và Việt Huê. 

MV "Anh muốn" sẽ chính thức ra mắt người hâm mộ vào đầu tuần sau. 

Let's block ads! (Why?)