Monday, October 17, 2016

Giòn thơm hấp dẫn món cà tím kẹp thịt chiên

Miếng cà tím kẹp thịt chiên với lớp vỏ vàng giòn hấp dẫn, bên ngoài là cà tím béo mềm và nhân thịt đậm đà, đủ để khiến bất kì ai cũng phải “ngã gục”!



240g cà tím

2 quả trứng

45g bột mỳ

20g nước

20g bia

Hỗn hợp ướp thịt:

180g thịt heo xay

15g bột bắp

1 muỗng canh dầu hào

2 muỗng canh nước tương

5 tép tỏi

1 muỗng canh rượu nấu ăn

15g đường cát

1 chút muối

Hỗn hợp sốt:

2 muỗng canh nước sốt tiêu

1 muỗng canh giấm

20g nước

10g bột bắp



Cho thịt vào tô ướp cùng với dầu hào, nước tương, 3 tép tỏi băm, rượu nấu ăn, muối, 5g đường và trộn đều.


Tiếp đến cho bột bắp và hành lá thái nhuyễn vào, trộn đều lần nữa.


Cà tím rửa sạch rồi cắt khúc tròn mỏng như hình. Sau đó bạn cho nhân thịt vào giữa hai miếng cà tím.


Đập trứng vào tô, khuấy tan sau đó cho bột mỳ và nước, bia, chút muối vào, khuấy đều.


Bắc chảo ngập dầu lên bếp, khi dầu nóng đầu thì nhúng miếng cà tím kẹp thịt vào hỗn hợp bột cho vào rán vàng hai mặt, chín đều thì vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu.


Tiếp đến cho nước sốt tiêu, giấm, 10g đường và một chút muối vào trộn đều trong tô. Tiếp đến bạn thêm 10g bột bắp hòa cùng 20g nước vào. Bắc chảo lên bếp cùng chút dầu ăn, cho 2 tép tỏi băm vào phi thơm sau đó cho hỗn hợp trên, khuấy nhanh tay, có thể thêm vào chút sa tế cho thêm phần hấp dẫn.


Khi ăn, rưới đều nước sốt lên cà tím.

Cà tím khi được tẩm bột chiên sẽ có lớp vỏ giòn rụm, bên trong thì mềm và có vị béo béo rất ngon, quyện với phần nước xốt dẻo dẻo hấp dẫn lắm! Đặc biệt điểm nhấn của món ăn này chính là phần nhân thịt đậm đà, ngon tuyệt! Món cà tím kẹp thịt chiên này ngoài phục vụ bữa chính thì còn thích hợp để dùng ăn chơi, ăn giữa buổi nữa đấy!

Chúc các bạn thành công với cách làm cà tím kẹp thịt chiên này nhé!

Nguồn: BSC

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Ký ức kinh hoàng của những nạn nhân buôn người

Bắt cóc táo tợn

Bị đánh đập, cưỡng hiếp, đe dọa nếu trở về sẽ bị giết. Đó là những gì chị Hoàng Thị Vân (SN 1982, ở Mèo Vạc, Hà Giang) phải chịu đựng khi rơi vào tay những kẻ buôn người cách đây 2 năm. Buổi chiều hôm ấy, khi chị đang về nhà cùng cô mình là bà Hoàng Thị Sùng sau khi hái đỗ trên nương bỗng xuất hiện 3 thanh niên lạ mặt tiến lại hỏi han. 

Bất ngờ, một người xông vào bóp cổ, đập đầu chị Vân vào gốc cây. Khi chị Vân hét lên kêu cứu thì bị những kẻ lạ mặt dùng báng súng đập vào đầu, sau đó, chúng kéo cả hai về phía Trung Quốc.

Do chị Vân mất quá nhiều máu, 3 tên buôn người nhai lá rừng, dùng khăn của cô Sùng đắp, băng bó vết thương cho chị. Thấy cô Sùng đã già không bán được, chúng trói cô vào một gốc cây rồi tiếp tục kéo chị Vân đi. Nạn nhân nói với lại: “Cô mà thoát được thì báo cho gia đình đến cứu cháu”. Thấy vậy, chúng đánh đập chị Vân và đe: “Câm mồm, mày nói nhiều tao đánh chết”.

Chị Lầu Thị Cho cùng con bị anh trai lừa bán sang Trung Quốc.

Rất may, bà Hoàng Thị Sùng sau đó thoát ra, về thông báo gia đình cùng bộ đội biên phòng. Phần chị Vân, những kẻ buôn người kéo chị sang đất Trung Quốc thì phát hiện có người truy đuổi nên nhốt chị vào một hang đá. Hai tên trèo lên đỉnh núi cảnh giới còn một kẻ ở lại hãm hiếp người phụ nữ. Sau khi thỏa mãn thú tính, chúng thả chị ra khỏi hang vì biết nếu mang nạn nhân theo sẽ không thoát được. 

Bộ đội biên phòng đồn Săm Pun (Mèo Vạc, Hà Giang) nhanh chóng xác định 3 kẻ bắt chị Vân là Súng Mí Gấu (SN 1993, ở Mèo Vạc, Hà Giang) và hai đối tượng người Trung Quốc là Vừ Mí Nô (SN 1989), Vừ Mí Già (SN 1988). Sùng Mí Gấu bị bắt, còn chị Vân được trở về gia đình nhưng kể từ đó chị không dám lên nương nếu không có chồng cùng đi.

Không phải ai cũng may mắn như chị Vân, bởi 3 đối tượng trên từng 8 lần bắt cóc phụ nữ và thành công trong 3 vụ. Sùng Mí Gấu khai, sau khi học hết lớp 9, Gấu sang Trung Quốc làm ăn và quen các đối tượng buôn người. 

Gấu và đồng bọn thường phục kích tại các đường mòn giáp biên chờ phụ nữ đi qua để bắt. Có trường hợp nạn nhân đi cùng đàn ông chúng vẫn nổ súng đe dọa, bắt lấy phụ nữ. Tổng cộng, chúng bán được 3 người, thu 21.000 nhân dân tệ và 30 triệu đồng. Số phận những nạn nhân đó tới giờ vẫn là câu hỏi chưa lời đáp.

Bị chính anh trai lừa bán

Trong căn nhà vách đất đối diện cột cờ Lũng Cú, chị Lầu Thị Cho (SN 1985, ở Đồng Văn, Hà Giang) kể cho phóng viên câu chuyện mình và con bị chính người anh trai lừa bán. Tháng 4/2015, anh trai có gọi điện cho chị nói có một làng bên Trung Quốc làm ăn rất dễ, lương tới 6.000 nhân dân tệ một tháng và rủ chị sang đó làm ăn. 

Tin tưởng, chị Cho cùng con là Già Thị Mái (SN 2012) theo anh trai sang bên kia biên giới. Sau nhiều ngày di chuyển bằng taxi, xe khách, chị bị tách khỏi anh trai và nhận ra 2 mẹ con đều bị bán. Tại đây, chị phải làm việc trong một công xưởng, bữa ăn chỉ có cơm trắng nhưng cũng hay bị bỏ đói.

Được 2 tháng, chị Cho trốn ra ngoài nhưng không biết đường đi, tiếng nói, lại chẳng có tiền bạc nên không thể trở về. Kẻ mua chị nhanh chóng tìm ra và dụ chị quay về với lời hứa “tao mua của ai tao sẽ trả về người đó”. Thực tế, Cho lại bị bán cho một ông chủ khác với công việc nặng nhọc hơn. Tới tháng 9/2016, mẹ con chị mới được gia đình và bộ đội biên phòng giải cứu.

“Nó bị lừa đi, ngày nào tôi cũng khóc, không biết 2 mẹ con có bị sao không. Nhà tôi phải vay 4.000 nhân dân tệ để đi tìm nó, tới nay vẫn chưa trả được nợ. Lúc nó mới về người rất yếu không làm được gì, giờ đỡ rồi” - bà Vạc Thị Dính, mẹ chị Cho nói.

Lừa mẹ trước, lừa con sau

Ngày 29/8/2016, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) phát hiện một phụ nữ dắt theo 2 cháu nhỏ có biểu hiện nghi vấn. Trước sự đấu tranh của các cán bộ biên phòng, kẻ buôn người là Vừ Thị Chở (SN 1982, ở Vân Nam, Trung Quốc) buộc phải thừa nhận hành vi của mình.

Theo đó, chị Vừ Thị Cho (SN 1978, ở Đồng Văn, Hà Giang) có hoàn cảnh khó khăn, chồng nghiện rượu và thường xuyên đánh đập chị. Chị Vừ Thị Cho bị những kẻ buôn người dụ dỗ sang Trung Quốc làm ăn sẽ nhận lương cao. Theo chúng qua biên giới, chị lập tức bị mua đi, bán lại. Trong thời gian ở Trung Quốc, nạn nhân tiết lộ số điện thoại của con mình cho Vừ Thị Chở. 

Đối tượng liền gọi điện cho các cháu Lầu Thị Sính (SN 2001), Lầu Mí Cá (SN 2015) lừa là bạn của mẹ các cháu, nhờ mình đón sang chơi. Chở dặn các cháu không được kể chuyện cho ai, đến ngày chợ phiên sẽ đón. Mong gặp mẹ, 2 đứa trẻ ngây thơ nhanh chóng đồng ý đi theo “mẹ mìn”, rất may được bộ đội biên phòng kịp thời phát hiện, sau đó phối hợp với nước bạn đưa cả chị Vừ Thị Cho về nước.

Trong tháng 9/2016, Đồn biên phòng Phó Bảng phát hiện một cô gái đi từ phía Trung Quốc về trong tình trạng quần áo rách nát. Người này được xác định là Hù Thị Xu (SN 1994). Xu cho biết mình cùng Hù Thị Cắm (SN 1999, cùng ở Điện Biên) bị nhóm thanh niên ở Hà Giang làm quen qua Zalo rồi lừa bán với giá 14.000 nhân dân tệ/người. Đến ngày 25/9, lực lượng biên phòng đã bắt 3 đối tượng trong nhóm buôn người này, gồm: Lừu Gỉ Tề (SN 1992), Vàng Mí Phà (SN 1987), Thào Mí Sính (SN 1989, cùng ở Hà Giang).

Thượng tá Nguyễn Đắc Lan, Phó trưởng phòng Ma túy và tội phạm, Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết: Trong năm 2016, Biên phòng tỉnh đã phát hiện, điều tra 16 vụ mua bán người, xử lý 10 đối tượng, giải cứu 10 phụ nữ và 3 trẻ em. 

Ông Lan nhận định, hoạt động mua bán người, bắt cóc chiếm đoạt phụ nữ trẻ em trên địa bàn biên giới Hà Giang rất phức tạp. Các đối tượng ở hai bên biên giới câu kết với nhau hình thành các đường dây mua bán, bắt cóc phụ nữ, trẻ em Việt Nam bán sang Trung Quốc bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. 

Chúng có thể rủ nạn nhân đi chơi hoặc vẽ ra viễn cảnh giàu sang bên Trung Quốc để lừa bán. Nếu nạn nhân không đồng ý, các đối tượng khống chế, ép họ lên xe đưa đi bán.

Còn đại úy Đàm Đức Thuyên, Đồn phó Biên phòng Phó Bảng cho biết, các nạn nhân của tội phạm mua bán người thường là nữ, người dân tộc thiểu số. Họ thường được mua về làm vợ cho những đàn ông Trung Quốc nghèo, tình trạng nạn nhân bị bán làm gái mại dâm hiện nay ít xảy ra. Tuy nhiên, cũng chính vì ở với gia đình các “ông chồng” nghèo khó nên các nạn nhân bị bóc lột sức lao động nặng nề…

(* Tên một số nạn nhân đã được thay đổi)

Theo số liệu của Bộ Công an, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước xảy ra hơn 2.200 vụ mua bán người, với 3.300 đối tượng, lừa bán gần 4.500 nạn nhân, so với cùng thời gian trước tăng 11,6% tổng số vụ. Không chỉ xảy ra hiện tượng mua bán phụ nữ, trẻ em, cơ quan chức năng còn phát hiện cả mua bán nam giới, trẻ sơ sinh, mua bán bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê hoặc mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Let's block ads! (Why?)

Phát hiện muỗi tại Việt Nam nhiễm virus Zika

Phát hiện muỗi tại Việt Nam nhiễm virus Zika - 1

Virus Zika đã có mặt (với tỷ lệ rất thấp) trong quần thể muỗi vằn tự nhiên ở Nha Trang.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, kết quả này là một phần Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam (Dự án) với mục tiêu dài hạn là phát triển ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn tự nhiên Wolbachia nhằm hạn chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue trong cộng đồng.

Tại Việt Nam, khi bắt đầu ghi nhận ca nhiễm Zika trên người từ tháng 4/2016, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm các cá thể muỗi vằn tự nhiên này để xác định khả năng muỗi có nhiễm virus Zika, Dengue hoặc Chikungunya.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 56 cá thể muỗi vằn tự nhiên dương tính với Zika (0,24%), 29 cá thể muỗi vằn tự nhiên dương tính với vi-rút Dengue (0,12%) và không có cá thể nào dương tính với virus Chikungunya.

Như vậy virus Zika đã có mặt (với tỷ lệ rất thấp) trong quần thể muỗi vằn tự nhiên ở Nha Trang.

“Việc phát hiện các trường hợp nhiễm Zika trên người ở một số địa phương trong thời gian gần đây cho thấy virus Zika hiện đã lưu hành trong muỗi vằn tự nhiên”, ông Phu cảnh báo.

Đến nay, Việt Nam đã có 9 trường hợp nhiễm Zika trên người được ghi nhận tại Việt Nam gồm 4 người ở TP. Hồ Chí Minh (trong đó có 2 người nước ngoài), 1 người ở Nha Trang, 1 người ở Phú Yên, 1 người ở Bình Thuận, 1 người ở Bình Dương, 1 người nước ngoài đến thăm người thân ở Trà Vinh).

Do vậy, người dân cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát muỗi và phòng, tránh muỗi đốt đã được Bộ Y tế khuyến cáo để phòng bệnh.

Trước đó, tỉnh Khánh Hòa đã thả hàng ngàn con muỗi Aedes Aegypti ra đảo Trí Nguyên để… thay thế muỗi tự nhiên.

Quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia sẽ được thả ra đảo Trí Nguyên (thuộc P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) để thay thế muỗi tự nhiên có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết.

Theo các nhà khoa học quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào muỗi tự nhiên sẽ gây ra những ức chế sự nhân lên của virus Dengue - virus gây bệnh sốt xuất huyết - đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi thường.

Let's block ads! (Why?)

Vẫn chưa tìm được bé trai 8 tuổi bị nước cuốn xuống cống

Khoảng 14 giờ chiều qua, ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương trời mưa rất to. Bé Hoàng Xuân Hiếu, 8 tuổi, ra bên ngoài chơi bị nước dâng cao cuốn xuống nắp cống mất tích.

Suốt đêm qua, hàng trăm người dân cùng lực lượng cứu hộ đã mở rộng phạm vi tìm kiếm 2km tính từ miếng cuống xuống và dùng lưới chắn để tìm kiếm bé Hiếu. Tại hiện trường, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng và thương tiếc cho đứa bé xấu số bị nước cuốn trôi. 

Lực lượng chức năng giăng lưới để phòng ngừa trường hợp thi thể nạn nhân mất tích bị cuốn trôi.

Sáng nay, lực lượng cứu hộ tiếp tục được tăng cường để mở rộng phạm vi tìm kiếm. Lực lượng quân đội cũng đã tăng cường để phục vụ việc công tác tìm kiếm.

Ngay lúc này, mẹ bé Hiếu đang ngồi khóc bên vị trí cống con trai bị cuốn xuống. Rất đông người dân tụ tập chờ thông tin.

Mẹ bé Hiếu khóc ngất chờ tin con

Các lực lượng chức năng đang bàn phương án tìm kiếm bé trai

Phương án tìm kiếm mới được đưa ra là sẽ xuống cống kéo lưới để tìm bé Hiếu và sẽ tìm kiếm phạm vi 3km trên bờ, nơi bụi cây, bãi đất trống bé Hiếu có thể bị cuốn lên do nước dâng cao.

Theo ông Hạnh, người dân chứng kiến vụ việc, tại vị trí bé Hiếu bị cuốn xuống cống ngày hôm qua, nước dâng cao hơn 0,5 mét, chảy xiết, cuốn xoáy bé Hiếu xuống cống.

Miệng cống - nơi bé trai 8 tuổi bị nước cuốn

Người dân và lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm bé trai ở hai bên bờ suối

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

Mẹ bé Hiếu khóc chờ tin con trai bị nước cuốn xuống cống.

Let's block ads! (Why?)

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh

Hai người đẹp là "nàng thơ" của nhà thiết kế Chung Thanh Phong trong bộ sưu tập sắp ra mắt.

<a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/angela-phuong-trinh/' title='Angela Phương Trinh' target='_blank'>Angela Phương Trinh</a> diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Hoa hậu Mỹ Linh tạo dáng trong mẫu váy trễ vai.

<a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/angela-phuong-trinh/' title='Angela Phương Trinh' target='_blank'>Angela Phương Trinh</a> diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Đối lập với hình ảnh dịu dàng của Mỹ Linh, Angela Phương Trinh khoe nét gợi cảm trong kiểu tạo dáng vén váy cao đến hông. Mốt không nội y được cô áp dụng với phong cách này. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Các "nàng thơ" trong bộ sưu tập này là những gương mặt nổi bật như Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Phạm Hương, Lan Khuê, Minh Tú, Thu Minh, Chi Pu, Angela Phương Trinh, Mai Ngô, Lilly Nguyễn… Chỉ có Mỹ Linh và Phương Trinh là diện trang phục trắng, tượng trưng cho vẻ đẹp của các thiên thần. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Hai huấn luyện viên Lan Khuê và Phạm Hương khoe đùi với jumpsuit. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Thu Minh diện váy lấy cảm hứng từ áo corset (áo bóp eo) của phụ nữ châu Âu thời xưa. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Họ cùng truyền tải thông điệp "Love your body, be yourself" ("Hãy yêu cơ thể của bạn, hãy là chính bạn").

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Chi Pu tạo dáng bên "người yêu tin đồn" Gil Lê. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Lilly Nguyễn (trái) và Mai Ngô (giữa) là hai gương mặt được chú ý tại cuộc thi Gương mặt thương hiệu 2016. 

Angela Phương Trinh diện mốt không nội y bên Hoa hậu Mỹ Linh 

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2016 – cô gái dân tộc H'Ăng Niê (giữa) – góp mặt ở chương trình. Show của Chung Thanh Phong sẽ diễn ra vào ngày 19/10 tại TP HCM. 

Tường Nhiên

Theo VNE

Let's block ads! (Why?)

Chồng vũ phu giật tóc vợ kéo lê trên phố Trung Quốc gây phẫn nộ

Người chồng thô bạo đã túm tóc lôi vợ ra khỏi taxi rồi kéo lê trên phố. Trong khi đó, người đi đường chỉ đứng nhìn, thậm chí còn cười hả hê.

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

Mới đây một đoạn clip ghi lại cảnh tượng người chồng vũ phu giật tóc vợ kéo lê trên đường phố ở Trung Quốc trong sự thờ ơ của những người chứng kiến khiến cộng đồng mạng nước này dậy sóng. 

Người chồng giật tóc vợ rồi kéo xuống xe taxi

Trong đoạn clip, người phụ nữ dường như không có chút phản ứng nào trên khuôn mặt, thậm chí không kêu la khi bị chồng kéo khỏi taxi, sau đó kéo lê trên đường. 

Còn người chồng thô bạo vừa giật tóc vừa hét lên: "Vào xe! Mày muốn vào xe hay muốn bị ăn đòn?".

Rất nhiều người đi đường chứng kiến cảnh tượng này. Tuy nhiên, họ chỉ đứng nhìn, đưa điện thoại ra quay phim, chụp ảnh và cười hả hê.

Người phụ nữ dường như không có chút phản ứng nào trên khuôn mặt

Đoạn clip này được chia sẻ rộng rãi trên trên mạng Twitter cũng như trang web Sina Weibo của Trung Quốc. Nhiều bình luận tỏ ra phẫn nộ với hành động thô bạo của người chồng và lên án mạnh mẽ sự thờ ơ của những người xung quanh.

Let's block ads! (Why?)

"Nước mắm càng cao đạm càng chứa thạch tín" là thiếu cơ sở khoa học

"Nước mắm càng cao đạm càng chứa thạch tín" là thiếu cơ sở khoa học - 1

Nước mắm cao độ đạm không liên quan gì đến việc có thạch tín hay không mà có thể là do nguồn nước bị nhiễm thạch tín.

Hoang mang nước mắm cao đạm chứa thạch tín

Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì số lượng nước mắm tính theo đầu người tăng theo cấp số nhân. Đây là thị trường màu mỡ để các doanh nghiệp cùng nhau chen chân vào thị phần này.

Đằng sau câu chuyện mở rộng thị trường của các doanh nghiệp thì ở vị trí của người tiêu dùng, họ thường thích mua nước mắm theo vị, ít ai để ý đến độ đạm. 

Chị Nguyễn Thị Phương – Tân Mai, Hà Nội cho biết, gia đình chị thường đặt mua cả thùng nước mắm Phú Quốc từ Phú Quốc về ăn quanh năm, chẳng bao giờ để ý đến độ đạm. Sau khi nghe nước mắm độ đạm cao có thạch tín, chị mới nhìn thì thấy độ đạm nước mắm gia đình chị đang dùng là 45.

Băn khoăn không biết vì sao nước mắm có độ đạm cao lại chứa thạch tín, chị Phương đành tạm thời không ăn nước mắm trong vài ngày, thay thế bằng các loại bột canh, xì dầu.

Không chỉ riêng chị Phương mà trên mạng xã hội mọi người cũng chia sẻ về băn khoăn nước mắm gia đình mình đang dùng. Chị Vũ Thị Thọ trú ở Hà Nam cho biết nhà chị thường xuyên ăn nước mắm nhĩ, độ đạm cao và chị đã kiên quyết ngưng sử dụng, chờ xem kết luận thế nào.

Ngày 14/10, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, câu chuyện nước mắm như thế nào đến nay ông cũng không thể bình luận gì. Hiện Bộ Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra và đến ngày 20/10 sẽ có kết quả cụ thể lúc đó sẽ thông báo để người dân được biết.

Thạch tín đến từ đâu?

Trao đổi với báo Infonet.vn, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho rằng nói nước mắm cao đạm chứa thạch tín là không có căn cứ. Việc cao đạm và thạch tín không có liên quan gì nhau.

PGS Thịnh cho biết từ xa xưa người dân mình sản xuất nước mắm truyền thống bằng cách ủ các loại cá biển và muối trong một thời gian dài bằng phương pháp tự nhiên và các loại đạm từ cá thôi ra tạo ra nước mắm. Tuy nhiên, nước mắm lúc đó độ đạm cũng không thể cao được, chỉ từ 15 – 20 độ. 

Ngay nay, công nghệ thực phẩm hiện đại nên người ta áp dụng kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm nước mắm có độ đạm cao, thuận lợi cho người tiêu dùng từ khâu vận chuyển lẫn việc sử dụng. Vì thế độ đạm cao luôn là ưu tiên của người dùng.

Trước việc nước mắm độ đạm cao có thạch tín, PGS Thịnh nghi ngờ có thể do nguồn nước khi sử dụng làm nước mắm. Hiện nay, người dân ở các địa phương đều chưa có nước máy dùng cho sinh hoạt, đa số họ dùng nước ngầm như giếng khoan, giếng khơi... 

Thực tế, nguồn nước ngầm ở nước ta ô nhiễm rất nhiều, một số nơi có chứa asen, hay còn gọi là thạch tín. Người dân lấy nước này dùng cho sinh hoạt và sản xuất thì không chỉ trong nước mắm có thạch tín mà trong nước ăn uống cũng chứa thạch tín.

Ngoài ra việc nước mắm chứa thạch tín có thể do cá ở vùng biển ô nhiễm, muối ở vùng biển ô nhiễm. Còn việc làm nước mắm truyền thống nhưng họ cho các enzim vào để cho mẻ nước mắm nhanh hơn, nếu bảo trong các enzim này có chứa thạch tín là không đúng. PGS Thịnh cho biết các enzim này được phép dùng và hoàn toàn an toàn, đây là các loại men sinh học.

Ngoài ra, PGS Thịnh cũng cho biết nhiều người bài trừ nước mắm công nghiệp chỉ sử dụng nước mắm truyền thống cũng không đúng bởi mỗi loại nước mắm có ưu điểm khác nhau. 

Nước mắm truyền thống rất “nặng mùi” và mặn nên nhiều người không thích, họ chuyển sang ăn nước mắm công nghiệp, là nước mắm làm theo công nghiệp, cá và thịt mang đi thuỷ phân để chiết lấy nước mắm giống như xì dầu chiết xuất từ đậu tương. 

Khi nước mắm công nghiệp mùi không đặc trưng thì nhà sản xuất có thể sử dụng thêm các loại phụ gia vào để cho thơm hơn. 

Let's block ads! (Why?)