Saturday, December 3, 2016

Hàng nghìn ảnh nude các cô gái dùng để...thế chấp vay nợ rò rỉ trên mạng

Những cô gái trẻ, chủ yếu là sinh viên đại học ở Trung Quốc đã bị yêu cầu gửi ảnh khỏa thân, tay cầm thẻ căn cước để làm vật thế chấp vay nặng lãi. Hình thức này đã được truyền thông nước này đưa tin từ đầu năm 2016. 

Các cô gái, chủ yếu là sinh viên phải chụp ảnh khỏa thân, tay cầm thẻ căn cước để gửi cho chủ nợ

Huanqiu.com, chuyên trang của Nhân Dân Nhật Báo đưa tin, một tập tin nén dung lượng 8GB chứa hơn 1.000 bức ảnh khỏa thân của các cô gái trong độ tuổi 19 đến 23 bị rò rỉ và chia sẻ rầm rộ trên mạng. 

Theo báo cáo của Huanqiu, những bức ảnh khỏa thân này được phát tán từ một hệ thống cho vay qua mạng mang tên "Jiedaibao". Tuy nhiên, hiện thủ phạm trực tiếp phát tán nó lên mạng internet vẫn chưa rõ ràng. 

File dữ liệu gồm hàng nghìn bức ảnh khỏa thân kèm theo địa chỉ, số điện thoại của các cô gái bị phát tán trên mạng internet

Khi được giải nén, tập dữ liệu không chỉ chứa những bức ảnh khỏa thân mà còn tên tuổi, thậm chí có cả địa chỉ liên lạc của những cô gái trong danh sách. 

Được biết, những người vay tiền tại trang web này sẽ buộc phải gửi ảnh nóng, thông tin địa chỉ, thẻ sinh viên đến người cho vay để làm tín. thậm chí các con nợ còn bị yêu cầu phải quay clip nóng gửi cho chủ nợ. 

Hàng nghìn ảnh khỏa thân của các cô gái đã bị rò rỉ 

Phí lãi cho các dịch vụ vay tiền là 30%. Nếu không trả đúng hạn, những hình ảnh này sẽ được gửi đến tay thân nhân, bạn bè của người vay nặng lãi.

Hiện cảnh sát Trung Quốc đang vào cuộc để tìm ra những kẻ phát tán tệp hình ảnh này lên mạng. 

Let's block ads! (Why?)

Tận diệt "thần dược" cỏ máu

Tận diệt "thần dược" cỏ máu - 1

Cỏ máu gùi ra khỏi rừng ở Trường Sơn

“Thần dược” bí truyền của người Rục?

Ông Cao Xuân Tình, một thầy lang người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa khẳng định như đinh đóng cột: Công dụng của cây cỏ máu ẩn mình trên dãy Trường Sơn là do thủy tổ của người Rục phát hiện. Tộc người Rục tồn tại được cho đến ngày nay trong điều kiện khắc nghiệt “ăn lông, ở lỗ” trong các hang đá, giữa đại ngàn Trường Sơn là nhờ cây cỏ máu.

Theo ông Tình, gọi là cây cỏ máu nhưng thực chất nó là một loại dây leo, thân to bằng bắp chân, bắp tay người lớn, cứng như gỗ, sống theo dạng tầm gửi ở những cánh rừng nguyên sinh trên những lèn đá của dãy Trường Sơn. Tên bản địa của loài cây này theo người Rục là cây A Xia, nhưng do nhựa của nó có màu đỏ như huyết nên người dân các vùng khác gọi là cây cỏ máu.

Với người Rục, cây cỏ máu được xem như một loại thần dược mà mẹ thiên nhiên hào phóng ban tặng. Thủy tổ của người Rục xưa, khi còn sống trong hang đá đã biết công dụng của cây cỏ máu. Họ dùng sắc nước uống hàng ngày như người miền xuôi uống nước chè xanh vậy. Và nay, khi đã về định cư ở thung lũng Rục Làn, người Rục đã có nhiều đổi thay trong cuộc sống, sức khỏe đã có bác sỹ Tây y chăm sóc, nhưng cây cỏ máu nấu nước uống hàng ngày vẫn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Rục.

Người Rục tin, cây cỏ máu, với màu nước khi sắc lên đỏ như máu ấy có thể bổ âm, kích dương, thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, tái tạo tế bào mới… Đặc biệt, đối với phụ nữ sau khi sinh, mất nhiều máu, uống cỏ máu vào sẽ bù đắp lượng máu đã mất.“Nước cỏ máu lúc mới uống vào có vị chát nhưng sau đó ngọt dần trong miệng. Không chỉ bồi bổ sức khỏe, cỏ máu dùng chữa đau bụng hay tắm cho trẻ con rất tốt. Đàn bà ở đây sau khi đẻ nó chỉ cần uống nước cỏ máu, khoảng ba ngày là có thể ngồi dậy đi mần (làm) việc rồi, không cần kiêng cữ cả tháng trời như ở dưới xuôi mô…” – ông Tình nói.

Tận diệt "thần dược" cỏ máu - 2

Nghề tìm cây cỏ máu đang phổ biến ở miền núi Quảng Bình

Không biết khẳng định của ông Tình đúng đến đâu, nhưng thực tế thì các tộc người thiểu số sống dọc dãy Trường Sơn của Quảng Bình như: Vân Kiều, Ma Coong, A Rem, Khùa, Mày, Mã Liềng… đều biết công dụng và dùng nước cây cỏ máu hàng ngày như một loại thần dược để bồi bổ sức khỏe và kết hợp với nhiều loại cây rừng khác để chữa bệnh.

Người ta đồn rằng, con gái ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa có vóc dáng thanh tú, làn da trắng như tuyết, tóc đen dài chấm gót là nhờ uống và tắm cây cỏ máu. Họ cho rằng, khi người mẹ sinh đẻ, uống cây cỏ máu, đứa trẻ ngay khi sinh ra đã được uống tinh chất của cây cỏ máu qua dòng sữa mẹ. Sau đó chúng được tắm và uống nước cây cỏ máu hàng ngày nên ở đây được mệnh danh “miền gái đẹp” là vậy.

Ồ ạt khai thác cây cỏ máu

Ông Cao Xuân Tư, Trưởng bản Ón của người Rục cho biết: Khoảng nửa năm lại đây, không hiểu sao thương lái dưới xuôi ồ ạt lên thu mua cỏ máu, từ chỗ 500 đồng/kg tươi, nay lên 2.000 đồng/kg tươi. Gặp buổi khó khăn, có tiền nên người dân ồ ạt vào rừng tìm cỏ máu về bán. “Có bao nhiêu là họ mua hết, kể cả cỏ máu khô gác trên bếp mấy năm rồi họ cũng mua. Nghe họ nói với nhau là xuất bán đi Trung Quốc”.

Không chỉ người Rục, mà đồng bào dân tộc dọc dãy Trường Sơn Quảng Bình cũng đang ồ ạt lên rừng chặt cây cỏ máu về bán cho thương lái. Ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh hầu hết đàn ông, phụ nữ của tộc người Vân Kiều ào ạt vào rừng để tìm cây cỏ máu. Bình quân mỗi người, sau 1 ngày săn tìm cỏ máu có thể mang về chừng 50kg, bán được 100 nghìn đồng.

Ông Hồ Vinh, một người Vân Kiều chuyên săn tìm cỏ máu ở xã Trường Sơn tâm sự: Ngày xưa cỏ máu mọc ngay các vách đá sau hồi nhà, chỉ cần đi chừng tiếng đồng hồ về là cả nhà uống cả tháng không hết. Nhưng nay thì khác, người mua nhiều, nên cây cỏ máu cũng hiếm dần, phải đi mất cả ngày mới có được một bó cỏ máu mang về. “Không biết họ mua làm chi mà nhiều rứa không biết. Tình hình ni khoảng vài tháng nữa là hết cây cỏ máu chú à. Người Vân Kiều rồi sẽ không còn cỏ máu để uống nữa. Biết cỏ máu quý cho sức khỏe đó, nhưng mà giờ ai cũng cần tiền thì biết làm sao. Thôi đến mô hay đến đó chú hè!” – ông Vinh bộc bạch.

Vác trên vai một bó cỏ máu to hơn người, chị Hồ Thị Lài vừa đi vừa nói: “Cũng may mà họ ăn (mua) cỏ máu mà dân có đồng vô đồng ra, chứ ở đây không biết làm chi ra tiền chú à. Nhà tui ba người, ngày mô cũng vô rừng tìm cỏ máu, cũng kiếm được ba, bốn trăm nghìn. Như cái vác ni cũng được hơn một trăm nghìn nì”.

Tận diệt "thần dược" cỏ máu - 3

 Nông nhàn, nam phụ lão ấu đều vào rừng khai thác cỏ máu bán cho thương lái

Hỏi chuyện cách thức khai thác, chị Lài cho biết: Cây cỏ máu thường sống ở các khu vực nguyên sinh trên núi đá. Nó là dạng dây leo nên có khi bò dưới đất, có khi cuốn vào cây gỗ khác để sinh tồn. Người dân đi khai thác chỉ cần dùng rựa, hoặc rìu chặt cây cỏ máu ra nhiều khúc, bó lại rồi vác về. “Nói thì nghe dễ rứa nhưng mà để có một vác cỏ máu vất vả lắm chú ơi! Bọn tui phải đi từ sáng sớm, mang theo cơm, trèo hết đèo này sang dốc khác mới tìm ra cỏ máu. Nếu may mắn thì gặp được nhiều cây một chỗ, còn không là phải đi mót hết chỗ ni sang chỗ khác mới được một bó cỏ máu mang về” – chị Lài nói.

Chị Lài tiết lộ, đa số người Vân Kiều đều có ý thức bảo vệ rừng, chỉ lấy cây cỏ máu chứ không phá rừng. Nhưng có một số thanh niên, nhác leo trèo, để cho tiện, thường đốn cả cây gỗ cho ngã xuống rồi chặt lấy cỏ máu mang về.

Hỏi về trách nhiệm của chính quyền trong việc người dân ào ạt vào rừng tìm cỏ máu, có nguy cơ xâm hại rừng, một lãnh đạo xã Trường Sơn tâm sự: “ Nói thiệt với chú, biết dân vào rừng nhiều thì kiểu gì cũng ảnh hưởng đến rừng, nhưng xã không thể ngăn cấm. Dân đang khó khăn, cần tiền mà mình mà ngăn cấm thì không nỡ lòng nào. Xã cũng biết, thương lái lợi dụng sự thật thà của dân để ép giá, chứ họ đưa về xuôi bán kiếm lời gấp hàng chục lần”.

Tìm hiểu từ các thương lái, giá bán xuất đi Trung Quốc mỗi kg cỏ máu lên đến vài trăm nghìn đồng/kg. Trong lúc đó, rất nhiều trang mạng về Đông y của Việt Nam, rao bán 1kg cỏ máu khô lên đến 500 nghìn đồng.

Theo Đông y, cây cỏ máu có tên Kê Huyết Đằng, lá kép, cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 – 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Quả màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu.Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8-10. Chặt cây về, cắt bỏ cành lá, chọn thứ to, chắc.

Công dụng của Kê Huyết Đằng: Hành huyết bổ huyết, điều kinh, thư cân hoạt lạc, bổ trung táo vị, bổ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch, trị thử sa, phong huyết tý chứng, bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v…, có công hiệu hoạt huyết trấn thống.

Let's block ads! (Why?)

Chân dung nghi phạm thảm án ở Hà Giang qua vụ án giết con ruột

Tự sự của những nhân chứng

Như đã đưa tin, vào khoảng 4 giờ sáng 1/12, tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) đã xảy ra vụ thảm án khiến 4 người chết, một người bị thương. Đối tượng gây án được xác định là Phù Minh Tuấn (SN 1984) trú tại địa chỉ trên.

Những nạn nhân lần lượt là ông Phù Láo Tả (1957, bố Tuấn), Phù Ánh Tuyết (2015, cháu ruột), Phù Văn Thịnh (1993), Tải Lở Mở (1965) và Phù Láo Sán (SN 1990).

Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan chức năng xác nhận có 4 nạn nhân đã tử vong và một người bị thương nặng là Phù Láo Sán hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Quang.

Ảnh hiện trường vụ án

Theo những nhân chứng trực tiếp có mặt tại hiện trường, vào thời điểm trên Tuấn nghe gà gáy nên cầm dao sang nhà nhờ bố đẻ mình mổ gà cho ăn. Tuy nhiên, vì giữa lúc đêm nên ông Tả không đồng ý mổ gà.

Vì lẽ đó, Tuấn cầm dao sát hại luôn bố ruột và tiếp tục giết chết cháu Tuyết, con gái của em trai ruột mình. Ông Tải Văn Sang ( 43 tuổi), một người hàng xóm sống gần ngay hiện trường vụ án cho hay, khi vụ án xảy ra, ông có nghe thấy tiếng kêu la thất thanh.

Nhưng vì sợ hãi, ông Sang không dám bước ra khỏi nhà mặc dù bên ngoài những nạn nhân vẫn đang cố kêu cứu.

Một nhân chứng có lẽ là chìa khóa mở cho vụ án này, đó là bà Tẩn Thị Mở (SN 1959, mẹ Tuấn), người mà gã vẫn cố truy sát bằng được nhưng vì không mượn được xe máy, bà Mở mới may mắn thoát chết.

Theo bà Mở, cuộc sống gia đình của bà vốn chẳng êm ấm từ khi Tuấn tự tay mình giết chính con ruột mình. Bà bảo, những ngày thường tên Tuấn vốn dĩ hiền lành, nhưng có điều Tuấn hay mắc chứng động kinh, mỗi lần lên cơn, miệng sùi bọt mép và lăn ra đất quằn quại.

Hoặc có khi, Tuấn nói những lời lẽ linh tinh. Đặc biệt, trước đó, Tuấn từng nói với các thành viên trong gia đình rằng: “tao phải giết đủ 7 người trong nhà này mới thôi”.

“Từ khi cháu cả của tôi bị Tuấn giết chết, vợ bỏ đi làm thuê xa, đứa cháu thứ 2 do một tay tôi tự nuôi dạy. Tuấn nó tự ở một mình”, bà Mở nói.

Theo bà Mở, Tuấn vốn chẳng có thù hằn gì với ông Tả, nếu nói vì chuyện con gà mà giết bố thì không phải tính tình của Tuấn. Cái mấu chốt dẫn đến vụ việc nói trên theo bà Mở là do Tuấn bị thần kinh mà ra.

Bà Mở cho hay, ngày xảy ra vụ thảm án, bà đưa đứa cháu nội lên lán ở. Và cũng chính vì lẽ đó mà bà có thể sống xót cho đến thời điểm hiện tại.

Bà Tẩn Thị Mở ( SN 1959, mẹ Tuấn).

Bi kịch gia đình

Nhắc đến đối tượng Tuấn qua vụ án giết chính con ruột mình trước đó, theo tìm hiểu của PV, vụ việc xảy ra vào chiều 6/1/2015, tại chính gia đình của gã.

Tại thời điểm đó, gia đình Tuấn cho hay, vào khoảng 3h chiều, cả gia đình ăn cơm xong và  đang ngủ ngon giấc thì Tuấn bỗng bật dậy. Miệng lẩm nhẩm nói: “Có người âm vừa nói với tôi, vợ chồng mình phải chia con, mỗi người một đứa mới được. Bây giờ, tôi phải “tiễn” một đứa về âm phủ”.

Chị Sìn Thị Thu Hằng (36 tuổi, vợ Tuấn) cho hay, ngay khi nói dứt lời, Tuấn đã chạy lại nơi để con dao quắm lại gần chém liên tiếp cậu con trai đáng thương Phù Văn Long (con cả Tuấn), lúc đó cháu Long mới lên 5.

Được biết, Long là cậu bé ngoan ngoãn, ở lớp luôn có thành tích học tập xuất sắc và được nhiều thầy cô không ngớt khen. Tuy nhiên, vì bố thường hay đánh đập tàn bạo nên Long thường rất sợ bố.

Về đối tượng Tuấn, những người trong gia đình hung thủ cho hay, Tuấn trước đây vốn là một người bình thường, hết mực yêu chiều vợ con. Nhưng 4 năm trở lại đây, Tuấn mới bắt đầu mắc chứng tâm thần nặng.

Sau vụ án xảy ra vào đầu năm ngoái, Tuấn bị cơ quan công an huyện Quang Bình bắt giữ và cải tạo tại trại giam huyện. Tuy nhiên, do Tuấn mắc chứng tâm thần nên cơ quan chức năng đã cho Tuấn được tại ngoại để đi điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương.

Khoảng tháng 5/2016, do bệnh tình có tiến triển, Tuấn mới được về nhà sống ở bản làng. Mặc dù vậy, nhưng tính tình Tuấn thất thường, chị Hằng luôn lảng tránh và vừa qua chị quyết tâm đi làm thuê tại khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Nói về chồng mình, chi Hằng cho biết: “Cách đây 3 tháng, Tuấn nói giết nhiều người mới hả dạ. Nghe vậy, chị Hằng mới sợ hãi bỏ đi”.

Kể về vụ việc xảy ra vào rạng sáng 1/12, anh Tẩn Văn Thường, công an viên thôn Tả Ngảo cho biết, sau khi Tuấn sát hại bố đẻ mình là Phù Láo Tả và Phù Ánh Tuyết. Trưởng thôn Tả Ngảo đã ngay lập tức gọi cho ông Phùng Văn Thông là thôn đội trưởng xuống kiểm tra.

Tuy nhiên, ông Thông cho biết ông đang ở rất xa nên gọi cho cháu mình là Phù Văn Thịnh, cán bộ dân quân. Sau khi giết bố, Tuấn đi mượn xe máy một người hàng xóm tên Sơn để tiếp tục đi giết mẹ ruột nhưng gặp anh Thịnh. Thấy anh Thịnh mặc sắc phục dân quân, Tuấn giết chết anh Thịnh.

Về vụ việc này, ông Phạm Thanh Quyền, chủ tịch UBND xã Tân Tịnh cho hay, Tuấn là đối tượng tâm thần duy nhất của xã. Hằng tháng, xã vẫn phát thuốc cho Tuấn điều trị bệnh tâm thần.

Let's block ads! (Why?)

Chồng bế con thơ, vợ xếp hàng săn vé đội tuyển Việt Nam

Từ nửa đêm, rất nhiều CĐV đã mang chăn chiếu ra ngoài sân Mỹ Đình để xếp chỗ

Chiếc lều được dựng lên để tránh cái lạnh mùa đông khô

Đến sáng sớm nhiều CĐV đã ngồi thành hàng dài

Phải đến sớm nên nhiều người không tránh khỏi mệt mỏi

Người già, thanh niên... đều có đủ ở Mỹ Đình

Các chị em cũng có mặt từ rất sớm và có sẵn "việc" trong thời gian chờ đợi

Nhiều người bỏ cả chăn chiếu để vào xếp hàng

Ngay từ sáng sớm, trước Mỹ Đình đã có hàng dài các CĐV

Anh Tuấn (Hà Nội) mang theo cả con nhỏ ra Mỹ Đình để săn vé

Anh Tuấn bế con trong khi chờ đợi vợ xếp hàng mua vé

Hàng dài chờ đợi và nhiều người phải tìm cách nghỉ chân

Let's block ads! (Why?)

Vợ “chết điếng” khi thấy chồng nằm bất động trên đường

Khuya 2.12, anh Trần Thanh Hải (20 tuổi, quê Đồng Tháp) chạy xe máy lưu thông trên đường Mã Lò, hướng từ Tỉnh lộ 10 về Tân Kỳ Tân Quý, khi đến trước hẻm 489 (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM) thì xảy ra va chạm với xe lôi tự chế do người đàn ông chở theo vợ và con nhỏ chạy chiều ngược lại.

Cú va chạm khiến anh Hải té xuống đường nằm bất động. Mọi người chạy đến đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng qua kiểm tra anh Hải đã tử vong nên báo công an.

Hiện trường vụ va chạm khiến anh Hải tử vong

Người phụ nữ đi trên xe lôi bị thương nặng.

Tại hiện trường, xe lôi bị lật nghiêng, nhiều rau củ quả rơi tràn ra đường.

Nhận được tin chồng gặp nạn, vợ anh Hải chạy đến hiện trường gào khóc thảm thiết khi thấy chồng nằm bất động trên đường.

Theo người nhà, anh Hải làm công nhân, vợ chồng anh thuê nhà trọ ở Bình Chánh và có con trai 2 tuổi.

Hiện nguyên nhân vụ việc đang được công an điều tra

Let's block ads! (Why?)

Vụ người mẹ tử vong khi chở con bằng xe SH: Mạo danh khiếu nại vì... sốt ruột?

Liên quan đến vụ việc người mẹ tử vong khi đang chở con trên xe SH gây xôn xao dư luận, ngày 2/12, Đại tá Vũ Mạnh Hùng - Phó Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn tất hồ sơ, sớm xem xét xử lý ông Nguyễn Văn Khoa (SN 1964, Trưởng trạm Y tế xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) vì hành vi giả mạo bố nạn nhân viết đơn khiếu nại kết luận của cơ quan điều tra.

Theo đó, ông Khoa (anh em họ với ông Rĩnh) chính là người mạo danh ông Nguyễn Văn Rĩnh (67 tuổi, ở thôn Chính, xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là bố đẻ nạn nhân Nguyễn Thị Cúc) viết đơn khiếu nại. Ông Khoa bày tỏ ý kiến không đồng tình và yêu cầu điều tra lại sau kết luận nguyên nhân khiến chị Cúc chết là do mất máu cấp sau tai nạn giao thông khi đang chở con bằng xe SH trên QL39 (đoạn qua xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình) của cơ quan chức năng.

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm tại Thái Bình. Ảnh: ĐB

Trước đó, mạng xã hội và một số cơ quan báo chí đưa tin có người mạo danh ông Rĩnh làm đơn khiếu nại kết luận điều tra của cơ quan chức năng.

Để xác minh sự việc, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Thái Bình đã tìm gặp ông Nguyễn Văn Rĩnh và nhận được thông tin là do ông Nguyễn Văn Khoa (anh em họ với ông Rĩnh) viết đơn và tự giả mạo chữ ký rồi đưa lên mạng.

Tại cơ quan điều tra, ông Khoa khai nhận chính là người viết đơn mang đến cho ông Rĩnh, nhưng ông Rĩnh không ký. Ông Khoa cho biết, sau khi xem bản tin thời sự 12 giờ trưa ngày 9/11 thông báo kết luận nguyên nhân tử vong của chị Cúc, ông cảm thấy có nhiều chỗ chưa hiểu nên không tin vào kết luận này.

Do đó, ông đã đến gặp gia đình ông Rĩnh hỏi chuyện và hướng dẫn viết đơn với những nghi vấn trên để khiếu nại lên Công an tỉnh Thái Bình. Vì học hành kép, lại ít va chạm nên gia đình có nhờ ông Khoa viết rồi hai vợ chồng ông Rĩnh sẽ đi gửi. Khoảng 15 giờ cùng ngày, ông Khoa mang đơn khiếu nại sang đưa ông Rĩnh nhưng ông Rĩnh bảo để bàn với gia đình đã.

Đến ngày 12/11, sốt ruột vì không thấy ông Rĩnh (bố nạn nhân) trao đổi về việc gửi đơn khiếu nại, lại thương cháu nên ông Khoa đã in thêm một bản và tự ký tên ông Rĩnh. Sau đó, ông Khoa chụp ảnh lại, phát tán lên mạng cùng ý kiến không đồng tình với kết luận của cơ quan điều tra.

Theo Đại tá Vũ Mạnh Hùng cho biết, hiện tại, đại diện các cơ quan công an tỉnh Thái Bình, Viện KSND tỉnh Thài Bình đã họp bàn, xem xét và sớm đưa ra hình thức xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi giả danh viết đơn khiếu nại gây hoang mang trong xã hội của ông Nguyễn Văn Khoa.

Let's block ads! (Why?)

Chuyên gia tìm lối thoát cho cô dâu mang bầu bị gia đình nhà trai ngăn cấm

Đến nhà trọ định “bắt” con trai hủy hôn

Vụ việc cặp đôi bị gia đình nhà trai ngăn cấm tình yêu được phản ánh trong một clip đang là chủ đề được dư luận bàn tán suốt những ngày qua. Theo người đăng clip này thì “Thương và Linh yêu nhau hai năm và yêu thương nhau thật sự. Hai người gây dựng một cửa hàng nhỏ để làm ăn. Lúc hai đứa muốn đám cưới nhà Linh biết chuyện đã tìm mọi cách ngăn cản, bắt nhốt Linh. Hai đứa vượt qua tất cả bên nhau để trốn đi đăng kí kết hôn và định ngày cưới dù chỉ làm một bên nhà gái. Đến lúc Thương và Linh vào Sài Gòn, nhà Linh biết nên đã tìm vào nhà trọ để bắt Linh hủy giấy Đăng ký kết hôn, hứa không làm đám cưới. Linh trốn về được nhà Thương rồi sự việc giằng co giữa hai bên đã xảy ra.

Nhận định về vụ việc này, người thì chê trách gia đình chàng trai, cho rằng ở thế kỷ nào mà còn can thiệp sâu vào chuyện dựng vợ gả chồng của con cái. Người thì chỉ trích cô gái, con dâu gì mà lại đi nói xấu bố mẹ chồng; người thì chỉ trích chàng trai thiếu bản lĩnh, bất hiếu…

Cảnh được cắt ra từ clip đôi trẻ bị cha mẹ ngăn cấm.

Lối thoát nào cho đôi trẻ?

TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, tất cả những người trong cuộc đều không khéo léo trong ứng xử nhưng người sai nhất là người lớn. Đôi trẻ có sai đi chăng nữa thì chúng vẫn là lớp người “trẻ người non dạ”. Người có lỗi lớn nhất chính là bố mẹ của chàng trai, sau đó là bố mẹ của cô gái.

Cô gái là người quá dại dột khi đưa chuyện riêng của mình lên mạng xã hội, vì làm như thế người bị tổn thương và thiệt nhiều nhất chính là cô. Bố mẹ cô gái để cho con hành động như vậy cũng rất dở, vì làm như vậy, không lấy nhau cũng dở vì con mình đã có bầu. Mà nếu lấy nhau thì cũng khiến con gái mình phải đối mặt với mâu thuẫn dài dài từ phía gia đình chồng.

Gia đình cô gái, mặc dù không ra mặt nhưng rõ ràng họ cũng có cái dở. Việc bố mẹ cô gái phản ứng bằng cách âm thầm lặng lẽ chấp nhận, rồi đứng ra tự lo liệu đám cưới như thế là không hay. Vấn đề là người lớn phải nói chuyện với nhau, bố mẹ cô gái phải tìm mọi cách để nói chuyện với bố mẹ chàng trai. Trong trường hợp bị gia đình kia quyết liệt phản đối, họ phải có ý kiến để gia đình nhà trai biết rằng: “Giờ con trai ông bà làm con gái tôi có thai thì ông bà phải có trách nhiệm. Đứa cháu của ông bà mà con tôi đang mang giải quyết thế nào?”. Nói như vậy tự gia đình nhà trai phải tìm cách giải quyết.

Mâu thuẫn ở đây chính là phía gia đình của chàng trai. Nếu bố mẹ cô gái không lên tiếng thì cô con gái sẽ trở thành tấm lá chắn bị đẩy lên. Khi cô gái tung hê mọi chuyện lên mạng, người bị tổn thương nhiều nhất chính là cô gái. Gia đình bên chàng trai vốn đã ghét thì sẽ càng ghét cô gái hơn.

Còn về phía gia đình chàng trai, cái sai của họ đã quá rõ. Làm bố mẹ, nhất là khi có con trai, đương nhiên ai cũng muốn con mình phương trưởng, thành đạt, lấy vợ môn đăng hộ đối. Nhưng vấn đề mong muốn là một chuyện, được hay không lại là một chuyện khác. Nếu có cấm thì cấm một thời gian không được thì thôi, không nên làm căng như vậy. Cấm cản kiểu đó, bố mẹ đã vô tình đẩy con mình vào thế kẹt. Đó là chưa nói đến việc ruồng bỏ một đứa trẻ.

Để giải quyết mâu thuẫn khi mọi việc đã “tung tóe” như hiện nay, theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, cách giải quyết tốt nhất là đôi trẻ nên nhờ một người nào có uy tín trong dòng họ của chàng trai đứng ra làm “quan tòa”, phân xử và dàn xếp để hai gia đình ngồi lại được với nhau. Phân tích đúng sai các bên và của đôi trẻ mục đích cuối cùng là vì đứa trẻ mà cô gái đang mang trong bụng. Trong trường hợp không có người đứng ra dàn xếp mâu thuẫn thì đôi trẻ có quyền tự quyết định hôn nhân của mình. Cha mẹ không bao giờ từ bỏ con. Một lúc nào đó, khi mọi việc lắng xuống, đôi trẻ có thể dắt con về cho cháu gặp ông bà rồi xin lỗi bố mẹ là xong. Với cô gái, tốt nhất là hãy buông xả mọi nỗi giận hờn, xem việc cấm đoán của bố mẹ chàng trai cũng xuất phát từ tình thương yêu con trai của họ mà thôi. Nghĩ được như vậy, cô gái sẽ thấy nhẹ lòng rồi cứ an nhiên mà sống với tình yêu của mình. Hiện tại đôi trẻ tốt nhất là không nên lên mạng để chia sẻ, bởi dư luận chỉ làm cho mâu thuẫn ngày càng rối hơn mà thôi.

Clip kêu cứu này được một cô gái tên là Đặng Trường Ca đăng trên trang cá nhân của mình qua mạng xã hội facebook vào lúc 5h28 phút buổi chiều ngày 28/11. Ngay lập tức clip được cư dân mạng chia sẻ một cách chóng mặt trên internet. Chỉ sau 3 ngày đăng tải, clip đạt 226.575 lượt chia sẻ với hàng trăm nghìn lượt like và biểu lộ cảm xúc.

Let's block ads! (Why?)