Thursday, January 12, 2017

Những người phụ nữ tìm hành phúc ở một lớp học kỳ lạ

Ngàn lẻ lý do đi học

Nguyễn Như Quỳnh (25 tuổi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) là chị cả trong một gia đình có ba cô con gái. Bố cô đã ra ngoài kiếm con trai để “sau này chết còn có đứa chống gậy”.

Sau đó, ông nhận ra đứa con trai kia là không phải dòng giống của mình. Điều này khiến ông càng u uất, trút giận lên mẹ Quỳnh. Cuộc sống gia đình lúc nào cũng u ám.

Cô trở nên lãnh cảm và khiếp sợ cuộc sống hôn nhân, nhất là khi nhìn thấy giọt nước mắt của mẹ. Quỳnh không dám yêu ai, không dám mở cửa trái tim. Cô luôn suy nghĩ tiêu cực về gia đình. Được bạn bè giới thiệu, Quỳnh tìm đến chuyên gia tâm lý và lớp học hạnh phúc này.

Những người phụ nữ tìm hành phúc ở một lớp học kỳ lạ - 1

 Dòng tâm sự của một bạn khi chia sẻ về cuộc sống của mình.

Không giống với gia đình Quỳnh, trường hợp của Bùi Minh An trú tại Hoàng Mai, Hà Nội lại khác. Gia đình An thường xuyên trải qua những cuộc cãi vã giữa bố mẹ chỉ vì bố cô không chịu “làm ngoài”.

Bố An làm một vị trí khá tốt ở cơ quan nhà nước, ông có cơ hội kiếm nhiều tiền, nhận quà biếu nhưng vì liêm khiết, ông để gia đình nghèo mãi.

Mẹ An nhìn thấy cơ hội kiếm tiền của chồng vuột mất quá dễ dàng nên suốt ngày chì chiết bố An không biết kiếm tiền, đàn ông nhu nhược. Bữa cơm trở thành nơi đấu khẩu của hai người. Có lúc, bố An bỏ bát đũa lên phòng sách ngồi, không khí gia đình như địa ngục.

Rồi bố An tìm tới sự chia sẻ của người phụ nữ khác. Ông ít về nhà hơn. Mẹ An càng tức giận và hạnh phúc ngày nào giờ chỉ còn là giấc mơ. Chưa khi nào cô gái 27 tuổi như An lại thấy bất an ở chính nơi mình được sinh ra như bây giờ.

Trường hợp của chị Trần Thùy Dung trú tại Tây Hồ, Hà Nội số phận hẩm hiu hơn nhiều. Từ cô gái năng động, làm quản lý một khách sạn, giờ đây chị Dung trở thành người vợ luôn núp dưới bóng chồng, mang tiếng ăn bám. Chị Dung tâm sự, năm 2008, chị kết hôn và có thai nhưng bị thai lưu 2 lần. Quá sợ hãi, đến năm 2010, khi có thai lần 3, chị nghỉ việc hẳn để lo chuyện con cái.

Từ đó đến nay, chị chưa đi làm ở đâu. Hết đứa lớn, đứa bé ra đời, hơn 6 năm qua chị xa rời cuộc sống công sở. Tiền chồng đưa bao nhiêu chị biết bấy nhiêu. Chị đòi đi làm cũng không được vì anh lấy đủ lý do để chị phải ở nhà.

Đến một ngày, chị phát hiện ra chồng phản bội mình nhiều năm liền. Chị quá bất ngờ, vì chị luôn tin tưởng chồng, tin rằng anh đi làm tất cả để cho mẹ con chị nhàn nhã. Nhưng không phải, anh sợ chị đi làm sẽ phát hiện ra bí mật của anh.

Quá u uất, chị Dung không biết phải làm gì, bởi vì ly hôn chị thể không làm được. Chị còn yêu chồng, thương con. Vậy sao có thể chia cắt hạnh phúc của các con? Lo âu, suy nghĩ khiến chị kiệt sức. Chị tìm đến chuyên gia tâm lý với mong muốn “thải độc tâm hồn”.

Lớp học hạnh phúc

Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân (pepper), giáo viên của lớp học hạnh phúc, tâm sự, những học viên tìm đến lớp học có đủ hoàn cảnh khác nhau. Họ đều đi học với những nỗi niềm, phiền muộn, những bế tắc không biết phải chia sẻ cùng ai.

Có người vì áp lực công việc khiến họ kiệt sức. Có chị em u uất vì bị chồng phản bội. Và cũng chẳng hiếm những cô gái đang tuổi thanh xuân, sợ hãi, rụt rè trước ngưỡng cửa hạnh phúc, những khúc quanh của đường đời…

Khi trò chuyện với những người tìm đến với mình, TS Trân thường chia sẻ với họ và mỗi hoàn cảnh, câu chuyện là một lời khuyên. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, chị Trân luôn đặt câu hỏi: “Điều gì khiến cuộc sống của bạn không hạnh phúc”.

Những người phụ nữ tìm hành phúc ở một lớp học kỳ lạ - 2

  Thải độc tâm hồn để có cuộc sống hạnh phúc

Hạnh phúc chính là cho – nhận và yêu thương đúng cách. Đa số những người tìm đến lớp học hạnh phúc họ đều rơi vào trạng thái stress, thậm chí có những chị em không tìm được tiếng nói ở gia đình mình. Mỗi trường hợp, TS Trân sẽ giúp họ “xả” những khúc mắc.

Chị Trân kể, tâm lý phụ nữ Việt Nam sau khi lập gia đình, nhiều chị em hy sinh quá nhiều mà quên mất bản thân cũng cần nhận lại những giây phút thảnh thơi và sự yêu thương. 

“Mỗi lần nghe chị em khóc khi chia sẻ câu chuyện của mình, tôi lại thấy rất đau. Cùng câu chuyện đó nhưng rất nhiều chị em mắc phải. Cứ thế, năng lượng xấu trong người tích tụ lại khiến họ luôn phiền muộn, cáu gắt và tâm trạng không tốt đó cứ đẩy họ và bạn đời xa nhau.

Có người chọn cách chịu đựng để nuôi con khôn lớn. Có chị em chịu đựng đến mức không thể chịu được nữa thì ngoại tình, tìm chân trời mới. Vậy họ và các con họ sẽ được nhận gì từ một gia đình như thế? Để hạnh phúc, thật ra bạn chỉ cần cho nhận yêu thương đúng cách”, tiến sĩ Huyền Trân nói. 

TS Trân cho biết, khi những bức xúc, năng lượng xấu được xả hết, chị Trân chuyển cho các chị em học nghệ thuật quyến rũ, gồm 3 bài tập: Ngôn ngữ đôi mắt, trang phục ấn tượng và cách phát năng lượng cơ thể.

Buổi học nghệ thuật quyến rũ cơ bản luôn nhận được sự thích thú của nhiều chị em.

“Những phiền muộn của cuộc sống sẽ rút cạn kiệt năng lượng của bạn, khiến bạn không còn sức sống, không còn niềm vui. Một cô gái không có niềm vui từ trong tâm hồn thì chẳng bao giờ quyến rũ được ai cả”, tiến sĩ Trân lý giải.

Bởi vậy, bất cứ ai cũng cần thải “độc tố” tâm hồn, để bắt đầu bứt phá, bước ra khỏi ranh giới của bản thân họ, có những quyết định mới mẻ cho cuộc đời mình. 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment