Sunday, October 2, 2016

“Làng đu dây” ở Hà Nội đổi đời sau gần thế kỷ

500 người gồm cả già trẻ, lớn bé hàng ngày không còn phải đi chung con đò sắt cũ kỹ, hiểm họa luôn rình rập. Cây cầu mới đã thực sự nối những bờ vui cho những người dân quê lam lũ sau gần một thế kỷ.

Gần thế kỷ đu dây vượt sông

Chúng tôi tìm đến thôn Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội vào một ngày đầu thu đầy nắng. Từ phố Tía, nằm trên QL1 hỏi thăm vào Ngọc Liễu ít người biết, nhưng khi hỏi bằng thông tin kèm theo là “làng đu dây qua sông”hầu như ai cũng biết. Có lẽ, hình ảnh người dân đã gần 90 năm phải đu dây trên con đò sắt qua sông đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân quanh vùng nên nhắc tới ai cũng nhớ.

Vượt qua cây cầu vẫn còn mới, chúng tôi sang làng Ngọc Liễu, ghé vào nhà một gia đình sống sát chân cầu, gặp chủ nhà là ông Trịnh Lê Phượng, 52 tuổi.

Ngồi bên hiên nhà, hướng mắt ra phía cây cầu và dòng sông Nhuệ đang êm đềm chảy, ông Phượng kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng khi chưa có cây cầu. Làng Ngọc Liễu, nơi ông Phượng cùng hàng trăm hộ dân sinh ra và lớn lên vốn là một dải đất liền kề với các thôn khác trong xã. Thế nhưng từ năm 1930, khi thực dân Pháp cho khai dòng sông Nhuệ cắt ngang làng Ngọc Liễu với xã Nghiêm Xuyên thì Ngọc Liễu trở thành một ốc đảo, ba hướng được bao quanh bởi con sông Nhuệ.

Ông Hữu cho biết, đầu năm 2014, sau nhiều năm kiến nghị, UBND huyện Thường Tín đã có nguồn ngân sách và phê duyệt xây dựng cây cầu có chiều dài 200m, rộng 5m bắc qua đây. Tháng 10/2015, cây cầu đã được hoàn thành. Ngày cây cầu khánh thành cũng là ngày hội lớn nhất của làng Ngọc Liễu từ trước tới nay.

Thời điểm trước tháng 10/2015, người dân thôn Ngọc Liễu phải ngồi đò sang sông bằng cách đu dây vô cùng nguy hiểm - Ảnh: Infonet

Dòng sông Nhuệ lúc này vô tình chia cách Ngọc Liễu với bên ngoài. Để ra khỏi làng người dân nơi đây chỉ có một cách là vượt sông và phương tiện duy nhất là chiếc đò dây. Chiếc đò dây thủa ban đầu làm bằng gỗ, có tuổi đời hơn 60 năm, đến khi chiếc đò này hỏng thì một chiếc thuyền sắt được chính quyền hỗ trợ đầu tư thay thế. Chiếc thuyền sắt to rộng hơn nên hàng ngày cả làng tới vài trăm lượt đi đi về về liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya, vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối thì thuyền liên tục chật cứng và quá tải.

Ngày nắng thì không sao, những ngày mưa to hay mưa phùn gió bấc, việc qua sông vất vả và nguy hiểm thêm bội phần. Có những hôm trời rét cắt da, cắt thịt mà các cháu học sinh vẫn phải đến trường. Nhìn cảnh các cháu lớn bám tay vào dây để kéo thuyền sang sông trong gió lạnh, những bàn tay nhỏ phải gồng lên để vượt sông, ai nấy đều thấy xót xa. Vất vả gian nan lại nguy hiểm khiến ai nhìn cũng ngậm ngùi nhưng không có cách nào khác, người dân Ngọc Liễu vẫn phải oằn lưng để kéo dây thuyền để được về nhà, được đi làm hay đi học...

Hơn nửa đời người sống trong cảnh ngăn sông, ông Phượng nhớ tất cả những gì diễn ra tại bến sông này mấy chục năm qua. Việc thông thương, giao lưu bên ngoài với chiếc thuyền và sợi dây thừng khiến cả làng phải khốn khổ với những tình huống cười ra nước mắt. Đó là rào cản khiến làng không thể phát triển, người dân không có việc làm, trẻ em hạn chế đến trường và các chế độ xã hội phổ cập chưa đến với người dân nơi đây.

Cùng thế hệ với ông Phượng, ông Nguyễn Văn Tỵ, 58 tuổi, người dân thôn Ngọc Liễu vẫn còn nhớ như in những tháng ngày phải đu dây qua sông. Ông Tỵ tâm sự: “Ngày trước khi chưa có cầu, chúng tôi khổ đủ đường. Việc đi lại hàng ngày đã là một nhẽ, đến những việc lớn hơn như: Xây nhà, cưới vợ, gả chồng cho con cái mới là những chuyện éo le. Ngày tôi tổ chức đám cưới cho con trai, khi rước dâu, hai bên nội ngoại có hàng trăm người lần lượt từng người lên thuyền qua sông. Chiếc thuyền nhỏ đảm nhiệm phần nhiệm vụ rất quan trọng là lần lượt chở từng đoàn người nhà trai nhà gái qua sông nên gia đình phải chuẩn bị dây thừng chắc chắn và làm lại đường lên xuống an toàn trước cả tuần. Đồng thời, phân công riêng một người chuyên kéo dây thuyền cho khách qua sông, giờ rước dâu gia đình phải dự tính làm từ sáng sớm cho kịp”.

Nhịp cầu nối những bờ vui

Ông Nguyễn Văn Kiên (57 tuổi), Trưởng thôn Ngọc Liễu kể lại, không phải quá lâu mà chỉ cách đây ngót chục năm, cả làng có khoảng 300 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu hàng ngày đều đi chung chiếc thuyền sắt cũ kỹ. Trong số đó, có khoảng 100 em học sinh các cấp đang tuổi cắp sách tới trường. Ngày trước, hầu như năm nào cũng có hàng chục vụ tai nạn xảy ra tại đây và đã có nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Cũng chính vì đi lại khó khăn mà nhiều học sinh trong làng đã phải bỏ học giữa chừng. Khi chưa có cầu, trẻ nhỏ trong làng đi học phải dậy sớm hơn các bạn ở thôn khác, nhiều lúc chẳng kịp ăn lót dạ vì hành trình vượt sông có khi đến nửa giờ đồng hồ. Những hôm mưa to, gió lớn, người lớn phải đưa chúng sang sông nhưng sang đến nơi thì quần áo, cặp sách cũng ướt hết. Mưa làm cho con đường xuống bến đò trơn trượt, nhiều cháu học sinh sang được bờ rồi bị ngã bẩn hết quần áo lại phải quay về thay rồi mới dám đi học tiếp…

Đu dây qua sông ở Ngọc Liễu - Ảnh: Infornet

 Trầm ngâm một hồi, ông Kiên hào hứng: “Bây giờ thì đổi đời rồi, trẻ con đi học chỉ cần mấy phút bước trên cây cầu bê tông, nắng mưa, bão bùng không còn lo ngã xuống sông nữa”.

Cả một đời gắn bó với “ốc đảo” Ngọc Liễu, ông Kiên cùng những người dân tại đây đều bám vào nghề nông. Ngọc Liễu có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn lại màu mỡ nên phát triển nông nghiệp rất tốt. Nhưng ngày trước, khi chưa có cầu, năm nào bội thu việc vận chuyển nông sản của bà con mang ra thị trấn bán cũng là cả một hành trình gian nan. Vì vậy, dù có quỹ đất nhưng người dân Ngọc Liễu ít người dám đầu tư phát triển kinh tế trang trại bởi việc vận chuyển quá gian nan.

“Nhưng ngày nay, nhờ cây cầu, cuộc sống thay đổi nhiều lắm, không chỉ việc đi lại thuận lợi, mà kinh tế cũng phát triển hơn nhiều. Từ ngày có cầu, chúng tôi thực sự phấn khởi lắm, phải chính xác là đổi đời các chú ạ! Không có gì bằng được một cây cầu liền với xã, đó là niềm vui sướng vạn đại của bao thế hệ trong làng. Bây giờ, các cháu đã được đi học đúng giờ không phải nhịn đói tới trường, dân làng có điều kiện tiếp xúc và phát triển kinh tế với bên ngoài. Do đường vào thôn đã thuận lợi, hiện tại trong thôn đã có hơn chục hộ xây dựng mô hình kinh tế trang trại, nhiều hộ đã xây được nhà tầng khang trang rồi”, ông Kiên xúc động nói.

Ông Hoàng Xuân Hữu, Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên, một lãnh đạo có nhiều năm công tác tại địa phương vẫn nhớ về những chuyến đò đu dây vượt sông để sang Ngọc Liễu như kỷ niệm không bao giờ quên. Ông Hữu chia sẻ: “Ngày trước, khi cây cầu chưa có, lãnh đạo xã sang Ngọc Liễu họp, thăm bà con hay có việc gì cũng đều phải đi đò sang sông. Ban ngày đã khó khăn, ban đêm khi trong làng có vụ việc gì cần chính quyền can thiệp thì vất vả vô cùng. Một tháng, chúng tôi chỉ có vài lần sang Ngọc Liễu để họp hành hoặc thăm bà con nhưng đã thấy gian nan rồi. Vậy mà, hàng thế kỷ qua người dân vẫn phải hàng ngày vượt sông thì còn vất vả đến đâu. Thật lòng, với vai trò là lãnh đạo địa phương tôi thấy xót xa lắm. Thương bà con mà chỉ biết kiến nghị lên cấp trên để xin kinh phí xây cầu mà bao nhiêu năm không được”.

Theo ông Hữu, giờ đây, cây cầu được bắc qua sông Nhuệ chắc chắn sẽ giúp Ngọc Liễu vươn mình. “Trước kia bà con trồng được mớ rau muốn đem ra chợ xã bán cũng ngại vì đi lại mất rất nhiều thời gian. Giờ đây, nhiều hộ đã và đang đầu tư làm ăn lớn với mô hình trang trại. Về an sinh xã hội, nếu trước đây chẳng may có người mắc trọng bệnh phải đi cấp cứu thì cũng mất cả tiếng mới qua được sông, giờ có cầu chắc chắn những chuyện buồn đó vĩnh viễn không còn nữa. Các cháu nhỏ thì không còn phải nơm nớp lo muộn học, lo ngã xuống sông như thuở nào. Bây giờ, mỗi lần đi qua cầu sang Ngọc Liễu thăm bà con, lúc nào trong lòng tôi cũng thấy vui phơi phới, mừng cho sự đổi đời của người dân”, ông Hữu tâm sự.

Let's block ads! (Why?)

Saturday, October 1, 2016

Tòa hoãn xử vì bị hại thấy mặt bị cáo là ngất xỉu

Theo hồ sơ, Đỗ Thành Nguyên chung sống như vợ chồng với chị Thu (mẹ ruột bị hại) tại một cái chòi ở xã An Tịnh. Em N. (bị hại, sinh năm 2002) sống với bà ngoại ở thị trấn Trảng Bàng. Em N. thường xuyên đến chòi để phụ mẹ bán trái cây. Lợi dụng lúc chị Thu đi vắng, Nguyên đòi quan hệ với em N. và được em đồng ý. Tính từ giữa tháng 9-2015 đến tháng 10-2016, cả hai đã quan hệ ba lần. 

Đầu tháng 3-2016, gia đình thấy em N. có dấu hiệu không bình thường nên đưa đi khám. Bác sĩ cho biết em N. đã mang thai 20 tuần. Gia đình đã gửi đơn tố cáo đến Công an huyện Trảng Bàng để yêu cầu xử lý hình sự.

Bị cáo Nguyên ngồi trước tòa.

Khi thấy biểu hiện bất thường của bé N. tại phiên tòa, PV đã tiếp xúc và được em N. kể lại như sau. Khoảng tháng 8-2015, ông Nguyên ghé nhà bà ngoại chở em N. xuống chòi phụ mẹ bán khoai. Đến chòi, do chị Thu không có nhà nên Nguyên đã cưỡng hiếp em N. Sau đó, Nguyên còn dọa sẽ giết cả hai mẹ con em N. nếu kể chuyện này với ai. Nên giờ nhìn thấy Nguyên, em N. lại ngất xỉu vì sợ.

Let's block ads! (Why?)

Người phát tán clip sex của phó giám đốc có thể ngồi tù

Vừa qua, dư luận xôn xao khi trên mạng xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh ân ái giữa ông N.V.V - Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng với chị N.H, nguyên là kế toán một trường tiểu học. Ông V và chị H không có quan hệ hôn thú, bản thân ông V đã có vợ con.

Câu chuyện ông N.V.V bị lộ clip sex đã đặt ra nhiều câu hỏi, người phát tán clip sex nói chung và người phát tán clip “ân ái” của ông V sẽ bị xử lý thế nào? nếu những người trong clip chính là người phát tán hoặc gửi cho vợ hoặc chồng của người mình đang quan hệ “bất chính”.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã trao đổi với luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý, Đoàn Luật sư Hà Nội).

Clip “nóng” của ông N.V.V bị phát tán trên mạng (Ảnh cắt từ clip). Ảnh: NLĐ

Thưa luật sư, người phát tán clip sex lên mạng bị xử lý như thế nào?

- Người phát tán hoặc đăng tải hình ảnh có nội đồi trụy như clip sex lên mạng có thể bị xử lý về tội “Làm nhục người khác” hoặc tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Tuy nhiên, đối với tội “Làm nhục người khác” thì bắt buộc phải có đơn đề nghị xử lý của người bị hại (người có trong hình ảnh hoặc clip bị phát tán). Trong khi tội “Truyền bá Văn hóa phẩm đồi trụy” thì không cần những người liên quan tố cáo hoặc yêu cầu xử lý mới xử lý mà chỉ cần cơ quan điều tra phát hiện ra người đã thực hiện hành vi vi phạm là đã có thể xử lý.

Trường hợp của ông N.V.V bị lộ clip nóng, luật sư có thể cho biết, người phát tán đoạn clip sex sẽ bị xử lý thế nào?

- Để xử lý người phát tán clip sex của ông N.V.V thì cần phải xác định danh tính người phát tán cũng như động cơ, mục đích của hành động này. 

Nếu mục đích của người tung clip là để bêu riếu, hạ thấp danh dự của người trong clip thì xử lý về tội “Làm nhục người khác”. Còn nếu mục đích là phát tán cho nhiều người xem thì bị xử về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Người phạm tội “Làm nhục người khác” có thể ngồi tù tới 3 năm, còn tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” có thể ngồi tù 15 năm.

Từ câu chuyện của ông N.V.V, nhiều người đặt câu hỏi, nếu một trong hai người quan hệ ngoại tình cố tình ghi lại clip sex rồi gửi tới vợ hoặc chồng của người mình đang có quan hệ bất chính nhằm phá hoại hôn nhân của người tình thì có bị xử lý hình sự hay không?

- Nếu một trong hai người đang có quan hệ bất chính gửi clip sex tới vợ hoặc chồng của người mình đang có quan hệ bất chính nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình của người tình thì khó có căn cứ xử lý hình sự đối với người gửi bởi họ không có động cơ phổ biến, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tới nhiều người, hoặc có mục đích làm nhục người khác.

Người gửi clip sex cũng khó bị xử lý về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”.

Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định rất rõ, người phạm tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” là người đã có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Như vậy, nếu chỉ có clip sex của hai người có quan hệ bất chính thì chưa thể xác định họ đã chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn nên khó để xử lý hình sự.

Tuy nhiên, nếu hành vi của người gửi clip sex chưa cấu thành tội phạm thì họ sẽ bị xử phạt từ 30-50 triệu đồng vì có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc” theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Xin cảm ơn luật sư.

Let's block ads! (Why?)

Bé gái 14 tuổi mang thai, sau 2 năm mới biết cha của đứa trẻ là anh họ

Chiều 1/10, công an huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Tấn Kỷ (SN 1987, xã Duy Hòa) về hành vi Giao cấu với trẻ em.

Khoảng tháng 6/2016, ông Lê Văn S (SN 1964) có đơn gửi đến cơ quan chức năng tố cáo về hành vi của ông M (SN 1969) khiến con gái mình là T (SN 2000) có thai. Sau khi T sinh con, ông M “quất ngựa truy phong”, không cấp dưỡng, để ông S phải nuôi cháu ngoại. Khi T mang thai chỉ mới học lớp 7 và đã phải nghỉ học.

Ông S buồn rầu khi con gái mới 14 tuổi đã sinh con

Nhận đơn, cơ quan chức năng mời bé T lên làm việc. T khai mình có thai với ông M. Khi T mang thai chỉ mới 14 tuổi nên công an xã mời những người liên quan đến làm việc.

Ông M được mời lên làm việc. Ông bác bỏ lời khai của bé T và cho rằng, đứa trẻ không liên quan gì đến mình.

Ông M được đưa đi giám định ADN với đứa trẻ. Kết quả cho thấy, giữa ông M và đứa trẻ không có quan hệ huyết thống.

Theo lời khai của bé T, nhiều thanh niên ở địa phương được giám định ADN. Kết quả giám định cho thấy, ADN của Kỷ trùng với ADN của đứa trẻ. Sau đó, Kỷ bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giao cấu với trẻ em. Điều đáng nói, Kỷ là con của dì ruột bé T.

Căn nhà của gia đình ông S

Gia đình ông S thuộc hộ nghèo nhiều năm nay. Ông có hai đứa con gái. Vợ ông mất từ nhiều năm trước. Hiện, T đang làm việc tại một quán cà phê để nuôi con. Cháu bé nay đã 1,5 tuổi.

Let's block ads! (Why?)

Vé tàu Tết Đinh Dậu: Hết vé những ngày cao điểm

 Hành khách chờ mua vé tàu về quê ăn Tết Đinh Dậu

Sáng 1.10, ga Sài Gòn tổ chức bán bán vé tàu tết Đinh Dậu 2017 dành cho tất cả người dân đi lại trong dịp Tết qua mạng và trực tiếp tại ga Sài Gòn.

Ngày từ đầu buổi sáng rất đông hành khách có mặt tại ga Sài Gòn để chờ mua vé tàu trực tiếp. Nhiều người đã đặt chỗ qua mạng cũng có mặt tại ga lấy số thứ tự để chờ thanh toán.

So với những năm trước, năm nay không có cảnh chen lấn, xếp thành hàng dài, hành khách ngồi trật tự trên ghế chờ để đến lượt mua vé. Trong khuôn viên nhà ga, lực lượng bảo vệ được tăng cường để hướng dẫn hành khách. Ngoài ra, ga Sài Gòn phối hợp với FPT, Ngân hàng VIB thành lập tổ hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng trong khâu đặt chỗ, thanh toán tiền và lấy vé.

Hành khách tìm hiểu thông tin ở bảng hướng dẫn, ngày giờ tàu chạy

Chị Nguyễn Thị Lan (quê Thanh Hóa) cho biết, so với những năm trước, năm nay việc mua vé khá dễ dàng và không còn cảnh chen lấn, xếp thành hàng dài. Việc nhắn tin lấy số tứ thự qua mạng cũng được thuận lợi. "Tuy nhiên, giá vé năm nay quá cao. Vé giường nằm ở tầng trệt lên đến 2 triệu đồng, cao rất nhiều so với những năm trước nhưng tôi cũng đành chấp nhận mua tấm vé để về quê”, chị Lan nói.

“Tôi nghĩ vé về quê cũng khoảng 1 triệu đồng nhưng khi đến mua thì vé ngày 24 tháng Chạp có giá 1,6 triệu đồng. Gấp đôi ngày thường. Một năm có Tết một lần nên thôi đành bấm bụng mua 4 tấm vé về quê sum họp cùng gia đình”, anh Nam Giang quê Quảng Nam nói.

Nhiều người cho rằng vé tàu Tết năm nay quá cao

Ghi nhận trong buổi sáng đầu tiên bán vé, một số hành khách mua vé về quê ăn Tết tuyến Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn những ngày cao điểm đã không còn vé do đã được đặc hết, trong khi đó một số hành khách mua vé ở tuyến ngắn  không thể mua vé vì nhà ga đang bán vé chặn dài và chặn ngắn cũng đã được đặt hết vé qua mạng. Trong ngày đầu bán vé cũng không xảy ra tình trạng nghẽn mạng.

“Chỉ trong thời điểm đầu mở bán vé tàu Tết lượng khách truy cập khá cao. Có thời điểm 7.000 người truy cập nhưng không xảy ra tình trạng nghẽn mạng”, đại diện Công ty FPT cho biết.

So với những năm trước, năm nay không xảy ra tình trạng chen lấn, xếp thành hàng dài khi mua vé tàu Tết

Ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, trong buổi sáng bán vé tàu Tết Đinh Dậu diễn ra ổn định, không xảy ra tình trạng ùn ứ. Những vé hết thời gian mua mà khách chưa lấy vé sẽ được cập nhật trên hệ thống để hành khách theo dõi.

Ông Văn cũng khuyến cáo để đảm bảo quyền lợi cho hành khách đi tàu, người dân không nên mua vé qua “cò” do vé sẽ không hợp lệ và không được lên tàu.

Lãnh đạo ga Sài Gòn khuyến cáo người dân không nên mua vé qua “cò” do vé sẽ không hợp lệ và không được lên tàu.

Theo ông Văn  để phục vụ Tết Đinh Dậu 2017, ngành vận tải đường sắt bố trí 12 đôi tàu Thống Nhất và 10 đôi tàu khu đoạn phục vụ người dân về quê ăn Tết.

Số lượng vé bán ra khoảng 293.000 vé, trong đó có 133.000 vé thời gian từ từ 17 đến 25/1/2017 (từ 20 đến 28 tháng Chạp năm Đinh Dậu).

Còn 160.000 vé sẽ phục vụ thời gian sau Tết để mọi người trở lại Sài Gòn làm việc. So với Tết Bính Thân, lượng vé giảm khoảng 5.000 chỗ so với năm trước vì ngành đường sắt cải tạo, nâng cấp chất lượng một số toa tàu từ nhiều chỗ thành ít chỗ hơn.

Khi đặt mua vé qua mạng, hành khách có thể chọn hình thức thanh toán thẻ ngân hàng hoặc trả sau trong vòng 72 giờ sau khi đặt chỗ thành công. Trường hợp khác muốn đổi - trả vé phải tiến hành trước 24 giờ tàu chạy đối với vé tập thể và trước 10 giờ đối với vé cá nhân và mất phí 30% giá vé.

Khách đến mua vé trực tiếp tại ga Sài Gòn sẽ lấy số thứ tự với cú pháp GASG – tên hành khách - 4 số cuối CMND gửi 8377. Mỗi ngày, ga sẽ cấp 1.000 số cho khách mua trực tiếp.

Theo lãnh đạo ga Sài Gòn, đến 14h ngày 1.10 đã có 72.399 chỗ đặt thành công, xuất được 21.037 vé. Ga Sài Gòn đã phát 3.350 số thứ tự xếp hàng qua tin nhắn SMS (kế hoạch mỗi ngày bán 1.000 số).

Let's block ads! (Why?)

Ngày thu nhâm nhi bánh quy vừng giòn rụm thật thích!

Chẳng cần đến lò nướng, bạn vẫn có thể làm ra một mẻ bánh quy vừng giòn tan rôm rốp ngon lành đấy nha!

Let's block ads! (Why?)

Mấy ai bị stress dưới 3 lần?

Chuyên gia khoa tim mạch ở ĐH Y khoa Mainz (CHLB Đức) đã phát hiện lượng nội tiết tố adrenalin của tuyến thượng thận tăng thấy rõ ở nhóm nhập viện vì thiếu máu cơ tim dù không thừa mỡ máu nhưng quá thừa… stress! Hậu quả là mạch máu thành tim co thắt đến nghẹt cứng khi gia chủ mệt mỏi, khi nhiều cảm xúc hay thiếu ngủ… Vùng cơ tim quanh đó bất ngờ thiếu máu đến độ kêu xe cấp cứu không kịp.

Điểm đáng nói là tiến độ và tần suất của phản ứng co mạch vành tim tỉ lệ thuận với cường độ stress. Theo kết quả nghiên cứu của khoa bệnh lý do stress ở Munich (CHLB Đức), chỉ cần 3 lần căng thẳng trong ngày đã đủ để huyết áp dao động và rối loạn nhịp tim. Thử hỏi hiện nay, liệu có mấy ai bị stress dưới 3 lần mỗi ngày trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng vì đủ thứ chuyện như ở xứ mình?

Có chuyện buồn cũng có điều vui. Các nhà nghiên cứu về “bệnh tim do lo lắng thái quá” ở ĐH Mainz đã phát hiện tình trạng rối loạn nhịp tim ở người bị trên đe dưới búa vẫn không khó cải thiện nếu biết cách:

- Giữ cho dòng máu luân lưu có độ loãng lý tưởng để máu đừng “kẹt” khi qua chỗ hẹp. Đó là lý do vì sao càng lúc càng có nhiều thầy thuốc cài trong phác đồ điều trị hoạt chất làm loãng máu của dược thảo thuộc nhóm “hành khí hoạt huyết” như khổ sâm, đan sâm, vàng đằng…

- Hỗ trợ sức co bóp của cơ tim, chẳng hạn với chất đạm L-Carnitine, theo kinh nghiệm của ngành y khoa sinh học ở châu Âu.

- Ngăn ngừa cục máu đông trong lòng mạch máu, như với men nattokinase, theo kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản - xứ sở từng nhiều năm giữ “huy chương vàng” về tỉ lệ nhồi máu cơ tim.

Ổn định dẫn truyền thần kinh tim bằng cách tiếp tế khoáng tố magiê - vốn có tác dụng vừa chống stress vừa điều hòa nhịp tim ở người dễ giận, hay lo, mau buồn.

Hình ảnh nghịch lý của xã hội được tiếng văn minh là cuộc sống không còn đủ thời gian thư giãn. Áp lực công việc, tiếng động, môi trường ô nhiễm… hòa quyện vào nhau đã đẩy mạch máu thành tim vào thế dựa lưng sát vách. Tức nước ắt sớm phải vỡ bờ. Không lạ gì nếu cả trăm ngàn người trên khắp 5 châu phải mất mạng mỗi năm vì nhồi máu cơ tim.

Đáng nói là, dù có may mắn gặp đúng thầy, đúng thuốc vẫn không thể giải quyết được gút mắc nếu không tìm ra cách làm cho tim đập đều nhịp lúc đang căng đầu, làm cho mạch máu dẻo dai khi đang bốc hỏa... Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều thầy thuốc chọn giải pháp phòng bệnh tim hơn chữa bệnh và trị liệu toàn diện thay vì chỉ trông mong vào thuốc đặc hiệu. Muốn tim đừng mệt phải giúp tim khi tim còn khỏe. Không có cách nào khéo hơn!

Let's block ads! (Why?)