Monday, September 26, 2016

Bức ảnh đám đông quay lưng lại với bà Hillary hút triệu 'like' trên Facebook, Twitter

Bà Hillary Clinton sắp tới đây có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ. Tối 25/9, bà đã gặp gỡ các cử tri ở Orlando. Bà mặc bộ vest màu xanh cobalt đứng trên bục vẫy tay chào trong căn phòng chật cứng người.

Tuy nhiên, thay vì tất cả hàng trăm con mắt đổ dồn về bà thì đám đông đã quay lưng lại với bà, giơ máy cảnh lên cao và chụp "Selfie".

Bức ảnh gây sốt dân mạng.

Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Barbara Kinney chụp và đăng lên Twitter. Chỉ sau vài giờ đăng tải, bức ảnh nhận đến gần 20.000 lượt yêu thích, 8.000 chia sẻ và thu hút hàng trăm bình luận.

"Ồ, thế hệ thiên niên kỷ thực sự ghét bà Hillary", một nhận xét của thành viên mạng.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn nước rút trong cuộc tranh cử tổng thống nên nhiều người đã nghi ngờ rằng chính bà Clinton đã dàn dựng bức ảnh 

"Tôi nghĩ là bà ấy đề nghị mọi người 'tự sướng'? Chiến lược truyền thông này cũng không hề kém ông Trump rồi", một người chia sẻ trên Twitter.

Hay một nhận xét tương tự: "Có sai không khi tôi tự hỏi bà ấy đang đề nghị mọi người chụp ảnh cùng lúc?".

Ứng cử viên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton chụp ảnh trong điện thoại của người ủng hộ.

Hiện tượng chụp ảnh "tự sướng" đã tạo nên nhiều bức ảnh đáng nhớ như bức ảnh Đức Giáo Hoàng, Tổng thống Barack Obama...

Let's block ads! (Why?)

Cận cảnh cách sơ cứu khi bị vết thương cứa cổ trong vòng "một nốt nhạc"

Thời gian vừa qua, liên tiếp các trường hợp tử vong do bị tai nạn vết thương cứa vào cổ dẫn đến mất máu, các bác sĩ nhận định nguyên nhân là do sơ cứu chưa đúng cách hoặc không sơ cứu nạn nhân trước khi chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu.

Để người dân biết được những động tác ban đầu khi sơ cứu cho các nạn nhân khi không may bị tai nạn, chiều ngày 26/9, TS Dương Đức Hùng – Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch (Viện Tim mạch Quốc gia) đã có những hướng dẫn chi tiết, với những độc tác dễ thực hiện nhất ở cộng đồng.

Theo TS Hùng, đứt mạch máu nếu biết cách sơ cứu sẽ cứu được nạn nhân, nếu không tùy vào nơi vết thương xảy ra bệnh nhân có thể tử vong sau vài phút do mất máu.

TS Hùng cho biết, nguyên tắc chung nạn nhân bị thương ở động mạch đùi, động mạch cảnh, mạch tay… thì động tác đầu tiên đối với người dân, người phát hiện ra nạn nhân hoặc thậm chí là trực tiếp nạn nhân dùng tay ấn một lực đủ mạnh vào vết thương làm sao hạn chế tốt nhất được máu chảy ra.

Bước tiếp theo đó là dùng mảnh vải, có thể là xé luôn áo đang mặc trên người ấn vào vết thương, sau đó xé một mảnh vải nhỏ hoặc dây ở xung quanh làm ga-ro buộc phía bên trên vết thương.

Tiếp tục xé một miếng vải dài quấn quanh vết thương và nhìn xung quanh có thể lấy một cành cậy, một chiếc bút chì, một chiếc thước kẻ để xoáy chặt miếng vải vừa quấn tròn cho chặt vừa tới.

Sau khi làm xong những động tác này, nhanh chóng cầu cứu người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Đối với những vết thương ở trên cổ, ngoài những động tác như trên, nếu trường hợp không có bất kỳ vật dụng gì có thể sơ cứu nạn nhân thì dùng cánh tay gần phía vết thương ép chặt vào để cầm máu, sau đó dùng chính tay bên kia để làm điểm trụ sau đó xé áo, quần hoặc vải xung quanh làm dây để quấn tròn xung quanh, sao cho cố định về thương và đưa nạn nhân đến viện theo đúng tư thế đã sơ cứu.

TS Hùng nhắc lại, nguyên tắc cơ bản nhất đó là phải bình tĩnh, nhanh chóng xử lý cầm máu vết thương, nếu không có vải hoặc vận dụng sơ cứu được xung quanh thì xé luôn áo đang mặc để sơ cứu cho bệnh nhân.

Bởi trong trường hợp đứt động mạch cảnh, động mạch chủ thì nạn nhân sẽ mất máu rất nhanh trong vòng 2-3 phút.

Dưới đây là một vài động tác hướng dẫn sơ cứu qua hình ảnh được TS Dương Đức Hùng thực hiện và giới thiệu:

Sau khi phát hiện nạn nhân gặp nạn bị chảy máu...

...cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu cho bệnh nhân, khi đó có thể tận dụng mọi vật có thể sơ cứu được, thậm chí là áo đang mặc trên người...

...tiếp theo cho dùng tay của nạn nhân hoặc của mình áp vào phần bị thương của nạn nhân với một lực vừa đủ để hạn chế máu chảy...

...sau đó dùng miếng vải xé nhỏ làm ga-rô cho bệnh nhân và lấy vải ấn lên vết thương...

Buộc một lần dây nữa nhằm giữ ổn định vết thương cho bệnh nhân...

... sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Đối với những vết thương hai bên động mạch cảnh ở cổ...

...vẫn dùng phương pháp ấn tay vào vết thương, sau đó dùng miếng vải ấn ngoài vết thương để cầm máu...

...tiếp tục dùng dây và tìm bất cứ vật dụng như cành cây, thước kẻ...

...quấn xung quanh cổ bệnh nhân để giữ cố định vết thương không cho chảy máu.

Trong trường hợp không có vật dụng gì xung quanh, người sơ cứu nhanh chóng xé áo vừa làm miếng vải che ngoài vết thương...

...vừa làm dây để cuốn xung quanh. Lưu ý khi không có cây, có thể dùng 1 tay của nạn nhân đặt lên vết thương, tay kia giơ lên cao và cuốn dây xung quanh để giữ cố định...

...sau khi cố định được nạn nhân nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Let's block ads! (Why?)

Cách nấu canh ốc chuối đậu chuẩn vị Bắc ngon ngất ngây

Với cách nấu canh ốc chuối đậu này cực kỳ hấp dẫn khi thưởng thức trong tiết trời giao mùa đấy.



1,5kg ốc đá hoặc ốc vặn béo

2 bìa đậu phụ

150g thịt ba chỉ

7 quả chuối xanh

30g mẻ

Bột nghệ

Sa tế

Tía tô, ớt tươi



Ốc mua về rửa sạch, sau đó cho vào nồi, thêm 1 thìa muối trộn đều, đun với lửa to tới khi ốc sôi, đảo sơ thấy vẩy ốc bong ra hết là được. Lưu ý bạn không phải cho nước vào để luộc ốc nhé vì khi nấu thì nước ốc đã tiết ra rồi. Khêu ốc xong rửa với muối 1 lần, sau đó rửa lại với dấm trắng cuối cùng tráng kỹ với nước.


Cho 2 thìa gia vị, 1 thìa café bột nghệ vào trộn đều để 15 phút để ốc ngấm.


Lấy 1 chậu nước cho chút dấm vào. Tước vỏ chuối rồi thái miếng vừa ăn, ngâm trong nước pha dấm để chuối không bị thâm.


Đậu phụ thái miếng vuông, cho lên bếp chiên vàng.


Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ bằng 2 đầu ngón tay, đặt lên bếp rang cho cháy cạnh với chút gia vị.


Đổ ốc vào xào cùng với thịt.


Cho chuối vào đảo đều.


Mẻ hòa với 1 tô nước, rây qua rây để loại bỏ bã. Sau đó đổ vào nồi.


Sau đó mới thả đậu vào. Đun sôi, thì hạ nhỏ lửa.


Dùng đũa xiên ngang miếng chuối thấy mềm là canh ốc chuối đậu đã hoàn thành. Có thể thêm chút sa tế cay để gia tăng khẩu vị cho cả nhà nhưng nếu nhà có trẻ nhỏ thì bỏ qua bước này. Nêm nêm lại gia vị cho vừa miệng. Múc ra tô dùng nóng.


Khi tiết trời giao mùa mưa nắng thất thường, bữa cơm tối với tô canh nóng hổi, thơm phức ắt hẳn sẽ được cả nhà xuýt xoa thích thú, bữa cơm vì thế mà cũng thêm phần ngon miệng. Canh ốc chuối đậu với phần nguyên liệu hơi lắt nhắt nhưng cách làm thì đơn giản nên thỉnh thoảng bạn hãy đổi bữa cho cả nhà với tô canh hấp dẫn này nhé! Mùi canh thơm phức, vị chua thanh thanh, ốc giòn giòn thơm thơm ăn kèm chuối bùi kì thực hấp dẫn cực kì.

Hy vọng bạn sẽ hài lòng với cách nấu canh ốc chuối đậu này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Cô giáo bị kỷ luật vì dạy thêm: Giáo viên nói gì?

Vừa qua, báo chí đưa tin trường tiểu học Bành Văn Trân (TP. HCM) đã quyết định cắt thi đua trong năm học 2016 – 2017 đối với cô Đ.T.T.N vì cô này đã tiến hành dạy thêm với học sinh.

Được biết, cô Đ.T.T.N. thuê một địa điểm dạy nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8, phường 7 (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) và dạy thêm 2 nhóm (10 học sinh lớp 4, 5) luyện thi chứng chỉ Cambridge ở cấp độ Movers, Flyers. 

Chủ yếu đây là các em học sinh của trường Bành Văn Trân. Mỗi tuần học sinh sẽ học thêm của cô Đ.T.T.N 2 buổi (mỗi buổi học là 90 phút, với học phí 500.000 đồng/tháng).

Theo Thông tư 17 của Bộ GD&ĐT nêu rất rõ các trường hợp không được dạy thêm, trong đó không chỉ ở cấp tiểu học mà còn đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (điều 4, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT), nên việc dạy thêm của cô N. là trái quy định và đã bị hội đồng kỷ luật của nhà trường áp dụng hình thức cắt thi đua cho cả năm học 2016 – 2017. 

Ngoài ra, cô N. còn phải làm bản tường trình và phải ngưng việc dạy thêm của mình.

Lớp học thêm (ảnh minh họa: Giaoduc.net)

Việc cô giáo đầu tiên bị kỷ luật vì hành động dạy thêm đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn (giáo viên tại TP HCM) chia sẻ: “Tôi không đồng tình việc kỷ luật giáo viên vì nguyên nhân dạy thêm. Bởi lẽ: Nếu trường hợp giáo viên cắt tiết dạy chính khoá để o ép học sinh về nhà học thêm (Điều này học sinh và phụ huynh nhận ra một cách rất rõ ràng và đặc biệt là nơi các em), khi có sự phản ánh cần xử lí nghiêm và xử lí ở mức cao nhất là ra khỏi ngành. 

Vì trong trường hợp này giáo viên không đảm bảo được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác dạy học. Đấy là những suy nghĩ, biểu hiện của người giáo viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, thiếu lương tâm và trách nhiệm, cần loại bỏ ra khỏi ngành để tránh con “sâu làm rầu nồi canh”.

Còn việc giáo viên dạy thêm là một hoạt động cần được cho phép vì giáo viên lao động bằng công sức của bản thân họ. Việc học thêm là nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Nếu xem việc dạy thêm - học thêm là một dịch vụ thì giáo viên là người cung cấp dịch vụ và học sinh có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì các cơ quan chức năng nên xem xét và cấp mã số dịch vụ, có đóng thuế và thực hiện các nghĩa vụ như các ngành nghề khác.

Lúc đó, chắc chắn học sinh và phụ huynh sẽ có quyền lựa chọn dịch vụ tốt nhất và sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các giáo viên trong phương pháp giảng dạy hoặc trang bị cơ sở vật chất cho chỗ dạy được khang trang hơn nhằm thu hút học sinh.

Thời gian vừa qua, vấn đề dạy thêm - học thêm gây tranh cãi không chỉ trong phụ huynh, giáo viên và ngay chính các em cũng biết điều đó. Đỉnh điểm là báo chí đi chụp hình, phản ánh một số nơi dạy thêm của giáo viên và mới đây là kỉ luật một giáo viên. Điều này cho thấy liệu nghề dạy học có thực sự được coi trọng và tôn vinh hay không? Phụ huynh và học sinh sẽ nghĩ về thầy cô của mình thế nào?

Giáo viên khi tổ chức dạy thêm thì số tiền phụ huynh đóng không phải là giáo viên được hưởng trọn vì: Trả tiền thuê nhà để dạy, tiền điện... nhiều khi có học sinh nghèo quá giáo viên cũng miễn học phí cho em đó. Có những em quá yếu cần kèm thêm. Có những giáo viên còn khuyến khích cho các em học bằng cách thưởng bánh, kẹo, đồ dùng học tập...

Hơn nữa, lương giáo viên  không đủ chi tiêu trong gia đình nên buộc phải dạy thêm để trang trải cho cuộc sống. Bản thân tôi dạy 18 năm, lương khoảng 5,5 triệu/tháng. Vợ tôi lương cũng gần như vậy. Ngành y bác sĩ cũng được mở phòng khám riêng, kế toán cũng được làm thêm tại nhà....Vậy tại sao giáo viên dạy thêm ở nhà lại bị kỷ luật?

Tôi thấy xấu hổ khi lao động bằng công sức của mình mà bị kỷ luật. Tại sao chúng ta không đặt câu hỏi ngược lại: Các trường tư và quốc tế học sinh không học thêm, giáo viên không dạy thêm? 

Câu trả lời: Sĩ số học sinh ở những trường đó chỉ có 10-15 học sinh/lớp, lương giáo viên trên 10 triệu/tháng lại được hỗ trợ cơm trưa cho giáo viên thì giáo viên cần gì phải đi dạy thêm và học sinh cũng đâu cần học thêm vì sĩ số ít, trong quá trình học, học sinh gần như được kèm riêng”.

Trái ngược với quan điểm trên, thầy Lê Văn Toán – Giáo viên một trường Tiểu học tại Yên Bái cho hay: “Dạy thêm đúng là thu nhập chính đáng của giáo viên (người lao động) nhưng nếu để trẻ suốt ngày đi học trong khi  kĩ năng sống thực tế, trải nghiệm thực tế trẻ lại không hề có thì không nên.

Không học thêm thì trẻ cũng đã bị nhốt trong một cái "chuồng" không có sự giao tiếp vì cha mẹ bận đi làm. Đã không có giao tiếp giữa thì ngôn ngữ cũng như tình cảm không phát triển được.

Còn nếu nói học thêm là tự nguyện ư? Tất cả là do cha mẹ trẻ và thầy cô (người lớn) tự nguyện thôi. Dạy thêm là nhu cầu của thầy cô, học thêm là nhu cầu của cha mẹ trẻ em và chơi là nhu cầu của trẻ. Ở trường mình, hôm nào đc nghỉ học thì vui sướng lắm. Vậy là đủ biết trẻ có tự nguyện học thêm hay không?”

Trước đó, khi chia sẻ với báo chí, PGS.TS Phạm Trọng Rỹ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho hay: “Tại sao cán bộ nhân viên làm việc chỗ này, nhưng lại đi làm thêm chỗ khác để tăng thu nhập thì lại được, giáo viên họ làm đúng với nghề nghiệp của họ thì lại không được? 

Vấn đề mà chúng ta cần đặt ra là dạy thêm nhưng không được ép trẻ bằng mọi hình thức để buộc trẻ phải đi học thêm. Còn nếu trẻ có nhu cầu, trẻ thích thì tôi có thể đáp ứng nhu cầu để có thu nhập thêm. Đó là một sự chính đáng, hành vi thực sự chính đáng".

Let's block ads! (Why?)

Nam thanh niên bị máy hút lúa “nuốt” cánh tay

Ngày 26-9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị máy hút lúa tại lò sấy làm tổn thương nặng vùng cánh tay. Bệnh nhân được xác định là anh Phan Văn Nhẫn (18 tuổi), ngụ tại ấp 8, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Gia đình cho biết, anh Nhẫn vừa mới vào làm tại lò sấy lúa được 10 ngày thì xảy ra tay nạn. Theo đó, ngày 24-9, anh Nhẫn cùng một số người làm chung đang hút lúa từ ghe lên bộ phận sấy lúa. Khi lượng lúa trên ghe còn một ít (lúc này máy hút lúa đã ngưng hoạt động), anh Nhẫn dùng tay gom lúa lại gần cánh quạt hút, thì bất ngờ cánh quạt hoạt động, khiến cánh tay trái anh Nhẫn bị cuốn vào máy.

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, anh Nhẫn và những người làm công khác đều không được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.

Nam thanh niên bị máy hút lúa “nuốt” cánh tay - 1

Anh Nhẫn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, gia đình đã chuyển anh Nhẫn đến Bệnh viện Đa khoa TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, gia đình đã chuyển anh Nhẫn lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để điều trị.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị chấn thương rất phức tạp ở vùng khuỷu tay trái, phần gân tay bị đứt, da tay và một phần xương khuỷu tay bị biến dạng. Hiện bệnh viện đang tiến hành các phẫu thuật cần thiết để cứu lấy phần cánh tay của anh Nhẫn. Tuy nhiên, nếu phần cánh tay tổn thương bị nhiễm trùng thì tỉ lệ để giữ lại cánh tay là rất thấp và có thể phải tiến hành tháo khớp tay.

Nam thanh niên bị máy hút lúa “nuốt” cánh tay - 2

Một máy hút lúa ở ĐBSCL. Ảnh từ Internet

Được biết, tại nhiều nhà máy sấy lúa ở ĐBSCL vẫn còn hoạt động theo hình thức thủ công truyền thống, hầu như các quy định về an toàn lao động đều bị phớt lờ. Do đó, những tai nạn lao động thương tâm như trên vẫn thường hay xảy ra.

Let's block ads! (Why?)

Giao thông hỗn loạn, một người nước ngoài xuống đường Sài Gòn phân luồng

Sáng nay thứ 2 ngày 26/9 là ngày làm việc đầu tuần trở lại nên lượng xe lưu thông trên đường Xa lộ Hà Nội rất lớn. Hàng nghìn chiếc xe nối đuôi chen chúc nhau. Đặc biệt, tại Xa lộ Hà Nội giao với đường Võ Trường Toản, nhiều xe máy, xe con, xe tải lưu thông theo hướng quận Thủ Đức, quận 1 khiến giao thông tại đây ùn tắc ngay từ 7h sáng.

Nhận được thông tin, nhiều Thanh niên xung phong, bảo vệ tổ dân phố được điều tới phân luồng nhưng…bất lực vì mạnh ai nấy đi không tuân thủ, trong khi lượng xe càng ngày càng đông, dồn ứ.

Ông Phillip phân luồng cho xe con lưu thông tránh ùn tắc

Trong lúc ấy, một ông Tây có tên Phillip, giáo viên trường tiểu học trên đường Võ Trường Toản đã đến xoắn tay giúp điều tiết giao thông. Do không giỏi tiếng Việt nên ông Phillip cứ hô to “stop”; “go” rồi liên tục dùng tay chỉ dẫn người dân.

Nếu xe nào không tuân thủ theo hiệu lệnh, ông Phillip dùng tay chặn lại. Trong hơn 1h đồng hồ, chúng tôi thấy nhiều xe vượt hướng dẫn, lượng xe đi lại quá nhiều cũng khiến người đàn ông này phồng má lên vì quá mệt.

Đến 10 sáng, lượng xe đi lại giữa Xa lộ Hà Nội và Võ Trường Toản mới thông thoáng. Ông Phillip sau đó cũng mướt mồ hôi về lại trường để chuẩn bị dạy học.

Theo nhiều người dân, hình ảnh ông Phillip ra giao lộ này điều tiết giao thông đã lâu chứ không phải riêng sáng nay.

Sáng nay ngày đầu tuần, một lượng lớn xe máy, xe con lưu thông hướng về trung tâm thành phố làm việc khiến Xa lộ Hà Nội giao với đường Võ Trường Toản ách tắc

Ông Phiilip, một giáo viên dạy tiểu học ở đường Võ Trường Toản đã ra giúp phân luồng giao thông

Nhiều người dân cho biết, ông Phillip làm việc này đã một thời gian do nhận thấy giao thông ách tắc cũng ảnh hưởng đến việc đưa học sinh đến trường ông dạy

Nhiều người xem việc ông Phiilip làm là vô bổ nên cố vượt đường mặc ông điều tiết, những lúc như thế ông Phillip chặn xe lại hướng dẫn

Được sự giúp đỡ của ông Phillip cùng với Thanh niên xung phong, bảo vệ dân phố nên đến tầm 10h sáng nay giao thông nơi đây mới hết ách tắc

Nhiều xe máy lưu thông trở nên dễ dàng hơn từ 10 sáng khi được ông Phillip phân luồng

Nhiều xe máy được chặn lại nhường đường cho xe con lưu thông

Do thời tiết Sài Gòn nóng, lượng xe lưu thông lớn nên có lúc ông Phillip phồng má vì bất lực, mệt mướt mồ hôi

Let's block ads! (Why?)

Báo động: Đàn ông Việt mỗi năm uống hơn 27 lít cồn nguyên chất

Ngày 26/9, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo chia sẻ về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam và Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia. Tại cuộc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang là quốc gia uống rượu bia đứng hàng đầu khu vực và thế giới.

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ uống rượu bia ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới. Trước con số trên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định: “Dù nước ta mọi mặt kinh tế, xã hội đều có sự phát triển, nhưng tỷ lệ rượu bia đang tăng quá nhanh so với các chỉ số khác”.

Ngoài ra, Thứ trưởng Long cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu bia, đây là con số cao nhất thế giới nếu tính riêng nam giới, còn về nữ giới có 11% số nữ giới sử dụng rượu bia.

Từ con số thông kê trên, ông Long cho biết, hiện có 44,2% số người sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại cho sức khỏe, và 45% số người sử dụng rượu bia lái xe trong vòng 2 giờ đồng hồ sau uống, đó chính là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ uống rượu bia ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới. (Ảnh minh họa)

Nói về Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, GS.Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, hiện trong dự luật này có nhiều điểm mới so với ở Việt Nam, nhưng lại cũ so với thế giới.

“Tôi lấy ví dụ, việc dự luật đưa ra quy định về việc cấm bán rượu bia sau 22 giờ, việc cấm bán rượu bia cho trẻ ở tuổi vị thành niên hay việc cấm quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng... các nước đã thực hiện từ lâu, nhưng ở Việt Nam giờ mới dự thảo để đưa vào luật”, Thứ trưởng Long phân tích.

Cuối cùng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định: “Nếu không có biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia thì Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu về sử dụng rượu bia chứ không phải là thứ 29 trên thế giới như hiện nay”.

Cũng tại cuộc hội thảo này, Ths. Trần Quốc Bảo – Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã đưa ra nhiều con số khiến nhiều người phải giật mình, theo đó, lượng tiêu thụ rượu bia đang ngày càng gia tăng.

Theo con số thống kê tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 triệu lít và 70 triệu lít rượu. Đặc biệt, thống kê còn cho thấy, mỗi năm Việt Nam còn tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu không chính thống được nấu ở trong dân.

“Nếu tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ này”, Ths Bảo dẫn chứng.

Đặc biệt, uống rượu bia không chỉ tăng ở nam giới mà tăng cả ở nữ giới. Ths. Bảo nhận định: “Hiện không có quốc gia nào sử dụng rượu bia ở mức nguy hại cao (77,3%)  như ở Việt Nam, đó là lý do vì sao tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến rượu bia ở nước ta ngày càng gia tăng”.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng rượu sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với sức khỏe mà có tác động đến nhiều vấn đề xã hội. Theo đó, rượu bia gây nhiều vụ tai nạn giao thông, gây rồi trật tự xã hội và có liên quan đến 200 loại bệnh tật như: ung thư, tim mach, đái tháo đường, tiêu hóa, tâm thần...

Let's block ads! (Why?)