Wednesday, September 21, 2016

'Con tôi không cần thiết phải học thứ tiếng chỉ vì lý do nhiều người biết'

Theo đó, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ 2020) có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từ lộ trình này, song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn  10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, và thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất.

Tuy nhiên, Đề án Ngoại ngữ 2020 nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó không ít phụ huynh phản đối kịch liệt.

Là một người mẹ có 2 con (10 tuổi và 6 tuổi) đang học cả trường công và bán công quốc tế tại Hà Nội, chị  An Xinh Trương không đồng tình với đề án này. "Con tôi không cần thiết phải học cái thứ tiếng chỉ vì lý do nhiều người biết. Nó phải được học cái thứ tiếng mà nhiều người giỏi trên khắp thế giới này có thể nói thành thạo. Thay vì chỉ có đối tác người Hoa, con tôi có thể có đối tác trên khắp thế giới. Nó có quyền lựa chọn", chị An Xinh Trương cho biết.

Chị An Xinh Trương nhấn mạnh 'Nếu các trường học ở Việt Nam đều dạy "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học".

Bài viết của chị mới đăng tải vài giờ nhưng đã nhận hàng nghìn lượt chia sẻ, đồng tình. Chúng tôi xin lược đăng nội dung bài viết như sau:

"Nếu trường con tôi học đăng ký "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con chuyển trường. Nếu các trường học ở Việt Nam đều dạy "thí điểm" tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học!

Tôi không kỳ thị thứ tiếng nào cả. Nhưng tôi không chấp nhận con tôi trở thành vật thí nghiệm. Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước ở miền Nam Việt Nam, tiếng Pháp và Tiếng Anh - hai thứ tiếng phổ biến nhất - đã được dạy trong các trường học như là ngôn ngữ chính. Ở bậc đại học rất nhiều trường 100% giáo trình là tiếng Anh. Tài liệu dạy học cũng là từ Pháp, Mỹ. Nơi người ta đã nghiên cứu chán chê rồi, sự ưu việt đã được chứng minh thực tế rồi, chỉ việc áp dụng. Thì bỏ.

Uh thì mông muội, rồi chiến tranh, rồi internet chưa có thôi thì những chính sách sai lầm sau đó đã qua chúng ta không nói lại. Nhưng giờ sao? Tấm gương Singapore, Hong Kong, Phillipines, Đài Loan đó? Thông tin đầy ra đó, ngân sách đi công tác nước ngoài để thực tế tình hình mỗi năm 1 tăng đó, dẫn tới kết quả gì?

Việt Nam sẵn sàng copy thế giới từ cái ốc vít, đến bộ quần áo, đến cái nhà, từ kiến trúc nội thất, tiêu dùng, đến khoa học kỹ thuật, không cái gì là không đi ăn cắp... Có nghĩ được ra cái gì? Nhưng lại thích TỰ NGHĨ RA CÁCH DẠY cơ. 

Có ý kiến cho rằng, hơn 1 tỷ người trên thế giới nói tiếng Trung (tính theo dân số), vì vậy tiếng Trung rất quan trọng. Thế nhưng hơn 1 tỷ người nói tiếng Trung đó thực chất là hơn 100 thứ tiếng địa phương khác nhau, có 12 loại tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất và chính họ cũng ... không hiểu nhau.

Tiếng Quan Thoại được coi là thứ tiếng phổ thông chỉ chiếm khoảng 1/5 số người sử dụng, thậm chí cũng bị kỳ thị khi nói ở Quảng Đông - Quảng Châu. Ai đi Trung Quốc nhiều sẽ hiểu sự phức tạp của tiếng Trung Quốc. Mà giả sử hơn 1 tỷ người nói tiếng Trung đó có nói cùng 1 thứ tiếng sẽ được dạy cho học sinh Việt Nam thì bao nhiêu người trong số hơn 1 tỷ người đó là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân, chuyên gia trong các lĩnh vực? Ngược lại, gần như tất cả các vị tôi kể trên ở khắp phần còn lại của thế giới đều có thể nói được tiếng Anh!

Con tôi không cần thiết phải học cái thứ tiếng chỉ vì lý do nhiều người biết. Nó phải được học cái thứ tiếng mà nhiều người giỏi trên khắp thế giới này có thể nói thành thạo. Thay vì chỉ có đối tác người Hoa, con tôi có thể có đối tác trên khắp thế giới. Nó có quyền lựa chọn. Bản thân những doanh nhân người Hoa đang làm việc ở khắp thế giới cũng đã và đang phải học tiếng Anh.

Hội chợ Canton Fair mỗi năm 2 lần ở Quảng Châu năm nào cũng thiếu nhân viên có khả năng nói tiếng Anh. Sinh viên ở đó buộc phải đi học tiếng Anh bên ngoài nếu muốn kiếm được việc làm thêm dễ dàng dù không được chính phủ hoan nghênh.

Chính phủ Trung Quốc không hoan nghênh việc học tiếng Anh nhưng đi họp ở đâu chính phủ cũng phải mang theo mấy người 100% giỏi tiếng Anh để phiên dịch.

Hồi lớp 6, tôi bị bắt buộc phải học tiếng Nga mặc dù trước đó đã mất 2 năm học tiếng Anh rồi. Các cô giáo trường tôi cấp tốc đi học tiếng Nga chừng 6 tháng đủ để dạy chúng tôi ét tơ Vô Va, ét tơ ma sa, xờ bát xờ pu che gì gì đó và đương nhiên, họ phát âm sai bét.

Lên lớp 7, chúng tôi lại học tiếng Anh. Một năm trong cuộc đời của 1 con người rất quý giá, vài lần thí nghiệm chuột bạch đã biến thành chuột cống tự bao giờ. Đầu óc những đứa trẻ như tờ giấy trắng viết rồi xoá rồi tẩy vài lần thành tờ giấy nháp ngay.

Bây giờ. Sẽ có bao nhiêu cô giáo cấp tốc đi học tiếng Trung và tiếng Nga vài tháng, rồi dạy lại học sinh kiến thức KÌ DIỆU của họ? Con tôi lại học mấy năm tiếng Trung và tiếng Nga xong rồi sẽ ra sao?

Tôi và nhiều bà mẹ khác, cho con đến trường để chúng có bạn chơi, có môi trường, có tập thể, có cơ hội tự xử lý các mối quan hệ xung quanh cho quen dần... Chứ không phải mục đích chính để học kiến thức truyền đạt. 

Ngừng ép những người giàu và người hiểu biết phải mang hết con ra nước ngoài, để ở lại chỉ toàn là người nghèo và người cam chịu".

Let's block ads! (Why?)

Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên tình cảm bên nhau khi được con gái chụp hình

Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên tình cảm bên nhau khi được con gái chụp hình

Mới đây, ca sĩ Thuỷ Tiên khiến nhiều người ghen tỵ trước hình ảnh hai vợ chồng hạnh phúc bên nhau dưới ống kính của con gái. Bà xã của cầu thủ Công Vinh tự hào khoe: “Gạo đã biết chụp hình cho ba mẹ rồi... Ba đàn, mẹ hát, Gạo chụp hình... đủ bộ”.

Hình ảnh đầy tình cảm của vợ chồng Công Vinh - Thuỷ Tiên dưới ống kính của con gái

Vợ chồng Công Vinh – Thuỷ Tiên là cặp đôi “giấu con” kỹ nhất showbiz Việt. Dù khá lớn nhưng bé Gạo vẫn chưa một lần lộ diện trước fan hâm mộ. Có lẽ vì vậy, hình ảnh và những hoạt động của con gái Thủy Tiên luôn nhận được sự quan tâm của người hâm mộ.

Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh ấn tượng khác của sao Việt trên Facebook:

Đông Nhi thích thú tổ chức liên hoan cùng đội “chiến binh nhí” trong The Voice Kids

Xuân Bắc thắc mắc: “Mọi người cho tôi hỏi: Cái gương kia thì "ông" Hoài Linh ông ý soi kiểu gì mà vẫn say mê thế nhở”

Trấn Thành thích thú được ôm ấp thú cưng

Vẻ đẹp đáng yêu của con gái Trang Nhung

Khánh Thi: “Góc nhỏ để anh vui vì chưa có thời gian đưa anh ra bể bơi”

Ngọc Quyên được nhiều người khen ngợi vì thân hình gợi cảm khi chia sẻ ảnh trong khu rừng vắng

Ca sĩ Lệ Quyên chiêm nghiệm: "Cuộc đời là hư vô... Thả lỏng để cảm nhận những điều tốt đẹp, dành cho nhau những gì chân thành"

Hai mẹ con MC Thảo Vân ấm áp đi chơi cùng nhau trong buổi tối mùa thu lãng mạn

Let's block ads! (Why?)

Thời tiết giao mùa, bệnh hô hấp "tấn công" trẻ

Thời tiết giao mùa, bệnh hô hấp "tấn công" trẻ - 1

Trẻ mắc các bệnh hô hấp đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 

Bệnh hô hấp diễn biến rất nhanh

Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ tới khám và nhập viện trong đó có 50% số trẻ mắc các bệnh về hô hấp.

Bác sỹ Phạm Thị Ngọc Lan, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời tiết giao mùa giữa nóng và lạnh tỷ lệ trẻ nhập viện lại biến động. Dự đoán cuối tháng 9, đầu tháng 10 là tháng cao điểm trẻ đến khám vì thời tiết giao mùa, vi khuẩn, virus phát triển, tấn công trẻ.

Theo ThS.Bs Lê Ngọc Duy, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cách đây khoảng 3 tháng, mỗi ngày khoa thường tiếp nhận 100-120 bệnh nhân nhưng những ngày gần đây, Khoa tiếp nhận từ 160-170 bệnh nhân. Lượng bệnh nhân đông, chủ yếu là bệnh nhân nặng ở tuyến dưới chuyển lên. Các bác sĩ phải làm việc gấp nhiều lần so với thời điểm bình thường.

BS Lê Ngọc Duy cũng dự đoán, sắp tới bệnh nhân có thể đông hơn do thời tiết giao mùa, Khoa sẽ đề nghị Bệnh viện điều chuyển phù hợp, có thể linh động chuyển bệnh nhân sang các khoa khác để tránh quá tải.

TS.Đậu Việt Hùng, Phụ trách Đơn Nguyên, Khoa Hồi Sức Cấp cứu cho biết, thời tiết thay đổi, trẻ nhập viện tăng, nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp phải thở máy và thở oxy. Hiện tại số trẻ vào Khoa hầu hết phải thở oxy.

Theo bác sĩ Hùng, các bệnh hô hấp trẻ mắc phải chủ yếu là viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…Đối với các bé sơ sinh và nhẹ cân, các bác sĩ phải điều trị dai dẳng hơn.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Q.Trưởng Khoa Nhi, cho biết, 2 tuần trở lại đây, lượng bệnh nhi đến khám vì các bệnh hô hấp tăng lên đột biến. Mỗi ngày, Khoa tiếp nhận từ 400 - 500 bệnh nhân, trong đó, số bệnh nhi đến khám vào buổi tối lên tới khoảng 100 - 150 trẻ. 

Trong tổng số bệnh nhi đến khám, quá 50% là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm phổi…Đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh. Vì thế, với những bệnh nhi ngoại trú, bác sĩ yêu cầu cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến bệnh cực kỳ nhanh.

Thời tiết giao mùa, bệnh hô hấp "tấn công" trẻ - 2

Cuối tháng 9, đầu tháng 10 là tháng cao điểm trẻ đến khám tại các bệnh viện

Cách phòng bệnh cho trẻ

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, phụ huynh không nên quá lo lắng, hãy chăm sóc trẻ chu đáo để phòng bệnh trong giai đoạn chuyển mùa.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường như ăn uống, bú kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể bé đang bị bệnh và cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám đầy đủ, điều trị theo lộ trình của bác sỹ, không nên chữa bệnh theo mạng internet để tiền mất, tật mang.

Các bậc phụ huynh nên đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ trong thời điểm giao mùa, đồng thời nên tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Đặc biệt, phải cho trẻ đi khám để có chỉ định điều trị, tuyệt đối không học theo cách chữa bệnh trên mạng vì như thế bệnh sẽ càng nặng thêm, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, hiện không ít bà mẹ cứ thấy con hắt hơi, sổ mũi là ra hiệu thuốc bảo người bán thuốc bán cho kháng sinh về cho con uống mà không cần đơn bác sỹ. Thực tế là những trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn mới cần điều trị bằng kháng sinh. Thậm chí, khi trẻ sốt thông thường do mọc răng hay thời tiết thay đổi… nhiều bà mẹ vẫn “vô tư” mua kháng sinh ở tiệm thuốc về cho con uống.

Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải- Khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Nhi Trung ương, phụ huynh không thể áp dụng đơn thuốc của trẻ này cho trẻ khác mà phải căn cứ vào quá trình thăm khám thực tế của nhân viên y tế.

“Hành động trên của phụ huynh rất nguy hiểm, khiến bệnh của trẻ kéo dài, chữa mãi không khỏi, khiến việc điều trị về sau còn khó khăn, rủi ro và tốn kém gấp nhiều lần”, bác sỹ Đỗ Thiện Hải khuyến cáo.

Let's block ads! (Why?)

Bài toán '1.000 người mới có 1 người giải được' gây tranh cãi dân mạng

Câu đố logic toán học lần đầu xuất hiện trên trang Facebook Randall Jones vào ngày 18/4. Randall Jones đăng hình ảnh câu đố kèm theo chú thích "chỉ 1 trên 1.000 người giải được" và thách thức bạn đọc tìm ra đáp án.

Bài toán như sau:

1 + 4 = 5
2 + 5 = 12
3 + 6 = 21
8 + 11 = ?

Bài toán đến nay đã nhận sự quan tâm "khủng" từ cộng đồng mạng với 529.000 lượt yêu thích, hơn 140.000 lượt chia sẻ và hơn 3,1 triệu bình luận. 

Bài toán thu hút hơn 3 triệu bình luận.

Rất nhiều người đã đưa ra đáp án khác nhau như 19, 96, 69, 40, 107... và ai cũng cho rằng đáp án của mình là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, đại số đông đồng ý với con số 40 và 96.

Hàng triệu bình luận đã được đưa ra.

Dù câu đố này đã xuất hiện được 5 tháng nhưng đến nay vẫn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người yêu toán học. Còn bạn, đáp án của bạn như thế nào?

Let's block ads! (Why?)

Mùa thu - vì sao có cảm giác "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"?

Chứng bệnh hay mắc đầu mùa thu

Tiết thay đổi cuối hè sang thu, trong khi người dân vùng cao cặm cụi đi nương, làm rẫy trong giá lạnh của núi rừng khoáng đạt mênh mông vẫn khỏe mạnh, vui vẻ, thì một số bạn trẻ làm việc văn phòng với máy tính, điện thoại cảm ứng đã ca cẩm thấy mệt mỏi, chẳng muốn làm gì, thậm chí “không muốn sống nữa”.

Sau những ngày mưa bão dầm dề, rồi "nắng quái" tháng 8, bước vào thu, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, bức bối. Chị Lê Thị Cúc (Văn Cao, Hà Nội) cũng cảm thấy luôn buồn, chán nản hết mọi sự. Chị bán hàng, nhưng dù kiềm chế nhưng vẫn bẳn hẳn, gắt gỏng với khách, hay giận dữ khiến chồng con cũng ngạc nhiên, còn khách hàng người thì bỏ đi, người thì ngoái lại bảo “bán hàng kiểu ấy ai mua”.

Mùa thu - vì sao có cảm giác "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"? - 1

Ảnh minh họa.

Chị Cúc bảo, xong chuyện thì thấy mình vô lý, nhưng không hiểu sao cứ buồn bã, chán chường và khó chịu với mọi người, chả muốn nói chuyện, đi đâu hay làm gì cả.

Anh Thành (phố Nguyễn Quý Đức, Hà Nội) buôn bán online phát đạt, nhưng từ đầu thu tự dưng ít khách, nên anh nghe nhạc vàng nhiều hơn, rồi ngại ra ngoài giao lưu với mọi người, thích nằm khểnh nghe nhạc, “canh” máy tính, điện thoại. Rời máy tính, điện thoại là anh cáu bẳn với tất cả mọi người. Vợ anh phải kêu lên sao dạo này anh già hay sao mà khó tính thế… Anh chẳng biết vì sao lại thế, nhưng luôn thấy buồn bực, khó chịu và chẳng muốn làm gì nữa.

Rồi công việc buộc anh phải đi xa làm thủ tục nhận hàng mấy ngày, khi trở về tự anh cũng ấy ngạc nhiên là mình xởi lởi, vui vẻ lại với tất cả mọi người như bản tính anh vốn có.

Mùa thu - vì sao có cảm giác "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"? - 2

Ảnh minh họa.

Mùa ốm vặt nhiều hơn

Theo các bác sĩ, các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu nhẹ của chứng trầm cảm theo mùa (gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa, SAD), thường xảy ra khi thời tiết cuối thu – sang đông. Chứng này tuổi nào cũng dễ mắc, nhất là tuổi 18 – 30 hay làm việc trong các toà nhà văn phòng kín mít toàn kính, ít cửa sổ, nhiều không khí tồn đọng… với mức độ từ nhẹ đến nặng, và nhận thấy rõ khi cuối hè chuyển sang mùa thu.

Nguyên nhân theo các bác sĩ, sang thu tiết trời se lạnh, khiến cơ thể tiết ra hormone Melatoni ức chế tâm trạng, gây căng thẳng, mệt mỏi, rã rời chân tay, buồn ngủ, buồn nôn, suy nhược...

Các lương y cũng cho rằng, đầu thu khí dương đã yếu, khí âm mạnh hơn, dễ bị gió máy, hơi lạnh làm đau ốm. Lại vừa qua tiết Trung thu, những người hảo ngọt, khoái ăn bánh Trung thu giờ chất bột đường nhiều, khiến cơ thể ì trệ, chậm chạp.

Bình thường nếu chăm tập thể dục, vận động, chịu khó ăn các thực phẩm bổ sung vitamin… sức đề kháng sẽ được tăng cường, cộng với hít thở không khí trong lành… thời tiết sẽ tác động cảm xúc ít hơn. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chống lại các virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.

Nhưng thời tiết thay đổi, lại lười vận động, lười ăn uống bổ sung chất đề kháng, lại ngại ra ngoài, ngại giao tiếp mà cứ đóng cửa ở trong nhà nghỉ ngơi, ngủ… thì cơ thể càng bị trì trệ, giảm sức đề kháng… và càng dễ bị ốm vặt nhiều hơn cả mùa hè.

Nếu không điều trị chứng này có thể kéo dài hết cả mùa thu sang đông và cả những ngày mùa xuân mưa phùn.

Mùa thu - vì sao có cảm giác "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"? - 3

Ảnh minh họa.

Các triệu chứng phát hiện

Ở mức độ nhẹ có những triệu chứng bắt đầu:

- Buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú với các hoạt động mà bình thường vẫn yêu thích, khó tập trung.

- Ngủ nhiều hơn bình thường (trung bình ngủ 7,5 giờ mùa hè, 8,5 giờ mùa xuân, 10 giờ cuối thu - mùa đông).

- Dễ cáu kỉnh, giận dữ, dễ nổi nóng, thu mình với đời sống xã hội, tập thể.

- Ăn thấy ngon, thích ăn chất bột (như mì, bánh mì - tới 65% người bị chứng trầm cảm theo mùa cảm thấy đói)…

Và nhiều triệu chứng khác, tuy không đầy đủ và rầm rộ ngay, nhưng nếu xuất hiện ít nhất trong 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm cuối hè sang thu.

Mùa thu - vì sao có cảm giác "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"? - 4

Ảnh minh họa.

Chỉ người mắc mới điều trị được cho mình

Theo bác sĩ Lê Quân (Phòng khám Trần Khát Chân, Hà Nội), chứng trầm cảm theo mùa có một số thủ thuật giúp sớm thoát khỏi những u buồn, mệt mỏi, nhanh lấy lại nội lực ổn định. Nhưng quan trọng cần sự cố gắng của người mắc mới điều trị được cho mình, bằng cách tự thay đổi thói quen hàng ngày. Cụ thể:

- Khi mệt mỏi, chán chường… không nên "cố thủ" trong nhà, ưu ái trong bóng tối vì càng dễ rơi vào cô đơn, buồn chán. Hãy năng ra ngoài tập thể dục, vận động, nhất là khi có nắng, hoặc gió nhẹ. Hoặc thời điểm trời sáng hẳn, hoặc buổi trưa... để cơ thể quen dần và tăng sức đề kháng với các chứng bệnh giao mùa.

- Nếu quá mệt mỏi, cảm giác ốm, ngại ra ngoài thì không nên nằm bệt, hãy đến bên cửa sổ để tiếp nhận ánh sáng.

- Nếu buộc phải ở nơi kín đáo (như phòng kính cao ốc, phòng cách âm…), thì cần bật đèn sáng để mắt và não tiếp nhận ánh sáng.

- Mở các bản nhạc vui vẻ để lấy lại tinh thần phấn chấn.

Ở đô thị mọi người cần năng dạo trong các công viên có hồ điều hòa.

Ở miền núi may mắn có khí trời trong lành, không gian khoáng đạt rộng lớn, các bạn trẻ đừng ngại rét mà đóng cửa văn phòng im ỉm, lười ra ngoài vận động, giao tiếp… vì sẽ làm cơ thể càng bị trì trệ, giảm sức đề kháng… và càng dễ bị ốm vặt nhiều hơn cả mùa hè.

Ở thể nhẹ thì những bản nhạc vui vẻ, tiếp nhận ánh sáng là cách thoát khỏi u buồn, mệt mỏi, chậm chạp, không muốn làm gì… nhanh nhất. Nhưng ở mức độ nặng hơn, gây ốm đau ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm, nhất là khi xuất hiện ý nghĩ buồn chán, tiêu cực.

Chứng trầm cảm theo mùa những ngày có nắng sẽ tự khỏi, cơ thể trở lại vui tươi, thích thú các hoạt động như bản tính sẵn có.

Kinh nghiệm của một số người tự thoát khỏi chứng trầm cảm theo mùa.

- Tránh các bản nhạc buồn vì sẽ càng kéo tâm trạng nặng nề hơn.

- Luôn lắng nghe âm thanh tự nhiên (như tiếng chim hót) – liệu pháp tốt nhất giúp giúp tâm hồn thanh thản.

- Tăng cường các thực phẩm chứa axit béo omega 3, rau xanh, hoa quả… rất tốt để chống trầm cảm. Bổ sung vitamin D3 (cholecalciferol) để cải thiện sức khỏe tâm lý, thể lực (có nhiều trong cá mòi, cá hồi, cá ngừ, dầu cá).

Theo Đông y, trong điều kiện khí hậu khô, se se lạnh của thu thì bí đỏ, thịt gà, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo lứt… giúp sản sinh chất Serotonin – hoóc môn chống trầm cảm hiệu quả, chống suy giảm trí nhớ. Đậu đỏ giúp cơ thể cân bằng, đáo thải khí độc, tốt cho máu huyết. Bí ngô tăng cường hệ miễn dịch, giàu vitamin C. Cà rốt tăng điều tiết sinh lý, thể chất, tăng miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc… Gạo lứt phòng nhiều bệnh. Cà tím duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể, kích thích nhịp tim hoạt động khỏe hơn.

- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu đạm, tinh bột, giàu carbohydrat… vì có nguy cơ tăng cân, béo phì.

Let's block ads! (Why?)

Sốc: Thanh niên đổ xăng tự thiêu sau lời thách có đủ 40 ngàn lượt thích trên Facebook

Sự việc lên mạng Facebook thách thức đủ 40 ngàn người thích sẽ tự thiêu là của nam thanh niên tên N.T ngụ tại quận Tân Phú, TP. HCM. Khoảng hai ngày trước, T lên mạng đăng hình mình cùng với lời thách thức: “Bức hình này đủ 40.000 like tôi đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”.

Sau một ngày đăng lên, dòng chia sẻ của nam thanh niên này nhận được tới hơn 93 ngàn người thích cùng hàng ngàn lời bình luận “ấu trĩ”, “chơi dại lấy tiếng!”.

Xem clip tại đây:

Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:  

Nam thanh niên tên T - Ảnh: Facebook

Những tưởng T đăng dòng chia sẻ đó để câu lượt theo dõi, nào ngờ tiếp theo T đăng video chỉ vị trí cầu Tân Hóa vào 19h tối ngày 20/9 sẽ tự thiêu và nhảy cầu thật với lời “Tôi đã nói là làm, liều một phen!”.

Hàng trăm người dân vào tối ngày hôm qua đã tụ tập về vị trí T đăng lên Facebook để xem nam thanh niên này có tự thiêu và nhảy cầu. Do lượng người quá đông đã khiến giao thông ùn tắt, lực lượng CSGT sau đó đã giải tán, đảm bảo an toan giao thông và an ninh trật tự.

Nhiều người tụ tập xem nam thanh niên tự thiêu, nhảy cầu - Ảnh: Facebook

Bất ngờ vào sáng nay một tài khoản Facebook có tên Kim tự nhận là em gái của T đăng một video nói anh mình đã tự thiêu nhảy xuống kênh Tân Hóa thật vào khuya hôm qua 20/9.

Hình ảnh nam thanh niên tự thiêu cắt từ video

Trong video, T mặc áo khoác, đội mũ lười trai cầm chai xăng đổ lên người, lửa sau đó bén dưới chân cháy ngùn ngụt lên người nên đã nhảy xuống kênh. Một người trong video lên tiếng lớn: “Cháy rồi nhảy xuống đi!”.

Theo lời Kim, anh trai mình sau đó bị phỏng tay, hiện bị Công an tạm giữ để điều tra. Trước đó, do quá nhiều người tập trung nên T đã không thực hiện như lời thách thức mà đợi đến khuya mới làm và nhờ quay lại để chứng mình là mình không nói láo.

Video nam thanh niên đổ xăng tự thiêu đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng Facebook cùng hàng trăm lời bình luận cho rằng quá nông nổi, vì câu người like mà xem thường mạng sống của mình.

Let's block ads! (Why?)

Bánh ngô chiên giòn ngon ăn mãi không chán

Bánh ngô chiên không những có màu vàng ruộm trông thật đẹp mắt mà còn khiến mọi người phải xao xuyến vì hương vị béo ngọt, giòn bùi không lẫn vào đâu được.

Let's block ads! (Why?)