Friday, October 21, 2016

Con lợn dị dạng sinh ra với 2 mõm, 3 mắt

Một chú lợn đột biến được sinh ra với 3 mắt, 2 mõm trong một trang trại ở vùng nông thôn phía tây nam Trung Quốc.

Anh Ruxian, chủ nhân của chú lợn này cho biết, từ khi được sinh ra anh rất khó chăm sóc và cho chú lợn ăn.

Mặc dù ban đầu khá sợ hãi khi thấy thân hình kỳ dị của con vật nhưng hiện tại, chú lợn nhỏ trở nên "khá dễ thương" với anh Ruxian.

Con lợn có 3 mắt, 2 mõm.

Tại Trung Quốc, có khá nhiều loài động vật đột biến và nổi tiếng trên truyền thông. Tháng trước cũng có 1 con lợn đột biến với khuôn mặt người và một "của quý" trên trán.

Theo video chia sẻ, con lợn thở hổn hển, ngáp ngáp yếu đuối. Chưa xác định được nguồn gốc của video từ đâu nhưng được dân mạng chia sẻ rộng rãi.

Một con lợn khác với "của quý" ở trên trán.

Rất nhiều người suy đoán lý do đằng sau sự biến dạng của động vật là do ô nhiễm môi trường.

Năm ngoái, anh Tao Lu, một nông dân sở hữu con lợn biến dạng ở Yanan, Nam Ninh, Trung Quốc. Đây là con thứ 19, con cuối cùng trong đàn lợn sinh ra. Rất nhiều người liên lạc với anh để mua con lợn. Đáng buồn thay, con vật đã chết sau khi bỏ bú mẹ.

Tuần trước, cũng tại Trung Quốc xuất hiện một con cừu sinh ra với 6 chân. Video được quay ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy, 3 chân cừu mọc ra từ chân trái phía trước. Cừu mẹ sinh được 4 con nhưng chỉ duy nhất con dị tật này sống sót.

Let's block ads! (Why?)

Dự định dang dở của nữ tình nguyện viên tử nạn khi giúp dân vùng lũ

“Nó nói sắp tới sẽ về quê làm cho gần nhà”

Như Báo Gia đình và Xã hội đã đưa tin, vào khoảng 11h30 phút ngày 20/10, một vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại tuyến đường liên xã Quảng Tiên - Quảng Tân và Quảng Trung (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đã khiến một tình nguyện viên tử nạn khi đang đi giúp người dân vùng lũ.

Nạn nhân là em Đặng Thị Thu Hương (SN 1994, ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), là thành viên của nhóm phượt “S2 và những người bạn”.

Vào thời điểm đó, Hương chở một bạn gái nữa đi mua thuốc cho người dân, khi ra đến tuyến đường liên xã, do đường hẹp, lại ngập bùn trơn nên xe máy bị trượt bánh làm hai người ngã ra đường. Cùng lúc đó, một chiếc xe tải từ phía sau chạy đến không phanh kịp đã khiến Hương tử vong, còn bạn gái ngồi sau bị nứt xương tay.

Hương nói chuyện với một cụ bà 100 tuổi trong chuyến đi giúp bà con vùng lũ tại Quảng Bình. Ảnh: L.H

Chúng tôi tìm về nhà em Hương (cô gái tử vong trong vụ tai nạn) ở tiểu khu 6, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Trong không khí tang thương, hàng trăm người dân cùng bạn bè từ khắp nơi của H. đang tập trung lo hậu sự cho em. Bố mẹ em Hương là anh Đặng Văn Dũng (53 tuổi) và chị Đoàn Thị Tâm (45 tuổi), cùng nhiều người thân ngồi bệt dưới đất khóc ngất trước di ảnh của con.

Bà Đặng Thị Mùi (cô ruột của Hương) nói trong nước mắt: “Con bé nó hiền hậu, đức tính tốt và điềm đạm lắm cô chú ơi. Bấy lâu nay nó hăng say với công tác thiện nguyện, có tiền là nó dành dụm để quyên góp cho người dân nghèo. Nó bảo, mình còn may mắn hơn rất nhiều người nên tiết kiệm được là nó tiết kiệm để mua quần áo cho trẻ em vùng khó khăn, vì nơi đó các em cần quần áo hơn”.

Hương giúp bà con vùng lũ tại xã Quảng Tiên dọn dẹp sau lũ. Ảnh: L.H

Theo bà Mùi, gia đình Hương có ba anh em, bố mẹ làm ruộng nên cuộc sống gia đình em cũng chỉ đủ sống chứ không dư dả gì. Từ năm 14 tuổi, Hương đã được tuyển vào Huế học võ thuật, em cũng từng nhận được huy chương vàng trong một cuộc thi võ thuật. Sau đó, em chuyển sang học văn hóa, học ngành du lịch rồi tham gia nhiệt tình các hoạt động thiện nguyện.

“Lần cuối cùng tôi gặp nó là cách đây hơn 1 tháng, lúc đó nó về tổ chức sinh nhật cho chị dâu và đứa em. Trước đó, Hương làm việc tại một khách sạn ở thành phố Huế. Nhưng vừa rồi nó bảo xin nghỉ rồi, xong đợt đi tình nguyện này nó sẽ về quê xin việc làm cho gần nhà, gần ba mẹ. Ai ngờ, chưa kịp thực hiện thì nó đã gặp nạn rồi. Tội nghiệp lắm cô chú ơi, bố mẹ nó từ hôm qua đến giờ khóc thương nó đến kiệt sức rồi”, bà Mùi nói tiếp.

Anh Đặng Văn Tuyên, một người hàng xóm gần nhà em Hương. cho biết: “Em ấy là một người rất nhiệt tình, năng nổ, có hoạt động gì tại địa phương mà có thể tham gia được thì em ấy luôn có mặt. Sự ra đi của Hương khiến chúng tôi vô cùng xót xa”.

Bà Đặng Thị Mùi (cô ruột Hương) đau đớn kể về đứa cháu. Ảnh: M.K

“Con bé này rất tuyệt vời”

Hương tham gia vào nhóm phượt “S2 và những người bạn” cách đây gần 2 năm. Trước khi về giúp bà con vùng lũ ở Quảng Bình, Hương đang trong hành trình đi Tây Bắc. Tuy nhiên, theo tiếng gọi của đoàn, nói rằng người dân ở Quảng Bình đang cần các bạn tình nguyện nên Hương cùng nhiều bạn nữa đã nhanh chóng về đây giúp bà con vùng lũ vượt qua khó khăn.

Trước khi đến với xã Quảng Tiên, Hương cùng với nhóm cũng đã đến nhiều xã khác nữa ở địa bàn tỉnh Quảng Bình để trao quà cứu trợ và giúp bà con dọn dẹp lại hậu quả của lũ.

Em Hồ Thị Thanh Nguyên (người đi cùng Hương lúc xảy ra vụ tai nạn) vẫn chưa hết bàng hoàng. Ảnh: M.K

“Đoàn chúng tôi tuy không trực thuộc ai cả nhưng chúng tôi hoạt động rất có kỷ luật. Các thành viên muốn đi đâu đều phải xin phép. Trước khi xảy ra tai nạn, Hương nói có người dân hỏi thuốc chữa đau gì đó nên xin phép đi mua thuốc cho bà con.

Nhưng không ngờ, đang trên đường về thì xảy ra sự việc đau lòng. Lúc em ấy ngã xuống, túi thuốc vẫn còn treo trên xe. Con bé này quá tuyệt vời, nó lúc nào cũng rất nhiệt tình và trách nhiệm. Sự ra đi của em ấy là một sự mất mát quá lớn cho gia đình và cả chúng tôi”, anh Phạm Hữu Đức Anh, admin nhóm phượt “S2 và những người bạn” cho biết.

Sự ra đi của Hương đã khiến người thân và bạn bè vô cùng đau xót. Ảnh: M.K

Bạn Lưu Thị Mĩ Hằng, một thành viên đi tình nguyện cùng với Hương kể: “Em mới quen chị ấy trong đợt đi tình nguyện lần này. Thấy chị ấy rất vui tính và nhiệt tình. Trong lúc dọn dẹp giúp bà con, em có chụp rất nhiều hình, thấy tình tình chị ấy hay nên em toàn chĩa máy ảnh về chị ấy. Giờ xem lại ảnh thì hầu hết đều có chị ấy”.

Hàng xóm, láng giềng và bạn bè từ khắp nơi đã lần lượt đến chia buồn cùng gia đình. Nhiều cá nhân và nhóm tình nguyện khác cũng đến tận nơi chia buồn, giúp đỡ gia đình lo hậu sự theo phong tục của địa phương.

Let's block ads! (Why?)

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp “thiêu đốt” với dạ hội cúp ngực

Người đẹp Nguyễn Thị Ngọc Duyên vừa tiết lộ những bộ trang phục dạ hội sẽ mang đến cuộc thi “Nữ hoàng Sắc đẹp Toàn cầu – Miss Global Beauty Queen 2016” với thiết kế ấn tượng, độc đáo.

Là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt tại cuộc thi Miss Global beauty Queen 2016, chân dài Ngọc Duyên chuẩn bị vô cùng chu đáo về mọi thứ. Sau những hình ảnh tuyệt đẹp về bộ áo dài truyền thống của NTK Nhật Dũng, vừa qua Ngọc Duyên lại khiến nhiều ngươi thích thú với ba bộ  dạ hội tuyệt đẹp với lối thiết kế hiện đại, tôn nét sắc sảo của. 

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Với sự đầu tư chăm chút và kỹ lưỡng cho từng bộ trang phục, Ngọc Duyên mong muốn giới thiệu một hình ảnh đại diện Việt Nam rạng rỡ.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Bộ trang phục đầu tiên với tông màu trắng chủ đạo được lấy cảm hứng từ “thần thái” thanh lịch, trang nhã và quý phái của Ngọc Duyên.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

 Để hoàn thành chiếc đầm dạ hội này, từng chiếc tiết lông vũ, hạt đá pha lê và cườm trắng trong được đính hoàn toàn bằng tay trong xuyên suốt 3 ngày.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Chiếc đầm đuôi cá màu đỏ huyết dụ làm tôn lên những đường cong quyến rũ và làn da trắng mịn.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Bên trên được trang trí bằng những hạt pha lê lấp lánh cùng họa tiết nổi cầu kì chạy dài đến phần eo làm tăng thểm vẻ duyên dáng của đại diện Việt Nam.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Người đẹp ghi điểm với chiếc đầm quây vô cùng quyến rũ, gợi cảm.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Đầm đen huyền bí được thiết kế đơn giản nhưng được cắt, xẻ táo bạo lại càng làm thêm nét gợi cảm, e ấp, thanh thoát. 

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

 Bộ váy dạ hội đen huyền bí càng giúp Ngọc Duyên toát lên nét trang trọng và thêm nổi bật tại đấu trường nhan sắc Quốc tế.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Bên cạnh đó với chiều cao 1,74 m, vóc dáng cân đối, thon thả, làn da trắng mịn được đánh giá đang ở độ chín về nhan sắc, Ngọc Duyên được đặt  rất nhiều kỳ vọng.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Sinh năm 1993, hiện là sinh viên năm ba trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP. HCM, Ngọc Duyên từng đoạt các thành tích như top 5 cuộc thi người đẹp Phụ Nữ Thời Đại năm 2012, giải ấn tượng Miss Teen 2012, giải đồng Siêu mẫu Việt Nam 2015.

Giải đồng Siêu mẫu 2015 đẹp thiêu đốt với dạ hội cúp ngực

Dự kiến Ngọc Duyên sẽ tham gia tất cả các hoạt động của cuộc thi trước khi bước vào đêm tranh tài chung kết sẽ diễn ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Theo Danviet.vn

Let's block ads! (Why?)

Cụ ông tử vong sau khi được chẩn đoán triệu chứng... thai nghén

Bệnh nhân Nguyễn Đình Trương, 67 tuổi, thôn Tân Trung, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhập viện với triệu chứng tức ngực, mệt mỏi. Thế nhưng khi có chuyển biến nguy kịch Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà lại chuyển bệnh nhân lên tuyến trên với chẩn đoán các triệu chứng thai nghén.

Người nhà ông Trương cho biết vào sáng 10/10, ông Trương thấy hơi mệt nên gọi con dâu chở đến viện khám. Trước khi đi bệnh viện, ông Trương vẫn đi lại bình và ăn uống bình thường. Khi được người nhà đưa đi bệnh viện, ông Trương vẫn tự ngồi sau xe máy được.

Người nhà kể lại sự việc ông Trương nhập viện và tử vong.

“Sáng 10/10, cha kêu mệt, tức ngực nên tôi chở ông xuống bệnh viện. Hai cha con định xuống khám rồi về, nhưng sau khi thăm khám các bác sĩ thấy huyết áp lên cao nên cho nhập viện và đưa vào phòng cấp cứu.

Khoảng 0h ngày 11/10, cha tự nhiên bị toát mồ hôi, tôi vội vàng chạy đi tìm bác sĩ trực. Bác sĩ đến xem tình hình rồi tiêm cho cha một mũi thuốc. Sau khi tiêm, thấy tình trạng của cha chuyển biến xấu, các bác sĩ cho chuyển viện lên tuyến trên là Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Giấy ra viện có nhiều chi tiết kỳ lạ.

Khi rời Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà là khoảng 2h30 ngày 11/10. Vào gần đến Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh thì cha tắt thở, lúc này khoảng 3h sáng 11/10”, chị Phan Thị Dung (con dâu ông Trương) kể lại.

Chị Dung cho biết thêm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà bố trí xe cấp cứu chở ông Trương vào bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, nhưng trên đường chuyển viện cấp cứu không có một máy móc thiết bị hỗ trợ gì, chỉ có một y tá đi kèm.

Giấy ra viện ghi giờ ra viện là 9h19 ngày 11/10, tức là sau khi ông Trương tử vong trên đường chuyển viện đến 6 tiếng đồng hồ. Và một mâu thuẫn nữa, đây là giấy ra viện chứ không phải là giấy chuyển viện khi bệnh nhân đang nguy kịch.

Đặc biệt, có một điều rất khôi hài là, trong tờ giấy ra viện này ghi chẩn đoán: Hen, không xác định, diễn giải: hen tim. Ngoài ra, bác sĩ còn kết luận thêm bệnh kèm theo: Tăng huyết áp có sẵn chưa xác định gây biến chứng cho thai nghén, khi đẻ và sau khi đẻ... thận mạn/thiếu máu đề kháng không xác định.

Ngày 21/10, phóng viên đến Bệnh viện Đa khoa Lộc Hà để tìm hiểu sự việc, tuy nhiên Giám đốc bệnh viện ông Võ Viết Quang khước từ làm việc với lý do đang bận, chưa thể trả lơi báo chí.

Let's block ads! (Why?)

"Chuyến bay định mệnh" của người cha anh hùng và phi công tử nạn

Hơn 11 năm trước, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Dương Văn Thanh (Phó trung đoàn 910)- người cha của phi công Dương Lê Minh cũng anh dũng hi sinh trên chuyến bay huấn luyện.

Mấy ngày nay, từ "xóm nhà binh" tổ 1 (P.Lộc Thọ, TP.Nha Trang, Khánh Hòa)- quê của Thiếu tá Dương Lê Minh đến Trung đoàn không quân 910 (đóng tại Nha Trang) lặng buồn, tiếc thương trước tin dữ. Thiếu tá Minh cùng 2 phi công trên máy bay trực thăng số hiệu 8632 EC-130T2 tử vong khi thực hiện bay huấn luyện và gặp nạn ở khu vực Bà Rịa- Vũng Tàu.

Chiều 19/10, căn cứ ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Hà Tiến Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 18 ký quyết định truy thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá cho đồng chí Dương Lê Minh.

Theo Đại tá Phạm Văn Đông, Phó Chính ủy Trường Sĩ quan Không quân, gia đình Thiếu tá Minh có truyền thống theo nghiệp phòng không. Bản thân ba Minh là Thượng tá Dương Văn Thanh (nguyên Phó trung Đoàn 910, Quân chủng Phòng không - Không quân, giảng dạy tại Trường Sĩ quan Không quân) cũng từng là một phi công lão luyện và anh hùng.

Theo các tài liệu của Trường Sĩ quan Không quân, Thượng tá Dương Văn Thanh là giảng viên bay, sử dụng thành thạo 3 loại máy bay với hơn 2.195 giờ bay; trực tiếp đào tạo 48 phi công tốt nghiệp ra trường. Thượng tá Thanh đảm trách thành công nhiệm vụ bắn đạn thật về đề tài sử dụng rốc-két C5-KO, lắp đặt trên máy bay L-39 của Quân chủng Phòng không - Không quân. 

Ông Thẩn kể về gia đình truyền thống phi công của Thiếu tá Minh. Ảnh Trương Định

Ngày Thượng tá Thanh gặp nạn và anh dũng hi sinh, người con trai duy nhất của mình là Dương Lê Minh cũng đang là học viên của nhà Trường sĩ quan Không quân (niên khóa 2002-2006). Kể về chuyến bay "định mệnh" với Thượng tá Thanh, các cán bộ chiến sĩ nhà trường, Trung đoàn 910 đầy cảm phục, trước tấm gương sáng về tài trí và bản lĩnh anh dũng.

Khoảng 15 giờ 25 phút, ngày 29/4/2005, Thượng tá Thanh cùng học viên phi công Đào Việt Hưng trên chuyến bay L-39 đang bay huấn luyện chiến đấu thì đột ngột chết máy trên không. Máy bay lao vào hướng đảo Hòn Tre, cách bờ Nha Trang khoảng 3km.

Biết không thể nào tự khắc phục được sự cố kỹ thuật, Thượng tá Thanh khẩn báo cho Sở Chỉ huy và nhận được lệnh “cho phép đồng chí nhảy dù để thoát hiểm”. Giữa làn ranh sinh- tử mong manh, Thượng tá Thanh ra lệnh cho phi công Hưng nhảy dù, còn mình cố gắng điều khiển máy bay lướt sang trái, tránh lao vào khu du lịch trên đảo, giảm thương vong có thể xảy ra cho người dân, du khách trên đảo.

Đến khi cách đảo chừng 1km, máy bay sát xuống biển, không còn đủ độ cao để thực hiện các thao tác thoát hiểm. Theo lãnh đạo Trường Sĩ quan không quân, khi các đơn vị chức năng tiếp nhận hiện trường, mọi người phát hiện tay của Thượng tá Thanh vẫn đang nắm chặt cần lái. 

Ngày 9/1/2007, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho thượng tá Dương Văn Thanh. (Ảnh Thượng tá Thanh khi làm nhiệm vụ, ảnh tư liệu)

Tưởng chừng ngã khụy sau cú sốc ấy nhưng anh Minh vẫn quyết theo con đường nối nghiệp phi công. Chưa kịp viết hết những khát vọng dang dở của người cha trên bầu trời, cũng trên chuyến bay huấn luyện "định mệnh" hơn 11 năm sau, Thiếu tá Minh gặp nạn, tử vong. 

Ông Nguyễn Bá Thẩn, Tổ phó tổ 1 (P.Lộc Thọ) từng là quân nhân phụ trách kỹ thuật trên máy bay không quân từ năm 1975 ngậm ngùi: Một gia đình, hai thế hệ anh hùng.

Theo ông Thẩn, hành động hi sinh dũng cảm của ông Thanh lúc đó đã giảm thiệt hại cho người dân, du khách khu vực đảo Hòn Tre. Ông Thanh chấp nhận không nhảy dù khi máy bay gặp sự cố, mà bình tĩnh vòng trái đưa máy bay ra khỏi đảo Hòn Tre cách chừng 1km trước khi rơi xuống biển. 

“Hai bố con tính khí hiền lành, vui vẻ, ai cũng thương quý. Chưa biết nguyên nhân cụ thể vụ việc cháu Minh thế nào, nhưng tôi tin với truyền thống anh hùng, bản lĩnh của gia đình là phi công, giáo viên bay huấn luyện không quân, chắc chắn Minh cùng các phi công đã làm những gì tốt nhất có thể. Sự mất mát này ai cũng thương tiếc, khó mà bù đắp được”, ông Thẩn bộc bạch.

Let's block ads! (Why?)

Khách đánh nữ nhân viên hàng không tìm đến nhà xin lỗi

Ngày 21/10, trả lời Báo Giao thông, hành khách Trần Dương Tùng, một trong hai người liên quan đến vụ việc hành hung nữ nhân viên sân bay cho biết: “Dù sự việc cũng đã qua rồi, qua đây tôi thấy rất ăn năn, muốn đến gặp trước hết để chân thành mong chị Q.A thông cảm, đồng thời hỏi thăm sức khoẻ chị. Nhưng suốt từ sáng đến trưa nay, tôi đã tìm theo địa chỉ nhà của chị Q.A, nhưng hiện tại vẫn chưa liên hệ được. Tôi đã hỏi khắp khu phố nhưng không ai biết nhà chị ở đâu. Liên hệ qua số điện thoại thì không thấy chị nghe máy".

Hành khách Trần Dương Tùng tìm đến địa chỉ nhà nữ nhân viên hàng không trên phố Trần Phú, Hà Nội. Ảnh: Văn Huế 

"Lúc ở sân bay, tôi hoàn toàn không biết chị là nhân viên hàng không. Sau khi làm việc với đồn công an Nội Bài, tôi mới biết chị phải nhập viện cấp cứu. Lúc đó do vẫn đang ở đồn công an nên tôi đã gọi điện cho người nhà đến bệnh viên hỏi thăm sức khỏe chị, nhưng bác sĩ nói chị đã ra viện, về nhà nghỉ ngơi" - ông Tùng nói và cho biết sẽ tiếp tục cố gắng liên hệ để trực tiếp xin lỗi nữ nhân viên Q.A.

Hành khách Trần Dương Tùng đã cố gắng liên lạc qua điện thoại để tìm chính xác địa chị nhà nhưng chị Q.A chưa bắt máy. Ảnh: Văn Huế 

Trước đó, như Báo Giao thông đã thông tin, chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài, 2 hành khách là Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi, cùng trú Hà Nội) sau khi làm thủ tục đi trên chuyến bay VN7256 từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh đã có hành vi xúc phạm và hành hung 1 nhân viên của Trung tâm khai thác Nội Bài là N.L.Q.A tại khu vực quầy làm thủ tục (quầy 38) dẫn đến việc chị Q.A bị choáng và buồn nôn, phải đưa đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Chiều cùng ngày, chị Q.A đã được ra viện, về nhà nghỉ ngơi.

Cục Hàng không Việt Nam sau đó đã có quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không 12 tháng đối với ông Trần Dương Tùng, cấm vận chuyển hàng không 6 tháng đối với ông Đào Vịnh Thuấn.

Let's block ads! (Why?)

Thông tin mới nhất về hai bé mắc dị tật đầu nhỏ nghi do virus Zika

Theo đó, ngày 19/10 Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa phát hiện thêm 2 trường hợp bị chứng đầu nhỏ từ lúc mới sinh. Đó là các bé Giàng Thị Tuyết (7 tuổi) và Giàng A Đông (4 tuổi). Hai bé là anh em ruột, quê ở xã Ea Dăh (huyện Krông Năng).

Thông tin hai cháu bé bị dị tật đầu nhỏ bẩm sinh đúng vào thời điểm virus Zika đang có những diễn biến phức tạp ở Việt Nam nên nhiều người nghi ngờ hai trường hợp trên bị dị tật đầu nhỏ là do virus Zika.

Tuy nhiên, chiều ngày 21/10 Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu đã cho biết, hai trường hợp hội chứng đầu nhỏ mới được phát hiện tại Đắk Lắk không có dấu hiệu mắc virus Zika.

Theo phân tích của PGS Phu, thời điểm hai cháu sinh ra virus Zika chưa ghi nhận ở Việt Nam và châu Á, vì thế khả năng hai cháu bị dị tật đầu nhỏ do virus zika là rất khó.

Không chỉ virus Zika, dị tật đầu nhỏ còn do nhiều nguyên nhân khác.

Đồng thời, PGS Phu cũng cho biết, chứng đầu nhỏ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm virus (rubella…), vi khuẩn (giang mai...), ký sinh trùng (toxoplasma…), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền…

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước đã ghi nhận 9 trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 5 ca nhiễm.

Dù việc xét nghiệm virus Zika là miễn phí, nhưng số lượng người dân đến xét nghiệm virus Zika không cao. Tính đến thời điểm này, đa phần các trường hợp xét nghiệm và phát hiện virus Zika đều do phía các đơn vị y tế yêu cầu người bệnh phải làm xét nghiệm.

Let's block ads! (Why?)