Thursday, September 1, 2016

"Vay đủ tiền, mẹ sẽ đưa thi thể con về Việt Nam"

Những ngày qua, biết tin Đặng Văn Quang (SN 1994, trú thôn Thống Nhất, xã An Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) không may bị đuối nước tử vong tại Nhật Bản, người thân và hàng xóm của gia đình ông Đặng Xuân Lịch luôn túc trực để cùng chia sẻ mất mát và lo lắng công việc cho gia đình nạn nhân.

Mọi người trong gia đình ông Đặng Xuân Lịch như ngã quỵ. Mấy ngày qua, bà Trần Thị Tâm (SN 1962, mẹ Quang) nằm li bì một chỗ. Người thân chỉ biết động viên bà Tâm gắng gượng ăn uống để chờ đợi thi thể con trai trở về.

"Trước khi đi chơi nó gọi điện cho mẹ nói rằng tắm biển xong con sẽ gọi cho mẹ, đến giờ nó chưa gọi, con ơi về đây với mẹ...", bà Tâm kể rồi khóc nghẹn.

Bạn bè của Quang ở Nhật lập bàn thờ cho em trong những ngày chờ người thân đến nhận thi thể (ảnh Facebook)

Quang là du học sinh tại tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Thông tin từ người nhà nạn nhân cho biết, chiều 27/8, khi được nghỉ làm việc thì Quang và một nhóm bạn rủ nhau đi tắm biển. Trong lúc bơi ngoài biển thì Quang bị đuối nước nhưng không ai trong nhóm bạn kịp phát hiện để cứu giúp. Quang tử vong sau đó và được cảnh sát địa phương tìm thấy thi thể vào sáng ngày 27/8.

Chứng kiến hoàn cảnh đau buồn của gia đình ông Lịch, nhiều người không cầm được nước mắt. Không chỉ là nỗi đau đớn khi mất đi đứa con trai, gia đình ông Lịch còn chưa biết khi nào có thể đưa thi thể con trở về quê hương.

Chị Đặng Thị Vân (chị gái Quang) cho biết, năm 2012, khi Quang tốt nghiệp phổ thông thì dự thi vào trường quân đội nhưng không đậu. Gia đình ông Lịch quyết định tìm cách xoay xở vay ngân hàng 400 triệu đồng để cho Quang đi du học.

Tháng 4/2013, Quang lên đường sang Nhật Bản du học, số tiền chi phí trang trải cho đến lúc này đã hết khoảng 300 triệu đồng. ‘Số tiền còn lại để bố mẹ ở nhà trả lãi dần khi Quang chưa tìm được việc. Mỗi tháng phải trả khoảng 3 triệu đồng là một khoản lớn. Cả nhà chỉ mong em nó học tập tốt, nợ thì kiếm trả dần’, chị Vân nói.

Quang đến Nhật Bản theo đuổi chương học trình cao đẳng và đi làm thêm để kiếm tiền trang trải mọi chi phí ăn, ở, học hành. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Quang tiếp tục thi đậu và theo đuổi chương trình đại học tại Nhật Bản. Tai nạn xảy đến bất ngờ khi Quang đã học đến 2/3 học kỳ của năm.

Theo thông tin từ người nhà nạn nhân Đặng Văn Quang, sau khi gia đình nhận được thông tin xác nhận từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, gia đình ông Lịch tìm cách vay mượn hàng xóm, người thân và đi vay lãi nóng được khoảng hơn 100 triệu đồng để làm chi phí cho ông Đặng Văn Lịch và anh Đặng Văn Anh (anh trai Quang) bay sang Nhật Bản.

‘Trước mắt vay mượn được chừng đó tiền để bố và anh trai mua vé máy bay sang Nhật Bản để làm thủ tục đã. Nghe bạn bè em Quang bên đó nói là chi phí để đưa thi thể về quê thì hết khoảng 600 triệu đồng. Giờ gia đình cố được đến đâu thì làm đến đó chứ chưa biết phải làm sao’, chị Đặng Thị Vân nói rồi bật khóc nức nở.

Được biết, sáng 1/9, ông Đặng Xuân Lịch và anh Đặng Văn Anh đã sang đến Nhật Bản, đến Đại sự quán Việt Nam tại Nhật Bản để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết nhận người nhà.

Let's block ads! (Why?)

TP.HCM có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết

Sở này cho biết thêm từ đầu năm 2016 đến nay TP.HCM ghi nhận 10.355 ca SXH nhập viện, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2015 (7.335 ca).

TP.HCM có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết - 1

Bộ Y tế kiểm tra và phát hiện lọ hoa của một hộ dân ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) có nhiều lăng quăng. Ảnh: TRẦN NGỌC

Riêng trong tuần 34 (từ ngày 19 đến 25-8) có 423 ca SXH nhập viện, tăng 93 ca so với tuần 33 (330 ca). Đồng thời cũng trong thời gian này, tám quận, huyện có số ca mắc SXH nhập viện tăng đó là các quận 5, 6, 7, 10, Tân Bình, Thủ Đức và hai huyện Củ Chi, Bình Chánh.

TP.HCM có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết - 2

Các hộ dân phường Đông Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) tổng vệ sinh môi trường để phòng ngừa sốt xuất huyết. Ảnh: TRẦN NGỌC

Sở Y tế TP.HCM nhận định bệnh SXH hiện đang tăng trở lại theo chu kỳ mùa mưa và bắt đầu bước vào mùa dịch 2016-2017. Do đó 24 quận, huyện cần tăng cường giám sát và kiểm soát các điểm nguy cơ.

Cùng với đó là thực hiện các biện pháp xử lý triệt để nhằm xóa bỏ các yếu tố phát sinh lăng quăng và muỗi tại các điểm nguy cơ. Không để tồn tại các điểm nguy cơ ngay sau khi phát hiện tại địa phương. Ngoài ra, vận động người dân tổng vệ sinh tại hộ gia đình vào ngày Chủ nhật mỗi tuần.

Let's block ads! (Why?)

Cụ ông hơn 70 tuổi còng lưng bán vé số, nhặt ve chai lay động dân mạng

"Lặng!!!!! Ngoài việc mua giúp cho ông những tờ vé số thì tôi có thể làm gì cho ông được? Có thể tôi và bạn, chúng ta bây giờ đang say trong giấc ngủ nệm ấm chăn êm thì đâu đó có những người rong ruổi từng gốc phố...!!!

Và đôi lúc chúng ta chỉ biết Lặng nhìn và dõi theo mà thôi", đó là lời chia sẻ của bạn Nguyễn Hữu Phi, (sinh năm 2983) tác giả 4 bức ảnh về cụ ông bán vé số đầy cảm động đang được dân mạng chia sẻ.

Cụ ông còng lưng nhặt ve chai trong đêm.

Theo chia sẻ của bạn Hữu Phi, hình ảnh được bạn chụp ở chợ Thủ Dầu Một, Bình Dương mấy ngày trước. Rất tiếc là bạn không có thông tin gì về cụ. 

"Lần đầu tiên mình gặp cụ rất tình cờ. Vào một buổi tối khi xong việc ở cơ quan mình vác máy đi đây đó để chụp ảnh đời thường. Vô tình mình gặp ông. Ấn tượng đầu tiên là dáng người ông nhỏ bé, lưng còng, tóc bạc trắng vừa đi vừa mời mọi người mua từng vé số. Một tay cầm tập vé số, một tay kéo theo bịch rất to đựng những vỏ chai, lon nước ông nhặt ven đường. 

Lúc đó mình chụp ông được vài bức ảnh và mua giúp ông vài tờ vé số. Trông ông rất vui nhưng ông không chia sẻ gì nhiều mà vội vã đi nhanh. Dáng ông lầm lũi trong đêm trông tội lắm", bạn Phi chia sẻ.

Sau khi chụp đăng hình lên mạng, Phi nhận được sự bày tỏ cảm thông của rất nhiều người. Mọi người còn muốn xin thông tin để được giúp đỡ ông. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ chóng vánh khiến Phi không có nhiều thông tin về ông.

Sau hôm đó, cứ chiều đến Phi lại ra chỗ cũ với hy vọng gặp lại ông nhưng không thấy. Đó cũng là điều day dứt với bạn đến bây giờ.

Let's block ads! (Why?)

Hình ảnh mẹ bị gãy cổ vẫn cố cho con bú 'gây sốt' mạng xã hội

Dailymail đưa tin, chị Thamalia Muller Benjamin Greenbury-Hall (sống ở Australia) bị ngã cầu thang tại nhà riêng vào tuần trước và được nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu. 

Phải nằm trên giường bệnh với chiếc nẹp cổ và nhiều  máy móc xung quanh nhưng chị Thamalia vẫn cố nén nỗi đau, cố gắng cho con trai 9 tháng tuổi bú vì sợ con bị đói.

Hình ảnh cảm động này được chia sẻ chóng mặt trên Instagram ở Australia. 

"Chứng viêm xoang khiến tôi bị hoa mắt và thêm bệnh về tim. Hôm đấy tôi choáng váng không nhìn thấy gì và ngã xuống 12 bậc cầu thang", chị kể lại. 

Dù rất đau đớn nhưng Thamalia chỉ chọn loại thuốc giảm đau nhẹ và không muốn tiêm bất cứ loại kháng sinh nào bởi cậu con trai 9 tháng tuổi của chị chỉ bú sữa mẹ, không chịu bú bình. 

Chị Thamalia và con trai

"Con trai tôi từ chối bú bình. Thằng bé sẽ không ngủ cả đêm nếu không được bú mẹ. Tôi thà chịu đau để cho con bú, chứ không thể để con bị đói, đặc biệt khi đó đã qua giấc ngủ của thằng bé", chị chia sẻ với Dailymail 

Khoảnh khắc này đã được người thân của chị Thamalia chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm động và ngưỡng mộ về tình mẫu tử thiêng liêng. Bức ảnh này tạo 'cơn sốt' trên Instagram ở Australia. 

Let's block ads! (Why?)

Triệu Vy lại một lần nữa "mất điểm" với kiểu ăn mặc kém tinh tế như này

Hôm qua (ngày 31/8), xuất hiện tại LHP Venice 2016, được tổ chức tại Italy, Triệu Vy nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của ống kính máy ảnh khi tham gia với vai trò là giám khảo. Diện váy đen kín đáo, Triệu Vy nhận được nhiều bình luận từ phía các fan.

Triệu Vy "mất điểm" với váy áo tại sự kiện LHP Venice.

Vòng 1 của cô lồi lõm bất thường.

Nhiều người cho rằng Hoa đán màn ảnh "mất điểm" trong mắt công chúng khi xuất hiện tại sự kiện lần này. Bộ váy đen khiến Triệu Vy để lộ phần ngực lồi lõm giống hình thù miếng dán ngực. Một lần nữa nữ đạo diễn trẻ lại nằm trong danh sách sao ăn mặc xấu.

Đây không phải lần đầu tiên Triệu Vy bị chê bai về gout ăn mặc.

Cô nhiều lần nằm trong danh sách sao mặc xấu.

Được biết, trong dàn giám khảo của LHP Venice chỉ có Triệu Vy là ngôi sao Châu Á duy nhất có mặt. Đây là một vinh dự lớn đối với Triệu Vy. Bởi vậy, sự xuất hiện của cô càng đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm.

Trước đó, Trương Mạn Ngọc, Củng Lợi, Từ Phong, Trần Xung cũng là một trong những thành viên ban giám khảo của LHP lần này. Như vậy, tầm ảnh hưởng của Triệu Vy khá lớn không chỉ trong nước mà còn ra ngoài quốc tế.

Triệu Vy sẽ có mặt với vai trò là giám khảo trong LHP Venice lần này.

Triệu Vy vừa dính scandal tai tiếng và bị chỉ trích vì đã mời Đới Lập Nhẫn và Kiko Mizuhara, người từng nhấn nút "like" một bức ảnh nhục mạ người Trung Quốc, tham gia đoàn phim. Triệu Vy chịu khá nhiều đả kích từ vụ việc lần này.

Nàng Hoa đán với vai trò là giám khảo trong sự kiện cùng ngày.

Triệu Vy thoải mái giao lưu với tất cả mọi người.

Triệu Vy bên dàn giám khảo của LHP.

Let's block ads! (Why?)

Ngày đầu tháng làm bánh bao chay mời cả nhà ăn sáng

Làm bánh bao chay với phần nước sốt sóng sánh trong nhân ngấm vào đậu phụ còn vỏ bánh mềm mịn, thơm phức. Cắn một miếng bánh thôi cũng đủ tạo nên 1 "bản hòa tấu ngọt ngào" cho vị giác.



Để làm bánh bao chay bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Phần bột:

1 cup (240ml) nước ấm (38oC)

5gr men khô (men nâu làm bánh mì)

390gr bột mì đa dụng

¼ cup (60ml) dầu dừa

½ cup (100gr) đường

½ muỗng cafe (2-3gr) bột nở (baking powder)

Nhúm muối

Phần nhân:

30gr dầu thực vật

1 trái hành tây cắt hạt nhỏ

1-2 miếng đậu phụ trắng, cắt khúc nhỏ

100gr nấm (tùy chọn)

35ml nước tương đậu nành

30gr đường

3gr muối

5ml dầu mè

120ml nước

30gr bột bắp

Tiêu



Pha nước ấm với men và đường, khuấy đều. Để yên cỡ 15 phút.


Trộn tất cả các loại bột lại với nhau cùng với ít muối, rây hoặc trộn đều.


Sau khi men nở, đổ dầu vào khuấy cùng. Sau đó đổ bột vào nhào thành khối.


Đến khi không còn dính tay và bột thành khối dẻo mịn.


Cho bột vào tô đã có quét dầu (để bột lúc ủ không bị khô). Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín. Ủ trong 1h hoặc đến khi bột nở gấp đôi.


Trong lúc chờ bột ủ thì ta làm nhân. Xào hành với dầu, nêm ít muối.


Cho đậu phụ đã cắt vào xào nhẹ tay. Thêm tương đen và nước tương, nêm đường, tiêu.


Thêm nước vào nấu đảo đều, sau đó thêm bột bắp vào cho sệt.


Để nguội.


Sau khi ủ xong lấy bột ra và chia thành từng phần nhỏ.


Vo tròn, để bột nghỉ 5 phút.


Dùng cây cán bột, cán thành hình tròn. Cho nhân vào giữa.


Và bọc lại cẩn thận không để nhân trào ra.


Ủ lần 2, đợi bánh nở lớn thêm 80% so với kích thước ban đầu.


Làm nóng lò ở 190 độ C trước 10 phút.


Quết lớp lòng trắng trứng hoặc mật ong cho bánh có màu đẹp, bóng.


Rắc ít vừng lên. Nướng trong 25 phút hoặc đến khi bánh có vỏ vàng nâu bóng đẹp.


Vậy là hoàn thành bánh bao chay nướng nóng hổi thơm lừng!


Bánh bao nướng chay ăn nóng là thích hợp nhất, với phần nước sốt sóng sánh trong nhân ngấm vào đậu phụ còn vỏ bánh mềm mịn, thơm phức. Cắn một miếng bánh thôi cũng đủ tạo nên 1 "bản hòa tấu ngọt ngào" cho vị giác. Tất cả nguyên liệu đều là chay nên sẽ rất hợp để làm vào ngày rằm mùng 1, và đây cũng là một món giảm cân lý tưởng cho buổi sáng.

Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Let's block ads! (Why?)

Du học sinh chết đuối tại Nhật Bản: Gia đình không đủ tiền đưa thi thể con về nước

Sáng 1/9, PV tìm đến nhà ông Đặng Văn Lịch (bố em Quang) tại thôn Thống Nhất, xã An Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Trong ngôi nhà cấp bốn chật chội, không khí đau thương bao trùm trên từng nét mặt người thân.

Nén những giọt nước mắt chực trào ra khi ngồi trước mặt khách, chị Đặng Thị Vân (chị gái Quang) nghẹn ngào nói: “Mất đi đứa em trai đã đau đớn lắm rồi, bây giờ càng thương em đến quặn lòng vì gia đình không lo nổi tiền đưa thi thể em về nhà. Mẹ khóc lóc vật vã, ngất lên ngất xuống mấy ngày nay, xót lòng lắm”.

Du học sinh Đặng Văn Quang tại Nhật Bản (ảnh Facebook).

Chị Vân chia sẻ, gia đình có ba chị em, Quang là em út. Vì hoàn cảnh gia đình thuần nông, nếu để em Quang thi vào đại học thì cũng khó khăn để lo cho em ăn học, rồi sau này ra trường xin việc làm cũng rất khó. Thế nên vào tháng 4/2013, khi Quang học xong lớp 12, được sự tư vấn của nhiều người, gia đình đã quyết định vay ngân hàng 300 triệu đồng để cho Quang đi du học tại Nhật Bản. Theo chị Vân, mặc dù vay khoản tiền lớn, nhưng khi sang Nhật Bản vừa học vừa làm thì Quang cũng tự trang trải được học phí, rồi thu nhập từ lao động thêm cũng có thể trả dần khoản vay. Nếu ở lại lao động lâu dài ở Nhật Bản thì có cơ may tạo dựng cuộc sống sau này tốt hơn ở quê.

Nhưng mọi chuyện không như gia đình mong muốn, tin dữ ập đến khiến cho người nhà em Quang bàng hoàng, đau đớn.

Ngày 28/8, bạn học của Quang gọi điện báo cho gia đình Quang là em bị chết đuối ở Koga (Nhật Bản) vào ngày 27/8, khi đi tắm biển cùng bạn bè. Theo thông tin từ những người bạn của Quang ở Nhật Bản, hiện thi thể em đang được lưu giữ tại một nhà xác, giới chức địa phương đang chờ người nhà đến nhận và đưa thi thể em về quê.

Theo chị Vân, từ khi đi du học, Quang vừa học vừa làm để trang trải học phí cũng như các khoản chi tiêu, em còn gửi tiền về để cho bố mẹ trả tiền lãi vay ngân hàng. Bây giờ, khi em không may qua đời ở đất nước Nhật Bản, gia đình không biết lấy đâu ra tiền để đi đưa thi thể em về, vì khoản tiền này phải lên đến hàng trăm triệu đồng.

Dù khó khăn là vậy, gia đình ông Lịch cũng đã chạy vạy trong mấy ngày hôm nay, cả vay nóng và nhờ bà con, làng xóm giúp đỡ, nên giờ đã vay được khoảng 200 triệu đồng để sang Nhật Bản đưa thi thể con về.

Bạn bè của Quang ở Nhật lập bàn thờ cho em trong những ngày chờ người thân đến nhận thị thể (ảnh Facebook)

“Dù biết là số tiền đó chưa đủ, nhưng bố và em Anh (anh trai của Quang) đã bay sang Nhật để làm thủ tục tiếp nhận thi thể em, mọi khoản thiếu thốn ở nhà sẽ xoay xở tiếp. Sáng nay bố và em Anh đã sang đến Nhật, đang tiếp xúc với Đại sứ quán để được hướng dẫn thủ tục cần thiết”, chị Vân cho biết.

Ông Đặng Văn Tín (bác họ của Quang) cho biết: “Bố mẹ Quang đều làm nông, nhà chỉ có 3 sào ruộng nên chỉ đủ ăn, không có tích góp. Bà con, làng xóm ở đây cũng đều là nông dân, điều kiện khó khăn cả nên cũng chỉ động viên tinh thần chứ vật chất không có. Bây giờ mà ai giúp được chút gì cũng cũng là rất đáng quý”.

Nhiều người bà con, láng giềng đến chia buồn với gia đình em Quang, ai cũng ngậm ngùi thương cảm. Họ đều xót thương cho số phận ngắn ngủi của Quang, vì ở trong xóm ai cũng biết Quang là người hiền lành, ngoan ngoãn, học giỏi.

Bà con, láng giềng đến chia buồn với gia đình ông Đặng Văn Lịch

Khi chúng tôi ngồi trò chuyện, chia sẻ với chị Vân cùng bà con lối xóm, thì bà Trần Thị Tâm (mẹ em Quang) được người nhà chăm sóc ở trong buồng. Vì bị sốc với nỗi đau quá lớn nên bà Tâm liên tục bị ngất xỉu, suy sụp không thể ngồi vững.

Ông Đặng Hồng Thuẩn – Chủ tịch UBND xã An Lộc cho biết, gia đình ông Lịch là nông dân bình thường, nên để có đủ hàng trăm triệu đồng đưa thi thể em Quang về nước là rất khó khăn, và ngoài khả năng của họ. Hiện chính quyền xã đã kêu gọi mọi người trong xã quyên góp, hỗ trợ cho gia đình ông Lịch được khoảng 20 triệu đồng.

Mọi sự giúp đỡ gia đình em Đặng Văn Quang xin liên hệ với chị Đặng Thị Vân (chị gái Quang) qua số điện thoại 0912.649.299.

Let's block ads! (Why?)