Saturday, November 19, 2016

Bánh rán Đoremon bé mê mẩn

Bánh rán Doremon có tên gọi tiếng Nhật là Dorayaki, đây là chiếc bánh lâu đời của đất nước mặt trời mọc. Chiếc bánh rất được sự yêu thích của trẻ con. Lũ nhỏ nhà mình cũng thế, chúng nó mê chú mèo máy béo ú dễ thương và mê luôn chiếc bánh rán yêu thích của chú mèo máy này. Công thức làm món bánh rán huyền thoại này không hề khó, cuối tuần rảnh rỗi làm ngay cho bé thưởng thức nè.

Bánh rán Doremon có tên gọi tiếng Nhật là Dorayaki, đây là chiếc bánh lâu đời của đất nước mặt trời mọc. Chiếc bánh rất được sự yêu thích của trẻ con. Lũ nhỏ nhà mình cũng thế, chúng nó mê chú mèo máy béo ú dễ thương và mê luôn chiếc bánh rán yêu thích của chú mèo máy này. Công thức làm món bánh rán huyền thoại này không hề khó, cuối tuần rảnh rỗi làm ngay cho bé thưởng thức nè.

Gia vị

  • Nguyên liệu:
  • Trứng gà: 4 quả (loại lớn)
  • Đường: 170 gram
  • Mật ong: 30 ml
  • Bột mì: 160 gram
  • Bột nổi: 4 gram
  • Đậu xanh: 100 gram
  •  

Dụng cụ

  • Thau (thố, tô lớn)
  • Đồ đánh trứng
  • Chảo chiên chống dính

Cách làm chi tiết:

Cách làm:

Bước 1: Làm nhân bánh

– Đậu xanh đem ngâm 1 tiếng, ngâm bằng nước nóng đậu sẽ mau mềm.

Sau đó cho vào nồi luộc đến khi nước sôi thì vớt ra, xả với nước lạnh. Tiếp tục ninh đậu với nước. Lặp lại 2 lần như vậy đến khi đậu chín thì cho vào máy xay nhuyễn.

-Cho đậu đã xay nhuyễn lên chảo hoặc nồi chống dính, đảo cho bay hơi nước để nhân đậu se lại. Trong quá trình này, bạn thêm đường vào đảo cùng đến khi có hỗn hợp đặc sánh thì tắt bếp.

-Sau đó, bạn lấy đậu ra bát, để nguội, nếu chưa dùng ngay thì bọc kín cất vào ngăn mát tủ lạnh cho đậu đỡ khô.

Bạn cũng có thể làm các loại nhân khác cho bánh nếu thích.

Bước 2: Làm vỏ bánh

Đập trứng vào bát, đổ thêm đường rồi dùng phới đánh tan. Tiếp theo cho mật ong, cho bột nở với bột mì rây mịn vào bát trứng rồi khuấy đều đến khi bột min, sánh, sền sệt.

Bọc kín thố trứng bằng màng bọc thực phẩm, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Rồi từ từ thêm 1 ít nước lọc vào quấy bột lần nữa

Bước 3: Rán bánh

Làm nóng chảo. cho một lớp dầu ăn rất mỏng.

Múc 1 muỗng bột vào chảo nhẹ nhàng cho bột rớt xuống theo phương thẳng đứng để bánh thành hình tròn đẹp. Chiên bánh với lửa vừa đến khi vàng nâu cả 2 mặt.

Bước 4: Chỉ cần kẹp nhân đậu đỏ vào giữa là bạn đã có những chiếc bánh Doremon ngon tuyệt.

sad Lưu ý:

  • Có thể thêm vani bánh sẽ thơm hơn.
  • Khi trộn bột chỉ dùng phới lồng trộn bột đến khi bột tan đều, không trộn lâu quá, bột sẽ bị chai và cứng bánh
  • Dùng loại bột mì chuyên làm bánh bông lan, thì bột sẽ bông và xốp hơn
  • Dùng bếp điện hoặc bếp từ để nhiệt tỏa đều, bánh sẽ không bị loang lổ
  • Dùng chảo lớn để chiên được một lúc nhiều bánh hơn
  • Chỉ quét dầu lên chảo lần đầu, sau những lần chiên lau sạch những chỗ bột thừa trong chảo để các cái bánh đẹp hơn
  • Ngoài nhân đậu xanh, có thể làm nhân đậu đỏ, nhân bí đỏ với cách làm tương tự.

Bánh nướng chín vàng nhìn rất hấp dẫn, cắn một miếng bánh, cảm nhận phần vỏ bánh mềm, xốp và thoang thoảng mùi thơm của trứng, vị ngòn ngọt và éo bùi của nhân đậu đỏ, làm bọn trẻ con mê mẩn.

By Thanh Thúy

Let's block ads! (Why?)

Nghi án con rể sát hại cha mẹ vợ ở ngoại ô Sài Gòn

Chiều 18.11, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM cùng các đơn vị nghiệp vụ công an thành phố đã khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra trên đường Thích Thiện Hòa (ấp 5, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) khiến 2 người tử vong. Hai nạn nhân là ông Nguyễn Minh Hoàng (57 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hiệp, 51 tuổi, vợ ông Hoàng).

Trước đó, vào khoảng 10h30 sáng cùng ngày, người hàng xóm nghe tiếng hô hoán, kêu cứu từ nhà ông Hoàng nên chạy đến kiểm tra. Khi người này đến nơi thì thấy Trịnh Chí Kiên (khoảng 35 tuổi, con rể ông Hoàng), người dính đầy máu và đang cố khởi động xe máy nhưng không được nên bỏ đi ra đường.

Căn nhà nơi xảy ra sự việc hai vợ chồng ông Hoàng bị gục trên vũng máu dẫn đến tử vong

Nghi có chuyện chẳng lành, người hàng xóm vào sân nhà thì tá hỏa phát hiện ông Hoàng bị nhiều vết thương, mất nhiều máu, đang ngồi ở gốc dừa, vợ ông Hoàng gục chết trên vũng máu ở gian bếp. 

Ngay sau đó, nhiều người đưa ông Hoàng đi cấp cứu tuy nhiên do bị thương quá nặng nên ông đã tử vong.

Hiện trường vụ án

Nhận được tin báo, công an có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng.

Chị Châu Thị Kiều Tiên (23 tuổi, ngụ xã Lê Minh Xuân) cho biết: “Sáng 18.11, tôi chạy xe máy và gặp Kiên người dính đầy máu vẫy tay chở đi nhờ ra bến xe. Kiên nói do sơ ý trong lúc nhậu làm bể ly đứt tay nên người dính máu và còn nói vợ đang bị tai nạn giao thông”.

Theo hàng xóm, Kiên kết hôn với con gái đầu của vợ chồng ông Hoàng và lâu nay xảy ra nhiều mâu thuẫn, hai người đang đợi để ra tòa ly hôn.

Thời gian gần đây Kiên hay về nhà cha mẹ vợ chửi bới và mong muốn nối lại tình cảm với vợ nhưng vợ chồng ông Hoàng không đồng ý.

Hiện nguyên nhân vụ việc đang được công an làm rõ.

Let's block ads! (Why?)

Gia cảnh bi đát của cô gái học giỏi, mắc bệnh tim bẩm sinh

Câu chuyện của một cô học sinh cấp 2 ở Hà Tĩnh bị mắc bệnh tim bẩm sinh đã chạm đến xúc cảm của tôi. Lần theo địa chỉ, tác giả tìm đến ngôi trường em đang theo học.

Được biết, em là Nguyễn Thị Phương (SN 2003), học sinh lớp 7C, Trường THCS thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

Tại đây, cô giáo Hà Thị Kiều Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 7C cho biết: Ở trường, em Phương là một trong những học sinh chăm ngoan, được bạn bè và thầy cô quý mến. 2 học kỳ qua, Phương luôn đạt học sinh giỏi.

Từ trường về đến nhà em Phương cách khoảng 12km với nhiều đoạn gồ ghề, đất đá lởm chởm, ổ voi, ổ gà chằng chịt. Vào mùa khô, con đường bụi bay mù mịt, lấm lem quần áo, sách vở. Mùa mưa, nước lũ đổ về, xóm làng bị cô lập, giao thông hoàn toàn tê liệt.

Một trong những thành tích học tập của em Phương.

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn trong việc đi lại, nhưng Phương vẫn cần mẫn đạp xe đến trường đều đặn 4 lượt đi về, khi mang trong mình mang bệnh tim quái ác. Với sức vóc nhỏ bé, thân hình yếu đuối, nhiều hôm em không còn đủ sức để học, phải vào phòng y tế của trường sơ cứu.

Trò chuyện với chúng tôi, cụ Đặng Hồng Tâm (82 tuổi), hàng xóm của em Phương nghẹn lời: “Gia đình cháu hiện nay lâm vào tình trạng hết sức bi đát. Trước đây, bố đi làm thêm, mẹ chặt củi, bán than, sống qua ngày đoạn tháng. Nay bố bệnh tật, mẹ đau ốm, nhà đông con, cháu Phương lại bị tim bẩm sinh, không biết họ xoay xở ra sao”.

Ông cụ Tâm cho biết thêm, 2 tháng đầu khi bố Phương bị tai nạn, để giành lại sự sống cho người thân, gia đình em Phương đã phải chi phí hết 70 triệu đồng. Hiện, gia đình đang làm thủ tục vay tiếp ngân hàng để chữa trị cho bố.

Sau giờ tan học, Phương giúp mẹ công việc nhà.

Được biết, sau tai nạn lao động, bố của Phương, anh Nguyễn Văn Mỳ (SN 1973), trú tại thôn Trường Sơn, xã Lộc Yên (Hương Khê) bị chấn thương sợ não, chấn động thần kinh, gãy 2 đốt sống, sườn đâm thủng phổi.

Người đàn ông trụ cột chính trong nhà đã bị bại liệt phần thân dưới. Trong quá trình điều trị, do nằm một chỗ nhiều ngày, không cử động nên phần vết thương của anh đã bị hoại tử. Hiện tại, gia đình phải chuyển anh đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Hà Nội để phẩu thuật và điều trị.

Trong khi đó, bản thân chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1977), mẹ của Phương lại không có nghề nghiệp ổn định. Giờ, anh Mỳ nằm liệt một chỗ, nhà có 6 người con là 8 miệng ăn, mà chỉ trông chờ vào 1,2 sào ruộng. Mới đây, cô con gái út của chị Hằng lại bị tai nạn giao thông.

Kể về hoàn cảnh cực kỳ bi đát của mình, chị Hằng lấy tay gạt nước mắt: “Cảnh nhà tôi, chắc không ai có thể chua chát hơn. Đã thế, khi sinh ra cháu Phương, cứ tưởng rằng con mình sẽ được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Đến khi cháu lớn lên, đi học, thấy sức khỏe có phần sa sút, luôn có những cơn đau bất thường, tôi đưa con đi khám mới biết cháu bị bệnh tim bẩm sinh”.

Một góc nhà của gia đình 8 người.

Cầm tờ kết quả khám sức khỏe của con, chị Hằng rụng rời hết tay chân. Gánh nặng lại tiếp tục đè lên đôi vai của người mẹ ấy, khi vừa phải chăm chồng ở bệnh viện, lo cho 6 đứa con ăn học, giờ lại tiếp việc phẩu thuật tim cho Phương.

Với hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình, cơ hội để Phương được tiến hành phẫu thuật tim là rất khó. Chúng tôi, những người nối nhịp cầu Hồng Đức thầm ước có một phép màu để biến con đường gian nan ngắn lại và đường đời của em được rộng thêm.

Mọi sự quan tâm chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm xin gửi về:

1. Chị Nguyễn Thị Hằng, xóm 1 Trường Sơn, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh); ĐT: 01657.585.600

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

[unable to retrieve full-text content]

Không cần lò nướng cũng làm được bánh socola ngon lành mời cả nhà

Cho những ngày lạnh bất chợt hay những buổi sáng vội vã, chỉ với lò vi sóng và một chiếc cốc, bạn sẽ có ngay bánh socola ấm áp trong 5 phút rồi.


1 quả trứng

65g đường vàng

25g bột mì

50g socola đen

35g bơ mặn (hoặc 35g bơ nhạt và một chút muối)

Ít hạt (hồ đào, hạt dẻ, hạnh nhân…)

10g bột cacao

1 thìa tinh chất vani (không bắt buộc)



Bẻ socola thành từng miếng nhỏ, cho vào cốc rồi thêm lần lượt bơ, đường. Đun chảy trong lò vi sóng 45s, lấy ra và quấy đều cho hỗn hợp thật mịn.


Cho trứng vào hỗn hợp, đánh tan nhẹ. Lần lượt cho thêm bột mì và bột cacao, trộn đều.


Bật lò vi sóng ở nhiệt độ 800 watts, quay trong 2 phút cho bánh chín, để thêm trong lò đã tắt 2 phút nữa để bánh chín hoàn toàn.


Dùng dao băm nhỏ hạt rồi cho vào bánh. Trang trí bánh với đường bột, thêm lá bạc hà, dọn kèm dùng nóng với kem vani.


Bánh socola nóng quyện với ít kem vani lạnh làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết! Bánh làm bằng lò vi sóng dễ và nhanh hơn nhiều so với lò nướng mà vẫn giữ được độ mềm, xốp của bánh. Đây sẽ là món bánh rất phù hợp cho những ngày lạnh bất chợt hay những buổi sáng vội vã, chỉ với lò vi sóng và một chiếc cốc, bạn đã có ngay bánh socola ấm áp trong 5 phút rồi.

Chúc các bạn thành công với cách làm bánh socola này nhé!

Theo: sortedfood

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cô bé qua đời vì ung thư được đóng băng cơ thể chờ ngày... hồi sinh

Dailymail đưa tin, bé gái 14 tuổi với biệt danh JS được chẩn đoán mắc một dạng ung thư hiếm gặp vào năm 2015. Trong vòng 8 tháng qua, các bác sỹ tuyên bố căn bệnh ung thư của em quá nặng và không thể chữa khỏi bằng công nghệ hiện có. 

Sau khi biết mình không thể qua khỏi, những tháng cuối đời, cô bé JS đã lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật đông lạnh sau khi chết với hy vọng y học tiến bộ có thể giúp em hồi sinh. 

Cơ sở lưu trữ tại Viện chất làm lạnh Michigan

Vì còn quá nhỏ nên cô bé JS cần có sự đồng thuận của gia đình để thực hiện ý nguyện này. Mẹ của JS hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái mình. Ông bà ngoại của cô bé cũng gật đầu nhưng bố của JS thì phản đối rất kịch liệt. 

“Hãy tưởng tượng con bé tỉnh dậy sau 200 năm nữa. Nó không có bất kỳ người thân hay còn nhớ điều gì. Con bé sẽ cảm thấy hết sức tuyệt vọng”, bố của JS lý giải.

Sự bất đồng ý kiến giữa cha mẹ khiến JS phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án. JS đã gửi một bức thư cho phẩm phán với nội dung: "Cháu mới 14 tuổi và cháu không muốn chết, nhưng cháu biết mình sẽ không thể qua khỏi... 

Thi thể bé gái 14 tuổi được đóng băng với hi vọng có thể sống lại sau vài trăm năm nữa.

Cháu nghĩ kỹ thuật đông lạnh cho cháu cơ hội được chữa khỏi bệnh và tỉnh lại - cho dù trải qua hàng trăm năm. Cháu không muốn mình bị chôn dưới đất.

Cháu muốn sống thật lâu và cháu nghĩ rằng trong tương lai, họ có thể tìm được thuốc trị ung thư và đánh thức cháu...".

Thẩm phán tòa án, ông Peter Jackson quyết định mẹ của cô bé sẽ là người có quyền quyết định đối với thi thể của con gái. Tuy nhiên ông nói phán quyết của ông không phải là về quyền được đông lạnh mà là về tranh chấp giữa cha và mẹ trong việc xử lý cơ thể con gái mình sau khi chết.

Phương pháp ướp lạnh này là hình thức tốn kém và gây nhiều tranh cãi trên thế giới

Ngày 17/10, JS đã trút hơi thở cuối cùng tại 1 bệnh viện ở Anh. Mẹ cô bé kể lại rằng JS đã ra đi trong thanh thản vì cô bé biết rằng mình đã được bảo quản giống như ý nguyện. Gia đình đã chi ra số tiền gần 46.000 USD (tương đương hơn 1 tỷ đồng) để JS được thực hiện kỹ thuật đông lạnh. 

Thi thể của JS đan được bảo quản tại Viện Đông lạnh ở Michigan với nhiệt độ âm 110 độ C. Trong vòng 2 tuần tới, nhiệt độ sẽ giảm xuống mức âm 196 độ C, bao phủ thi thể là nitơ lỏng.

Một số ý kiến cho rằng đầu những người tham gia thí nghiệm được bọc trong các túi nước đá để làm đông não. Máu được rút sạch để thay bằng một chất dịch không bị đóng băng, nhằm đảm bảo tinh thể băng không hình thành bên trong các tế bào của cơ thể.

Kể từ khi công nghệ này xuất hiện vào năm 1960, đến nay khoảng 350 người đã được đóng băng. Tuy nhiên, 20 thi thể đã thất bại và bị đưa ra ngoài chôn cất. 

Let's block ads! (Why?)